Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam hàng tuần

Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam hàng tuần

Nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam hàng tuần
Chứng khoán hướng dẫn phân tích BÁO CÁO TÀI CHÍNH ngành Ngân hàng l Chứng khoán Tín Phong

Chứng khoán Tín Phong kính chào toàn thể anh chị em cộng đồng TraderViet.
Video hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính ngành ngân hàng! Youtube Chứng khoán Tín Phong.
Em không được phép chèn link nên anh chị em chịu khó lên kênh youtube để xem đầy đủ nhé!
 
Chứng khoán Tín Phong gửi đến anh chị em TraderViet bài phân tích về NVL và PDR cũng như thị trường trong thời gian tới!
Những vấn để mà các Doanh nghiệp BĐS đang gặp phải:
  • Không thể xây dựng dự án mới: việc siết chặt các dự án xây mới, thanh/kiểm tra pháp lý bđs, thay đổi quy hoạch tại một số khu đô thị, rút giấy phép mở bán,... đã khiến cho nguồn cung sản phẩm hoàn thiện của các DN bị thiếu hụt -> Ảnh hưởng doanh thu/lợi nhuận và dòng tiền trả nợ
  • Không bán được hàng: lượng hàng tồn kho của nhiều DN như NVL, PDR, DXG, NLG, HPX,... đều chiếm từ 60% - 80% tổng tài sản, điều này cho thấy phần lớn dự án xây dựng chưa thể bán được. Nguyên nhân đến từ việc tín dụng bị siết chặt ở cả 2 đầu (cá nhân và tổ chức) khiến dòng tiền ngưng chảy vào BĐS.
Giải pháp hiện thời của chính phủ:
  • Lắng nghe ý kiến tiếp thu của DN
  • Yêu cầu DN hoàn thành nghĩa vụ trả nợ Trái phiếu.
  • Mục đích chính là muốn DN bán rẻ lượng BĐS đang nắm giữ để trả nợ TP, điều này phù hợp với mục tiêu hạ giá BĐS vốn đã tăng mạnh trong 2 năm Covid.
  • Khả năng nới room tín dụng trong năm 2022 là không còn. Những DN BĐS sẽ phải tự xoay sở để sống sót và chờ room tín dụng mới trong năm 2023. Q4 này tiếp tục là 1 quý tăm tối đối.
Một số thông tin bên lề:
  • NVL lần thứ 2 giải cứu CP bị bán giải chấp.
  • PDR đang có kế hoạch thế chấp các dự án và thu xếp vốn đỡ gỡ cứu CP (tin chưa được xác thực).
=> Nhận định cá nhân: Ngân hàng, chứng khoán và bất động sản là 3 nhóm ngành có vốn hóa lớn (chiếm 67% tổng giá trị). Vì vậy, khi VNINDEX tăng điểm sẽ có sự góp mặt của những CP thuộc 3 nhóm ngành này. Đây là thời điểm tốt và là thời điểm cuối để kiếm lời trong năm nay. Lưu ý, chỉ mua vào khi TT điều chỉnh và giá CP giảm về vùng hỗ trợ, không mua khi TT hưng phấn.

=> Những cổ phiếu có tiềm năng cao:
- Ngân hàng: MBB, ACB, CTG
- Chứng khoán: VCI, VND
- Bất động sản: NLG, DXG, DPG
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
[Broken External Image]:https://lh3.googleusercontent.com/v...Dj5h1WUOu2P_L-p-VRWg_azwPZkkxHu-Hhwz1X7U=w752
 
Youtube chứng khoán Tín Phong kính chào toàn thể anh/chị/em cộng đồng TraderViet. Admin xin phép Chia sẻ về thị trường trong năm 2022 và và 2023 như sau:
  • Việc NVL, PDR và HPX được giải cứu cho thấy ngành BĐS đã tìm ra hướng giải quyết. Tất nhiên, vấn đề thanh khoản, pháp lý dự án, hàng tồn kho hay room tín dụng vẫn còn hiện hữu nhưng cục đá tảng cản đường đã được xử lý cũng là 1 điểm sáng.
  • VNINDEX đang quá rẻ, định giá P/E ~10 vốn chỉ xuất hiện 5 lần trong 20 năm qua, vì vậy các quỹ đầu tư, ETF và NĐTNN liên tục mua vào tạo nên lực cầu mạnh. Thêm vào đó, việc giải cứu "cổ đất" tạo tâm lý FOMO cho NĐT cá nhân khiến TT điều chỉnh trong phiên và liên tục tăng mạnh trong 2 tuần. Khi BĐS gỡ trói, VNINDEX sẽ có đợt phục hồi mạnh mẽ từ 100 - 150 điểm.
  • Muốn lướt sóng, anh em tập trung vào dòng tiền. Muốn đầu tư, anh em chú ý vào câu chuyện tăng trưởng doanh nghiệp trong tương lai. Câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận và sức khỏe tài chính ổn sẽ là 2 tấm đệm vững chắc giúp giá cổ phiếu bật tăng mạnh trở lại khi thị trường chứng khoán hồi phục.
  • Tạm thời T chia sẻ anh/chị/em vài dòng, cuối tuần Thắng sẽ chia sẻ thêm về câu chuyện tăng trưởng của vài cổ phiếu trong năm 2023. Anh em chú ý theo dõi nhé!
[Broken External Image]:https://lh3.googleusercontent.com/q...UzFh2FRA5pOWyHLWm2iRtJwx2fzB_fbP_MxZwYiw=w752
 
Thua lỗ lớn, nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý "đánh bạc, gỡ gạc" l Youtube chứng khoán Tín Phong

Hiện tượng chung là ban đầu chỉ lỗ một phần, nhưng sau đó họ lại đem khoản lỗ ấy đi “gamble” (trò may rủi) thì sẽ cháy nốt phần còn lại.
Các khối phân tích đang “việt vị” khá nhiều khi mà bối cảnh thị trường và hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng chịu biến động, nhiều công ty chứng khoán phải thường xuyên thay đổi các dự báo về VN-Index, về kết quả kinh doanh. Theo đó, với những nhà đầu tư có thói quen chỉ dùng báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, các đơn vị dự báo để ra quyết định đầu tư sẽ bối rối trong năm nay.
Đối với các nhà đầu tư bình thường, sẽ dùng nhiều thời gian để xem các báo cáo phân tích về doanh nghiệp, trong đó có đưa ra những dự báo về lợi nhuận. Trong tình hình như hiện tại, mọi thứ diễn biến nhanh và bất thường, xác suất không đúng hoặc là sai so với thực tế của các dự báo là điều sẽ xảy ra.
Trong những báo cáo chiến lược đều vẽ đường P/E mang tính tham khảo, đâu là mức thấp nhất trong lịch sử, cũng như đâu là mức cao nhất trong giai đoạn này. Từ đó, tính các chỉ số trung bình cũng như trung vị.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng P/E để đầu tư thì rất khó, bởi thường chỉ số mà nhà đầu tư yêu thích là P/E forward, thì cần phải chắc chắn dự báo đúng phần E (Earning). Chẳng hạn, các thông số từ công ty chứng khoán, nhà phân tích đang dự báo sai E - over estimate là E ở giá trị lớn, thì chỉ số P/E lúc này không đúng. Khi các số liệu thực tế được công bố với mức E nhỏ hơn nhiều so với dự tính, thì chỉ số P/E lúc đó cao hơn nhiều mức dự tính. Kết quả đó hoàn toàn đắt ở thời điểm hiện tại, cho nên dùng 1 chỉ số là không hợp lý khi để đưa ra quyết định đầu tư.
Chẳng hạn, danh mục đầu tư giảm bao nhiêu phần trăm, thì tương đồng với đó là phải giảm size (quy mô), tức là giảm vị thế của danh mục đó đi. Quỹ sẽ có những ngưỡng, ví dụ như danh mục giảm 15% thì họ sẽ cắt size 30%, còn khi down 20 - 25% thì cắt size một nửa, còn khi down về 30-35% thì size về 0, nghĩa là có thua lỗ và không thể phục hồi lại được, nhưng chắc chắn là không ”cháy” tài khoản.
Còn đối với danh mục cá nhân, thường nhà đầu tư bị “cháy” vì nghĩ về khoản lỗ trước đó nhiều quá, chẳng hạn một người đầu tư 1 tỷ đồng, lỗ 400 triệu đồng, họ không ngừng nghĩ về 400 triệu đã mất đi, hay kinh khủng hơn 1 tỷ đồng, mà chỉ còn 100 triệu đồng, hệ luỵ của việc nghĩ về số lỗ nhiều thì họ sẽ tìm cửa đặt để gỡ chỗ lỗ ấy, nhưng cửa đặt đó lại không phải 50/50 mà là 1 ăn 2, 1 ăn 3, 1 ăn 5. Với những cửa mà tỷ lệ sinh lời cao như thế, thì xác suất để trúng cũng rất thấp.
(sưu tầm)
Tín phong (1).png
 
  • Đêm qua 1h30 theo giờ VN, ông Powell - chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ phát đi thông điệp Mỹ có thể giảm tốc độ tăng LS trong tháng 12, nhưng vẫn giữ LS ở mức cao trong thời gian dài để chống lại lạm phát.
  • Phản ứng trước tin, Chỉ số DJI của Mỹ tăng 2,2%, chỉ số DXY (đo sức mạnh đồng USD) giảm nhẹ và giá dầu tăng nhẹ.
=> Nhiều khả năng VN sẽ có động thái tương tự - ngừng việc siết chặt tín dụng, điều này hỗ trợ cho việc giải băng TT chứng và BĐS.

Tuần này a/c/e cứ giữ hàng chưa bán vội nhé, chiều mua mới admin không khuyến nghị. Canh bán - chờ mua!
 
Nỗ lực lớn - kết quả nhỏ 1/12

  • VNINDEX đóng cửa phiên ngày 1/12 đạt 1036, giảm 6,5 điểm (0,6%) và thanh khoản 23k tỷ. VNINDEX tăng điểm từ đầu phiên, có thời điểm lên mức 1065 sau đó giảm từ 13h với khối lượng lớn. Đà giảm điểm bắt đầu từ nhóm trụ, ngân hàng và chứng sau đó lan sang những nhóm ngành khác, kể cả BĐS.
  • → Đây là phiên đầu tiên thị trường tiến đến sát mức thanh khoản 1 tỷ USD kể từ tháng 1/2022, NHƯNG lại là một phiên “quay xe” giảm điểm. Điều này cho thấy áp lực bán của VNINDEX đã xuất hiện, bắt đầu từ những nhóm ngành vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường.
  • → A/c/e chú ý vị thế chốt lời trong phiên giao dịch ngày mai, Tôi hy vọng anh em biết dừng lại đúng thời điểm!
77d629c333f4eaaab3e5.jpg
 
Thị trường hồi phục mạnh, nhưng để về bờ không dễ

Youtube Chứng khoán Tín Phong kính chào anh/chị/em, admin gửi đến a/c/e đôi lời chia sẻ trong quá trình đầu tư như sau:
  • Theo Thống kê trong 22 năm, thì VN-Index đã có 12 lần tăng điểm trong những tháng cuối cùng của năm, trong 2 năm gần nhất thì chỉ số quan trọng này đều tăng trong tháng 12.
  • Để về bờ trong một tháng cuối năm thì rất khó, trừ khi là rất may mắn hoặc phải chịu rủi ro rất lớn thì mới về bờ được.
  • Hiện tại, có lẽ các nhà đầu tư rơi vào trường hợp, “down-giảm” nhẹ thì cũng 30% mà nặng thì cũng đã lên hơn 50%, vậy thì muốn về bờ thì phải nhân 2, nhân 3 tài khoản trong vòng một tháng – nghĩa là sẽ phải đặt vào những cửa rủi ro rất cao (margin hoặc một cách nào đó).
  • Thị trường hiện tại giống như là một mùa hoa đã qua rồi thì để quay lại thời đẹp nhất là khó, hay như nhìn lại thời sức khoẻ tốt, còn bây giờ phải “nằm viện” thì nên cố gắng để có sức khoẻ tốt hơn.
Thân ái,
Tín Phong.
Tín phong (1).png
 
Chứng khoán Tín Phong gửi các anh chị em cộng đồng tradertop bài viết về thị trường chứng khoán, chúc mọi người có niềm vui cả ngày!

  • Điệp khúc “khát vốn”, “thiếu tiền”, “doanh nghiệp chông chênh”… liên tục được lặp đi lặp lại trong hơn một tháng qua. Tất nhiên, viện dẫn việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp khó khăn do room tín dụng, sự ảm đạm của thị trường chứng khoán và sự trầm lắng của thị trường trái phiếu là một lựa chọn khó sai, vì thế có thể nói vô cùng dễ dãi.
  • Bởi lẽ, đối với bất cứ doanh nghiệp nào, được tiếp cận vốn giá rẻ vào thời điểm kinh tế toàn cầu đối diện suy thoái và nền sản xuất trong nước gặp nhiều chật vật thì dù ít dù nhiều cũng giúp tạo ra những cơ hội mới.
  • Thế nhưng, “nồi cơm Thạch Sanh” chỉ có trong cổ tích còn trong đời thực thì hoàn cảnh càng khó khăn, càng phải sử dụng các nguồn lực của quốc gia, trong đó có nguồn vốn một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, các kiến nghị về việc cứu thị trường trái phiếu doanh nghiệp như gia hạn kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp thêm một năm hay đặt ra vấn đề cơ quan quản lý phải hành động để các doanh nghiệp trả tiền vay đúng hạn… thể hiện mong muốn một sự can thiệp không phù hợp vào mối quan hệ dân sự giữa doanh nghiệp – nhà đầu tư.
  • Bàn tay Nhà nước sẽ điều chỉnh, sửa chữa những khuyết tật trên thị trường, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới động thái xử lý sai phạm tại Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát. Đối với tình cảnh của doanh nghiệp Việt hiện tại, sự tác động từ phía quản lý phải đứng trên tầm nhìn và lợi ích vĩ mô, bằng các biện pháp có tác dụng cả ngắn hạn lẫn lâu dài. Đó phải là liều thuốc có thể đắng để “giã tật” chứ không phải dạng thuốc gây tê liều cao khiến con bệnh và người nhà tạm yên tâm về bệnh trạng.
  • Tiếp cận từ góc độ này, vấn đề đầu tiên không phải là tiền đâu. Muốn cấp cứu, muốn trị bệnh thì phải chẩn bệnh, nghĩa là, phải xác định, trong nền kinh tế, ai đang mắc bệnh trầm kha cần liều thuốc đặc trị, ai đang sốt cảm mà điều người đó cần chỉ là một liều aspirin và ai đang khỏe mạnh? Từ đó, bóc tách những thực thể sản xuất kinh doanh khỏe mạnh, tránh nguy cơ nhóm này bị lây nhiễm bệnh từ các cá thể ốm yếu, có biện pháp trị bệnh thích hợp với nhóm doanh nghiệp đang lâm bệnh.
  • Ở đây, việc cần làm là nghiên cứu tình hình sức khỏe của doanh nghiệp nói riêng, nhờ vậy, nhìn nhận chính xác hiện trạng của toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sẽ buộc phải đối diện với một khối lượng công việc lớn, tương đối phức tạp. Bởi lẽ, đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc trước mắt và trọng tâm là xác định luồng tiền (cash flow), cần tìm ra nguyên nhân họ khát vốn do tắc nghẽn dòng tiền ngắn hạn liên quan tới thanh toán của các hợp đồng đã thực hiện hay do đầu tư rủi ro, nguy cơ mất vốn cao… và đưa ra giải pháp hợp lý.
  • Đối với nhóm doanh nghiệp mà vướng mắc về luồng tiền chỉ là vấn đề kỹ thuật, cần tư vấn về điểm nghẽn hiện hữu, đề xuất phương án giải quyết, đồng thời hỗ trợ họ cách thức lập hồ sơ vay vốn hoặc phát hành trái phiếu để tiếp cận nguồn tiền cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối với nhóm doanh nghiệp đang mấp mé bờ vực nguy hiểm, sẽ phải lựa chọn đối tượng ứng cứu. Ngoài việc dựa trên mức độ phức tạp và ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp (tín dụng hay chính sách, có nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng với các nhóm doanh nghiệp khác), cần dựa trên ưu tiên phát triển của nền kinh tế, thị trường, lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo việc hỗ trợ cho doanh nghiệp tạo ra lợi ích tối đa cho toàn nền kinh tế.
  • Đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư thiếu trách nhiệm, khó tránh khỏi khả năng cụt vốn, thì phá sản là lựa chọn bắt buộc. Khuyến khích doanh nghiệp vận hành quy trình phá sản phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ thế giới, cử đội ngũ chuyên gia tư vấn nếu họ có nhu cầu để đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại của nhà đầu tư.
  • Cần lưu ý thêm rằng, phá sản không có nghĩa là doanh nghiệp biến mất mà đi cùng với biện pháp này là phương án cơ cấu lại cả về quản lý lẫn cách vận hành sản xuất kinh doanh, để sớm đưa doanh nghiệp trở lại thị trường.
Tín phong (1).png
 
Chứng khoán Tín Phong gửi đến anh chị em tradertop đôi lời chia sẻ về Vingroup như sau:
  • Từ 2019 Vingroup đã tiến hành thay máu doanh nghiệp. Từ một tay chơi buôn sỉ đất, Vịn Vương khát vọng chuyển mình trở thành công xưởng xe điện của Đông Nam Á và xa hơn là cướp thị phần của Múk điên.
  • Tính từ năm 2018 đến nay, VIC vẫn tăng trong khi Navoland giảm 38%, Cổ phiếu VIC giảm là có chủ đích. Nhìn vào cái sớ tài chính của VIC, dễ thấy nợ vay lớn và bộ máy cồng kềnh, tuy nhiên, đây là nợ sản xuất, nợ xd nhà máy, nợ tiền hàng. Tạm gọi bọn nợ này là nợ “tốt”.
  • Nhìn lại cái sớ tài chính của các bác bđs thuần túy như Navo, Nam Nong, Đất sàn, Phát Đẹt dễ thấy nợ bọn này chiếm không nhiều, nhưng 60%-80% tài sản tập trung ở Hàng tồn kho nghĩa là hàng đ*o bán được nên phải để đấy. Rõ ràng, Chính phủ mạnh tay đánh vào bđs: tín dụng không có, từ cả 2 phía (doanh nghiệp và dân mua); dự án mới không được cấp phép xây dựng, hàng tồn càng thêm tồn. Doanh nghiệp khát tiền mặt, máu ko được lưu thông, mấy ông lớn lăn đùng xỉu.
  • Nói như thế không phải khen Vịn Vương giỏi hay ko gặp khó khăn, cứ nhìn cái quỹ bđs cũng đủ thấy DN cần tiền thế nào. Đơn giản là anh tôi nhìn ra được cái thế trận 3 năm tới (nhìn hoặc nghe trước) và quyết định thay đổi từ sớm. Chứ như anh Navo giờ mới chịu làm F&B với làm heo thì lại phải chờ thêm 3 năm nữa.
  • Cái tôi nói ở đây là tương lai, tương lai khi vic thành công xưởng thế giới, xuất khẩu “made by vietnam” ra toàn thế giới như Trung Nguyên, giá CP của nó lên thế nào. Khéo lại x3 x5 từ cái đáy xã hội này.
Tín phong (1).png
 

  • Thị trường chứng khoán tiếp tục đi ngang: Thị trường tuần qua giữ ở trạng thái cân bằng và biên độ dao động nhỏ hơn so với 3 tuần trước. Việc thanh khoản giảm không phải là tín hiệu đáng ngại, nó cho thấy cả 2 phe mua và bán đều đang dè chừng những động thái của điều tiết. Chưa có dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ rơi, hoặc sẽ vượt 1.100.
  • FED tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến VNINDEX trong 1 - 2 phiên: Tâm lý NĐT cá nhân ở VN vẫn bị ảnh hưởng bởi FED và chỉ số DJI, vì vậy, VNINDEX có thể tạo nên những nhịp hung phấn/hoảng loạn khi tiến sát ngày tăng lãi suất.
  • Cổ phiếu mua thì tập trung mấy em đợt sóng rồi chưa tăng, giờ sẽ tăng, vì dòng tiền luân chuyển qua các nhóm ngàng cho đến khi phân phối xong. Còn bank chứng thép bđs bữa giờ tăng nóng, rủi ro cao hơn. Follow dòng tiền, ko cần qtam kqkd, Q4 xem như vứt rồi
Xem thêm kiến thức tại https://www.youtube.com/@chungkhoantinphong
 
YOUTUBE CHỨNG KHOÁN TÍN PHONG gửi anh chị em traderviet nhận định thị trường:

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NGÀY 13/12

  • VNINDEX trong phiên hôm qua tăng nhẹ nhưng áp lực bán với thanh khoản cao xuất hiện sau 14h, chỉ số kết phiên ở mức 1032 điểm. Có 14/18 nhóm ngành giảm điểm, dẫn đầu là nhóm chứng khoán, ngân hàng và bất động sản. Nhóm chứng khoán là nhóm có áp lực bán lớn nhất khi thanh khoản tăng 20% và giá trị giảm 2%.
  • Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 1k tỷ, tập trung vào những CP như FRT , DGC , SHB , STB , CTG và bán ròng các CP trụ như VNM , VRE , VHM , MSN , VND.
  • Về góc nhìn kỹ thuật: VNINDEX đóng nến ngày giảm về vùng 1030 điểm, mức thấp nhất trong vòng 1 tuần qua. Trong trường hợp VNINDEX đóng cửa dưới 1030 và thanh khoản >15k tỷ, tạo ra kịch bản giảm điều chỉnh về vùng 980-1000 trong tuần này.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
 
Lạm phát giảm đầu tư gì? l Tín Phong

YOUTUBE chứng khoán Tín Phong kính chào toàn thể anh chị em cộng đồng TRADERTOP. Admin gửi anh em video phân tích về việc lạm phát giảm trong tháng 11 năm 2022.
Ngày 13/12 Mỹ công bố chỉ số Lạm phát tăng 0,1% so với tháng trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm 2022 và thấp hơn 60% so với con số được dự báo.
"Đỉnh lạm phát là đáy chứng khoán" liệu có đúng? Đầu tư cổ phiếu nào khi lạm phát giảm!
Tất cả sẽ có trong video này!
ANH EM VÀO KÊNH YOUTUBE ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ VIDEO NHÉ!
 
Youtube Chứng khoán Tín Phong kính chào anh/chị/em Tradertop, xin gửi mọi người nhận định thị trường chứng khoán tuần qua:
Tin tức tuần qua:
- CPI Mỹ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo
- FED công bố tăng 0,5% lãi suất cơ bản, lên mức 4,25%
- NHNN tiếp tục bơm thanh khoản, bắt đầu mua can thiệp ngoại tệ
Nhận định tuần:
VNINDEX kết phiên tuần trước đạt 1052,48 điểm, thanh khoản đạt 15k tỷ. Sau 2 tuần tăng trưởng, VNINDEX đã chững lại và đi ngang. Nhà đầu tư nước ngoài, vốn là động lực tăng trưởng mạnh, đã giảm giá trị mua ròng, đạt 1,8 nghìn tỷ trong tuần trước. Cá nhân bán ròng hơn 2,6 nghìn tỷ.
=> Những tin tức tích cực từ phố Wall không đủ động lực kéo VNINDEX tăng mạnh. Dự kiến, VNINDEX tiếp tục đi ngang trong tuần này, từ 1040 - 1080 điểm với thanh khoản trung bình. Dòng tiền luân chuyển quanh các nhóm ngành.
=> Đối với NĐT trung và dài hạn: tiếp tục chờ đợi cơn sóng điều chỉnh trong tháng 1 để mua vào.
=> Chiến lược lướt sóng hiện tại: chờ mua khi CP giảm về đáy hộp tích lũy và bán ra khi chạm cản, target 7% - 10% và cắt lỗ 5% - 7%. CP khuyến nghị: VHC, FRT, HDC, DBC, DCM
Tín phong (1).png
 
Youtube Chứng khoán Tín Phong kính chào toàn thể anh chị em cộng đồng Traderviet, Admin xin phép gửi video phân tích về thị trường chứng khoán để anh em tham khảo nhé:
Trong năm 2022 đã có 3 phiên phân phối lớn xảy ra, sau đấy, một loạt chuỗi ngày giảm giá liên tục xảy ra khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên hoang mang tột độ. Một số nhà đầu tư, bắt đáy hoặc gồng lãi margin, khiến cho việc bán giải chấp càng diễn ra trên diện rộng.
Trong video này, Thắng sẽ chia sẻ về Cách xác định Phân phối và hướng giải quyết khi thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn phân phối!
Xem thêm chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=XIWODw9TO_8&ab_channel=Ch%E1%BB%A9ngkho%C3%A1nT%C3%ADnPhong


 
Quan điểm của Chứng khoán Tín Phong về thị trường chứng khoán trong năm 2023:
- Theo biên bản họp tháng 14/12 thì FED sẽ đưa LS lên tầm 5-5,25% trong năm 2023 và chỉ giảm vào năm 2024. Hôm qua, FED thông báo sẽ tiếp tục tăng LS nhằm đưa lạm phát giảm về mức 2%. Dự kiến đến Q2, việc tăng LS sẽ kết thúc và FED giữ nguyên LS cho đến Q1/2024.
- Nền kinh tế số 1 thế giới giữ LS ở mức cao chắc chắn tác động đến toàn thế giới, và VN không ngoại lệ. NHNN vẫn để ngõ khả năng còn 1 nhịp tăng 50 điểm (đã dọn đường chính sách) trong thời gian tới.
- Chứng khoán Tín Phong đã nói rất nhiều trong các bài viết, để TTCK tăng điểm bắt buộc phải có 2 yếu tố: người chơi và dòng tiền. Với việc dòng tiền thắt chặt như hiện tại khả năng để chứng khoán tăng mạnh là khó. Chính phủ nắn dòng tiền qua các kênh SX thì CK sẽ kém sức hút.
=> Vì vậy, Chứng khoán Tín Phong cho rằng TTCK sẽ đi ngang trong năm 2023, biên độ khoảng 200 điểm, khá tương đồng giống năm 2019.
Anh em tham khảo nhé!
Tín phong (1).png
 
Youtube Chứng khoán Tín Phong kính chào anh chị em, xin phép gửi nhận định đầu tư tuần 9/1- 13/1
Luận điểm:
  • Tuần này là vùng trống thông tin, ở cả trong nước và trên thế giới, vì vậy không có nhiều khả năng thị trường sẽ biến động mạnh.
  • Thanh khoản thị trường và chỉ số trong tuần trước đều chỉ đi ngang, cung và cầu cân bằng khi TT xuất hiện những cây nến doji thân nhỏ.
  • VNINDEX đi ngang trong khoảng 1030 - 1070, thanh khoản trung bình.
Khuyến nghị đầu tư:
  • Dòng tiền sẽ chạy quanh các nhóm ngành, đặc biệt là chứng khoán và Ngân hàng.
  • Một số mã CP trading trong tuần: LPB, VPB , SSI , ANV , HPG
    --
    Chúc anh em giao dịch thành công!
[Broken External Image]:https://lh3.googleusercontent.com/X...BXcryF7JhdBnygBHwLU98c9Ud1s-ZlP78yXtqiX5=w752
 
Youtube Chứng khoán Tín Phong kính gửi anh chị em cộng đồng Webtretho bài viết phân tích Thị trường chứng khoán năm 2023. Anh em truy cập Facebook Chứng khoán Tín Phong hoặc kênh Youtube để xem thêm nhiều kiến thức về đầu tư chứng khoán nhé!
Phân tích cơ bản
  • Số liệu cuối năm 2022: xuất siêu 12,4 tỷ USD; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,69% (Q4 giảm 3,6%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 19,8%; chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) cả năm tăng 3,14% (Q4 tăng 4,41%), giải ngân vốn đầu tư công đạt 67% kế hoạch cả năm -> GDP tăng trưởng 8,05%.
  • Với số liệu trên, ta thấy rằng kinh tế VN là điểm sáng lé loi trong bối cảnh toàn thế giới cận kề suy thoái: xuất siêu tăng mạnh, sản xuất công nghiệp mạnh, tiêu dùng của người dân không suy giảm, Lạm phát được kiềm chế ở mức phù hợp kế hoạch CP đã đặt ra. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng Chỉ số sản xuất PMI giảm trong Q4, nghĩa là sức SX đã bắt đầu giảm, kết hợp với việc LS còn tăng
  • -> Kinh tế năm nay sẽ còn rất nhiều khó khăn, những anh em ở 2 đầu cầu HN và HCM sẽ cảm nhận rõ sức ép từ lãi suất và suy giảm nhu cầu chi tiêu trong dân. Nói đơn giản là cận kề Suy thoái.
  • -> Câu chuyện Kiềm chế lạm phát và Tăng lãi suất đã gần đi đến kết thúc khi lạm phát đã đạt đỉnh và dự kiến trong thời gian tới, VN + thế giới sẽ tăng lãi suất, nhưng Không nhiều.
  • Đối với câu chuyện tương lai 2023, Thắng đánh giá Lãi suất tiếp tục tăng (khả năng NHNN sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong thời gian tới) sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các Doanh nghiệp. Mối quan tâm sẽ chuyển dịch từ Lạm phát/Lãi suất -> Kết quả kinh doanh/Lợi nhuận.
    Đối với VNINDEX , khối ngoại mua ròng trong tháng 12 đã tạo thành "nền nhà" vững chắc giúp chỉ số giảm, nhưng không sâu. Chỉ số trong năm 2023 sẽ đi ngang giống giai đoạn năm 2019, tuy nhiên, giá CP sẽ phân hóa rõ rệt, những CP có kết quả kinh doanh vượt trội (-> EPS ) sẽ tăng mạnh -> Đây là giai đoạn đồng thay lẫn lộn, công việc của nhà đầu tư là đãi cát tìm vàng, mua và tích trữ CP chờ hái quả ngọt.
Phân tích kỹ thuật
  • VNINDEX dao động với biên độ từ 150 - 200 điểm. Vùng dao động là 950 - 1150.
  • VNINDEX vừa thoát khỏi xu hướng giảm và đang tạo thành xu hướng Tích lũy. Bằng chứng là việc chỉ số break trendline giảm và đi ngang.
--
Chúc anh em giao dịch thành công trong năm 2023!
[Broken External Image]:https://lh3.googleusercontent.com/l...I-SeF6qySrPqdt84106SNNDryt-lyOnDqFMFqhgA=w752
 
Trong cuộc họp ngày 14/12, FED cho rằng Lạm phát vẫn sẽ còn là mối lo ngại lớn trong năm 2023 và 2024. Các thành viên của FOMC cho rằng Lãi suất cần phải tiếp tục tăng lên mức 5,25% trong năm 2023 và chỉ giảm dần vào giữa năm 2024.
Khi quốc gia lớn nhất thế giới Tăng lãi suất, Việt Nam chắc chắn phải có những động thái nhằm hạn chế áp lực của việc tăng tỷ giá và "nhập khẩu lạm phát". Liệu rằng NHNN sẽ tiếp tục có một đợt tăng lãi suất mới? Và tăng bao nhiêu điểm?
Tất cả sẽ có trong video Lãi suất Ngân hàng nhà nước năm 2023 l Tín Phong được phát trên kênh Youtube Chứng khoán Tín Phong. Anh em truy cập kênh để xem nhé!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 321 Xem / 22 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 29 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 42 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,666 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,299 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên