Phân tích forex và hàng hóa theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 11/11

Phân tích forex và hàng hóa theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 11/11

Phân tích forex và hàng hóa theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 11/11
Quá chuẩn lun Thầy
Con tôi mới học lớp 2 , thương con quá mà ko biết phải làm sao.
sáng học 3 tiếng ở trường chiều học 3 tiếng, tối học 2 tiếng ở nhà Cô, về nhà mẹ dạy 2 tiếng. Huhuhu
Học có 3h/buổi vậy , nhớ tiểu học nội trú xưa học như cấp 3 7~17h, 17h30 qua học thêm đến 19h, tối 20h phải tự học đến 21h :oops:
 
HS học một buổi thì buổi còn lại học thêm, nảy sinh tiêu cực. Cho học 2 buổi vẫn phải đi học thêm vì trách nhiệm làm vui lòng cha mẹ và thầy cô:D cha mẹ lấy sự học hành của con cái làm thước đo thành đạt cho mình và dòng họ:( thầy cô đè cổ học sinh bắt học vì áp lực thành tích của bản thân, gia đình, xã hội:mad: học sinh phải học suốt từ mở mắt đến khi không mở mắt nổi thì thôi, không có thời gian tái tạo năng lượng, vui chơi, giải trí, thân thể, đầu óc bị giày vò đến mức không tiêu hóa nổi mớ kiến thức mà nó không biết học để làm gì, thậm chí thằng dạy nó cũng chẳng biết dạy cái mớ kiến thức đó để làm gì, thậm chí tới thằng đề ra chương trình đó cũng chẳng biết học mớ kiến thức đó để làm gì! Cuối cùng chỉ có một cách giải thích dễ hiểu nhất là học để thi, để lấy bằng, để làm quan, để vui lòng cha mẹ, thầy cô! Bởi vậy, hả không có động lực học, lại bị nhồi nhét quá độ đến mức mụ mẫm cả đầu óc, thân thể không được hoạt động thể thao cứ ỉu xìu như bún thiu, lại quay về học không nổi, lại bị cha mẹ, thầy cô mạt sát, ép học nên nó phản kháng bằng cách nổi loạn, đánh nhau, phá phách, lại bị coi là thiếu giáo dục, lại ép học, cứ lẩn quẩn như thế mới chết chứ lị!!!:p Việt Nam cứ khoe mẽ là giáo dục đạt ABC, xyz tỷ lệ tốt nghiệp, huy chương quốc tế blah blah nhưng thực tế là giáo dục Việt Nam là nền giáo dục chạy theo thành tích, học thêm, học trước, chín ép chứ thực chất rỗng tuếch mà thôi! Mang tiếng học thêm nhưng thực chất là học lại, học trước để lấy điểm cao, mang tiếng đoạt nhiều huy chương nhưng thực chất là học trước rồi đi thi!!! Để rồi cuối cùng người lớn lấy sự học của trẻ nhỏ để khoe khoang với nhau, lấy cái sự học của con em để làm thước đo của người lớn với hình ảnh con nhà người ta lộng lẫy hoàn thiện còn trẻ nhỏ ngày càng lạc lối trong một nền giáo dục không định hướng, không mục tiêu:oops:
Thầy gà dạy môn gì vậy? thầy nói hay quá phải đăng nhập "like" 1 cái
 
Về kinh tế thì không bàn nhưng về giáo dục thì gà không coi nền giáo dục Việt Nam là lạc hậu mà là lạc lối, không định hướng, không mục tiêu! Nữa muốn theo Tây phương pháp hiện đại, tạo cho con người phát triển tiềm năng, sở thích nhưng cơ sở vật chất lạc hậu không đáp ứng được, lại còn cái tư tưởng học để thi lấy điểm cao, lấy bằng cấp cho rạng rỡ tông môn, học để làm quan, chạy chỉ tiêu khoe mẽ qua những con số không thực tế! Hơn nữa nền kinh tế thị trường, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế mà lương giáo viên không nuôi đủ bản thân đừng nói gia đình nên đại bộ phận giáo viên có năng lực thì cũng có năng lực nắm bắt cơ hội làm kinh tế, tay trong tay ngoài không tập trung giảng dạy hoặc bỏ hẳn nghề, cuối cùng chỉ mấy thằng ù lì, không biết làm gì, không thích nghi với cuộc sống phát triển mới ôm nghề đi dạy. GV mà thế thì làm sao đào tạo được nhân sĩ xuất sắc cho nước nhà. Có câu danh sư xuất cao đồ mà mấy thằng chuyên tâm đi dạy chỉ còn mấy thằng khù khờ đeo bám vì không có năng lực làm việc khác thì tài năng mầm non có cũng bị chột thôi! Lại còn bệnh thành tích trầm kha, báo cáo lúc nào năm sau phải cao hơn năm trước, khai khống, bơm thổi để lừa nhau từ cơ sở đến trung ương! Giáo dục Việt Nam riết như con bệnh ung thư giai đoạn cuối, bản thân con bệnh hiểu rõ sức khỏe của mình, bác sĩ hiểu rõ con bệnh, gia đình hiểu rõ con bệnh nhưng tự lừa lẫn nhau, cho nhau những hy vọng hão huyền chỉ chờ đến khi con bệnh chết đi mới xì cái sự thật ra thì cũng quá muộn chẳng ý nghĩa gì, chỉ được cái hao tốn thuốc thần, tiền bạc, sức khỏe , sự chịu đựng của tất cả mà thôi!:D
Sắp tới dịp 20/11, trên vietnamnet đang có mục viết về thầy, cô, vừa rồi tôi cũng đọc được bài của 1 người bạn giờ là gv trường cũ. Nhìn tư tưởng đạo đức, năng lực chuyên môn chung theo mặt bằng XH là biết nền giáo dục không có thực chất. Nếu để chê thì viết dài không hết. Nó là kiềng 3 chân: {nhà trường, gv} + {gia đình} + {bản thân}, 1 chân hư thì ráng 2 chân kia cho vững.
Ví dụ sgk, có nhiều chỉ trích dành cho bộ Cánh Diều (ngoài bắc dùng), chứ bộ Chân Trời Sáng Tạo (trong nam dùng mà các con tôi đang học) cùng của nxb Giáo dục thì tôi thấy tốt. Chủ biên bộ Toán cua Chan Troi Sang Tao là Trần Nam Dũng là thầy tôi, môn này cũng thuộc chuyên ngành và tôi có thể đánh giá hay. Không nói vô chi tiết mà chỉ nói kết quả thế này: thằng em lớp 1 nhà tôi bây giờ có thể làm Toán đố có phép nhân và chia của thằng anh lớp 3, do trước đó em được học ké anh lớp 1 khi vc chúng tôi kèm. Khi anh học lớp 2 online ở nhà, em nghỉ mẫu giáo ở nhà, phong tỏa covid, cũng ngồi kế bên xem lĩnh hội luôn cộng-trừ-nhân-chia. Giáo trình dạy phép tách/gộp (2 hàm số f và f(-1): công và trừ; nhân và chia; sau này đạo hàm và tích phân) rất trưc quan chứ không dạy khái niệm trừu tượng (chỉ sau này lên Đh, kiến thức cao cấp mới trừu tượng vượt ngoài không gian thực, dĩ nhiên là nó phải áp dụng được trong không gian thực).
Còn cá nhân tôi thì cũng được học trong môi trường gd lành mạnh. Có những người thầy từng là người lính, thời bình đi dạy nên khí khái rất cao. Có những người thầy mà gia đình họ bên kia chiến tuyến, được đào tạo từ trường lớp thời Pháp, kiến thức và cách phản biện rất hoàn chỉnh. Cấp 3 thì học trường chuyên thuộc Bộ giao dục, các gv là giảng viên Đh dạy, không bị Sở ràng buộc việc soạn và kiểm tra giáo án, nên được dạy trong môi trường rất là tự do. Những cái sai chuyên môn trong giáo trình phô thông (so với kiến thức trên Đh) được giải thích hết và tùm lum chuyện khác không nằm trong sách vở mà là chuyện nằm ngoài XH nữa. Rồi sau này ra nước ngoài du học được tiếp xúc những người thầy gần như là "thoát tục", họ tập trung vào chuyên môn không lo lắng việc cơm-áo-gạo-tiền, dù XH bên đó cạnh tranh hơn, khắc nghiệt hơn. Đừng nói gv ở VN nghèo, ngoài kia giáo sư nước ngoài trình độ cao hơn nhiều, tôi thấy họ còn nghèo hơn (so sánh tương đối vị trí con người riêng trong từng XH, chứ không so sánh tuyệt đối gv VN và giáo sư nước ngoài).

Và nền gd nào cũng có lỗ hổng nhưng XH người ta vẫn phát triển, nên tư tưởng mình phải bao trùm và thích ứng hoàn cảnh. Giáo viên, giáo trình, ngôi trường không hình thành nên nhân cách con người, chỉ có nền tảng gia đình và bản thân người đó lựa chọn thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
upload_2022-11-11_10-34-17.png

vẫn gồng lời, chờ về MA20 làm thêm tí lệnh nữa :cool:, dạo này bài vở có vẻ đúng sách giáo khoa :cool:
 
Tôi thì học trường chuyên cả cấp 2, 3 ở Bình Dương cụ ạ nhưng tôi không thể hiểu nổi một nền giáo dục bắt con trẻ cắm mặt học cả tuổi thanh xuân từ mờ đất đến khuya được cụ ơi! Tôi theo trường phái có học, phải có chơi:D ngoài đời đầy cái để học hay hơn sách vở:p phải có thời gian thể dục thể thao, một tinh thần minh mẫn chỉ có ở cơ thể khỏe mạnh:D như cụ đấy phải có thời gian luyện Kim Dung, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử...trong đó đầy những cái hay để học:D tối ngày cắm mặt vào sách hư hết người:D
Tôi là sản phẩm tiêu biểu đây. Từ lớp 5 trở đi là đời hs không có mùa hè, vào trường chuyên từ lớp 5. Muốn chơi cũng đâu được, ba mẹ đi làm cả ngày, ai mà trông chúng tôi, chỉ có gởi đi học thêm thôi.
Mình biết đời mình thủng chỗ nào thì mình vá chỗ đó cho đời con. Vợ có bầu đưa đầu lòng là tôi nghỉ cty chuyển sang freelancer, đâu thể giao phó XH "dạy dỗ" con mình, mình không tin hệ thống đó thì mình phải tự mà dạy thôi. Mà vấn đề không phải là giáo trình dạy gì, trình độ gv thế nào, tôi quan trọng con người đứng dạy thế nào thôi. Mà người đứng dạy gần nhất là mình, cha mẹ nó, thì phải cho ra thầy/trò, ảnh hưởng tư tưởng hết đó.
 
HS học một buổi thì buổi còn lại học thêm, nảy sinh tiêu cực. Cho học 2 buổi vẫn phải đi học thêm vì trách nhiệm làm vui lòng cha mẹ và thầy cô:D cha mẹ lấy sự học hành của con cái làm thước đo thành đạt cho mình và dòng họ:( thầy cô đè cổ học sinh bắt học vì áp lực thành tích của bản thân, gia đình, xã hội:mad: học sinh phải học suốt từ mở mắt đến khi không mở mắt nổi thì thôi, không có thời gian tái tạo năng lượng, vui chơi, giải trí, thân thể, đầu óc bị giày vò đến mức không tiêu hóa nổi mớ kiến thức mà nó không biết học để làm gì, thậm chí thằng dạy nó cũng chẳng biết dạy cái mớ kiến thức đó để làm gì, thậm chí tới thằng đề ra chương trình đó cũng chẳng biết học mớ kiến thức đó để làm gì! Cuối cùng chỉ có một cách giải thích dễ hiểu nhất là học để thi, để lấy bằng, để làm quan, để vui lòng cha mẹ, thầy cô! Bởi vậy, hả không có động lực học, lại bị nhồi nhét quá độ đến mức mụ mẫm cả đầu óc, thân thể không được hoạt động thể thao cứ ỉu xìu như bún thiu, lại quay về học không nổi, lại bị cha mẹ, thầy cô mạt sát, ép học nên nó phản kháng bằng cách nổi loạn, đánh nhau, phá phách, lại bị coi là thiếu giáo dục, lại ép học, cứ lẩn quẩn như thế mới chết chứ lị!!!:p Việt Nam cứ khoe mẽ là giáo dục đạt ABC, xyz tỷ lệ tốt nghiệp, huy chương quốc tế blah blah nhưng thực tế là giáo dục Việt Nam là nền giáo dục chạy theo thành tích, học thêm, học trước, chín ép chứ thực chất rỗng tuếch mà thôi! Mang tiếng học thêm nhưng thực chất là học lại, học trước để lấy điểm cao, mang tiếng đoạt nhiều huy chương nhưng thực chất là học trước rồi đi thi!!! Để rồi cuối cùng người lớn lấy sự học của trẻ nhỏ để khoe khoang với nhau, lấy cái sự học của con em để làm thước đo của người lớn với hình ảnh con nhà người ta lộng lẫy hoàn thiện còn trẻ nhỏ ngày càng lạc lối trong một nền giáo dục không định hướng, không mục tiêu:oops:
Tôi thì học trường chuyên cả cấp 2, 3 ở Bình Dương cụ ạ nhưng tôi không thể hiểu nổi một nền giáo dục bắt con trẻ cắm mặt học cả tuổi thanh xuân từ mờ đất đến khuya được cụ ơi! Tôi theo trường phái có học, phải có chơi:D ngoài đời đầy cái để học hay hơn sách vở:p phải có thời gian thể dục thể thao, một tinh thần minh mẫn chỉ có ở cơ thể khỏe mạnh:D như cụ đấy phải có thời gian luyện Kim Dung, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử...trong đó đầy những cái hay để học:D tối ngày cắm mặt vào sách hư hết người:D
Nền gd cho ra một đống gà CNghiep
 
Ok cái vụ quan trọng là người dạy thì này nhất trí với cụ! :DTui thì cả thời gian đi học chưa bao giờ đi học thêm ( tiền đâu mà học, cha mẹ tui chạy ăn ba đứa con không đủ nhà thuộc diện nghèo rớt mồng tơi) một buổi đi học, thời gian rãnh là câu cá, bắn chim, đánh chim, phá làng phá xóm:D:p 13 tuổi trở đi thì xuống ruộng phụ cắt cỏ nuôi bò, cuốc đất trồng cây:oops: học sinh trường chuyên mà thế đấy:D nên giờ thấy mấy nhỏ phải cắm đầu học tôi không chịu được, con tôi, tôi cũng không cho đi học thêm:D kệ học nhiêu học, gái lớn thì học trường chuyên theo nguyện vọng của nó và mẹ nó nên học cắm đầu, đứa trai nhỏ nhất quyết không cho vào trường chuyên, khuyến khích tụi nó đánh cầu lông, đá bóng, phải tội tụi nó giống mẹ chẳng ham chim cò, cá mắm cây cối như tôi:oops:
Giống thầy lại vào đây à, nhà chỉ 1 ng đủ rồi :p
 
Sell: can i fuck you at my bungalow??
Tây: mày bị hâm à???:eek::eek:
Móa chọc nhầm con biết tiếng việt mới đau
20221111_140709.jpg
 
Về kinh tế thì không bàn nhưng về giáo dục thì gà không coi nền giáo dục Việt Nam là lạc hậu mà là lạc lối, không định hướng, không mục tiêu! Nữa muốn theo Tây phương pháp hiện đại, tạo cho con người phát triển tiềm năng, sở thích nhưng cơ sở vật chất lạc hậu không đáp ứng được, lại còn cái tư tưởng học để thi lấy điểm cao, lấy bằng cấp cho rạng rỡ tông môn, học để làm quan, chạy chỉ tiêu khoe mẽ qua những con số không thực tế! Hơn nữa nền kinh tế thị trường, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế mà lương giáo viên không nuôi đủ bản thân đừng nói gia đình nên đại bộ phận giáo viên có năng lực thì cũng có năng lực nắm bắt cơ hội làm kinh tế, tay trong tay ngoài không tập trung giảng dạy hoặc bỏ hẳn nghề, cuối cùng chỉ mấy thằng ù lì, không biết làm gì, không thích nghi với cuộc sống phát triển mới ôm nghề đi dạy. GV mà thế thì làm sao đào tạo được nhân sĩ xuất sắc cho nước nhà. Có câu danh sư xuất cao đồ mà mấy thằng chuyên tâm đi dạy chỉ còn mấy thằng khù khờ đeo bám vì không có năng lực làm việc khác thì tài năng mầm non có cũng bị chột thôi! Lại còn bệnh thành tích trầm kha, báo cáo lúc nào năm sau phải cao hơn năm trước, khai khống, bơm thổi để lừa nhau từ cơ sở đến trung ương! Giáo dục Việt Nam riết như con bệnh ung thư giai đoạn cuối, bản thân con bệnh hiểu rõ sức khỏe của mình, bác sĩ hiểu rõ con bệnh, gia đình hiểu rõ con bệnh nhưng tự lừa lẫn nhau, cho nhau những hy vọng hão huyền chỉ chờ đến khi con bệnh chết đi mới xì cái sự thật ra thì cũng quá muộn chẳng ý nghĩa gì, chỉ được cái hao tốn thuốc thần, tiền bạc, sức khỏe , sự chịu đựng của tất cả mà thôi!:D
Trời, viết hay quá hà. Chuẩn ko cần chỉnh
 
Ok cái vụ quan trọng là người dạy thì này nhất trí với cụ! :DTui thì cả thời gian đi học chưa bao giờ đi học thêm ( tiền đâu mà học, cha mẹ tui chạy ăn ba đứa con không đủ nhà thuộc diện nghèo rớt mồng tơi) một buổi đi học, thời gian rãnh là câu cá, bắn chim, đánh chim, phá làng phá xóm:D:p 13 tuổi trở đi thì xuống ruộng phụ cắt cỏ nuôi bò, cuốc đất trồng cây:oops: học sinh trường chuyên mà thế đấy:D nên giờ thấy mấy nhỏ phải cắm đầu học tôi không chịu được, con tôi, tôi cũng không cho đi học thêm:D kệ học nhiêu học, gái lớn thì học trường chuyên theo nguyện vọng của nó và mẹ nó nên học cắm đầu, đứa trai nhỏ nhất quyết không cho vào trường chuyên, khuyến khích tụi nó đánh cầu lông, đá bóng, phải tội tụi nó giống mẹ chẳng ham chim cò, cá mắm cây cối như tôi:oops:
Sao anh giống tui ghê.Tui bắt nó đi chơi nhưng có ít bạn chơi, mấy đứa kia bị cha mẹ bắt học thêm rồi
 
Nay trên page của trader việt có quả kèo dụ con nít của mấy thằng nước ngoài nữa ta :D
 

Đính kèm

  • Screenshot_20221111_153747_Facebook.jpg
    Screenshot_20221111_153747_Facebook.jpg
    520.2 KB · Xem: 1
  • Screenshot_20221111_153715_Facebook.jpg
    Screenshot_20221111_153715_Facebook.jpg
    492.2 KB · Xem: 1
  • Like
Reactions: skj

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 255 Xem / 15 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 439 Xem / 16 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,808 Xem / 24 Trả lời
  • finfin trong Sách Trading - Sách Đầu Tư Tài Chính 66,802 Xem / 9 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 169 Xem / 1 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,198 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên