Những điều cần biết xung quanh rủi ro can thiệp tỷ giá đồng yen từ BoJ

Những điều cần biết xung quanh rủi ro can thiệp tỷ giá đồng yen từ BoJ

Những điều cần biết xung quanh rủi ro can thiệp tỷ giá đồng yen từ BoJ

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,148
29,847
Chính quyền Nhật đang đối mặt với áp lực mới trong việc chống lại sự mất giá kéo dài của đồng yên, khi các nhà đầu tư xoáy sâu vào sự khác biệt chính sách giữa FED - muốn duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn – và BoJ - muốn duy trì chính sách lãi suất siêu thấp.

Bên cạnh sự can thiệp bằng lời nói, chính phủ Nhật còn có một số lựa chọn để ngăn chặn tình trạng đồng JPY giảm giá quá mức. Trong đó có việc can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ, mua số lượng lớn JPY và bán USD.

Dưới đây là chi tiết về cách thức can thiệp, khả năng điều này xảy ra và những thách thức của động thái đó:

Động thái can thiệp mua JPY xảy ra lần cuối là khi nào?


Nhật đã mua JPY vào tháng 9, bước đột phá đầu tiên trên thị trường để hỗ trợ cho JPY kể từ năm 1998, sau quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) nhằm duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo đã đẩy đồng yên xuống mức thấp nhất là 145 yên đổi 1 đô la. Sau đó họ tiếp tục có động thái can thiệp vào tháng 10 khi JPY giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với USD tại 151,94.

BoJ 01.jpg



Tại sao BoJ cần phải can thiệp tiền tệ?


Sự can thiệp mua vào JPY là rất hiếm. Thông thường, Bộ Tài chính bán JPY để tránh việc nó tăng giá làm tổn hại đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, điều làm cho hàng hóa Nhật Bản kém cạnh tranh hơn ở nước ngoài.

Tuy nhiên, sự yếu kém của đồng Yên hiện được coi là có vấn đề, khi các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất ra nước ngoài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng từ nhiên liệu, nguyên liệu thô đến các bộ phận máy móc.

Điều gì xảy ra trước khi BoJ can thiệp tỷ giá?


Khi chính quyền Nhật Bản tăng cường cảnh báo bằng lời nói rằng họ "sẵn sàng hành động dứt khoát" chống lại các động thái đầu cơ, đó là dấu hiệu cho thấy sự can thiệp có thể sắp xảy ra.

Việc BOJ kiểm tra tỷ giá (khi các quan chức ngân hàng trung ương gọi điện cho các đại lý và yêu cầu báo tỷ giá mua hoặc bán đối với đồng yên) thì nó được các nhà giao dịch xem là dấu hiệu báo trước cho sự can thiệp.




Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki gần đây cho biết các nhà chức trách “sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào” để đối phó với biến động tiền tệ quá mức và họ đang theo dõi các biến động tiền tệ với “cảm giác cấp bách mạnh mẽ”.

Ranh giới cho các động thái can thiệp nằm ở đâu?


Các nhà chức trách cho biết họ tập trung vào tốc độ giảm giá của JPY chứ không phải mức giá cụ thể nào và liệu các động thái này có phải do các nhà đầu cơ thúc đẩy hay không để xác định xem có nên tham gia vào thị trường tiền tệ hay không.

Đồng USD đã ở rất gần mức 150 yên đổi 1 Usd, và mức giá đó được thị trường coi là giới hạn của chính quyền. Nếu nó bị phá vỡ, nhiều người tham gia thị trường sẽ coi mức 151,94 yên, nơi Nhật Bản can thiệp lần cuối, là ngưỡng tiếp theo, sau đó là 155.

Yếu tố kích hoạt cho các động thái can thiệp tỷ giá là gì?


Quyết định này mang tính chính trị cao. Khi sự phẫn nộ của công chúng đối với đồng yên yếu và chi phí sinh hoạt tăng cao sau đó, nó có thể sẽ gây áp lực buộc chính quyền phải ứng phó. Đây là trường hợp mà Tokyo can thiệp vào năm ngoái.

Nhưng trong khi lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BOJ, áp lực từ dư luận đã giảm do giá nhiên liệu và hàng hóa toàn cầu giảm so với mức đỉnh năm ngoái. Do vậy, nếu sự trượt giá của JPY tăng nhanh rồi thu hút sự chỉ trích của giới truyền thông và công chúng, cơ hội can thiệp sẽ lại tăng lên.

Screen Shot 2023-10-03 at 14.33.35.png



Quyết định này sẽ không dễ dàng. Việc can thiệp rất tốn kém và có thể dễ dàng thất bại, vì ngay cả một đợt mua đồng yên lớn cũng sẽ dễ dàng mất đi tác dụng khi mà thị trường ngoại hối có khối lượng giao dịch lên đến 7,5 nghìn tỷ USD hàng ngày.

Nếu can thiệp xảy ra, nó sẽ hoạt động thế nào?


Để hỗ trợ cho JPY, nhà chức trách Nhật phải khai thác kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của họ, cụ thể là bán USD và mua JPY. Bộ trưởng Tài chính Nhật sẽ ra lệnh can thiệp và BOJ thực hiện lệnh này với tư cách là đại diện của Bộ.

Thách thức đặt ra là gì?


Can thiệp mua Yên khó hơn can thiệp bán Yên.

Trong khi Nhật Bản nắm giữ gần 1,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, dự trữ này có thể bị xói mòn đáng kể nếu Tokyo liên tục can thiệp mạnh mẽ, khiến các nhà chức trách bị hạn chế về thời gian họ có thể bảo vệ đồng yên.

Chính quyền Nhật Bản cũng coi việc tìm kiếm sự hỗ trợ của các đối tác G7, đặc biệt là Mỹ, là điều quan trọng nếu sự can thiệp liên quan đến đồng USD.

Washington đã ngầm chấp thuận khi Nhật Bản can thiệp vào năm ngoái, phản ánh mối quan hệ song phương thân thiết gần đây. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết vào tháng trước rằng việc Washington có thể hiện sự thông cảm đối với việc Nhật can thiệp mua yên hay không “sẽ phụ thuộc vào chi tiết” của tình hình thực tế.

Nhìn chung, khi mà USDJPY đang tiến về mốc 150, đặc biệt là khi mức độ biến động có dấu hiệu tăng cao hơn thì anh em cần cẩn trọng, tranh mua vào lúc này.

Tham khảo: Investing

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 130 Xem / 12 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 372 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 189 Xem / 3 Trả lời
  • thonghm trong Trao Đổi về Broker 129,215 Xem / 454 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 546 Xem / 25 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên