[Quan điểm] Không nên mua vàng thời điểm này

[Quan điểm] Không nên mua vàng thời điểm này

[Quan điểm] Không nên mua vàng thời điểm này

Goldenstar

Active Member
239
223
Tài chính thế giới vừa rơi vào thị trường gấu khủng khiếp, tôi nghe mọi người đang kháo nhau mua vàng chống lạm phát, chính tôi cũng có quan điểm đó (vừa rút 1 nửa số vốn đầu tư về tính mua vàng dự trữ). Nhưng nhìn vào cách còn vàng nó chạy thì không biết nó bull kiểu gì sau một đống con bear như vậy(?!?)

Rồi tối nay ngồi kéo lịch sử 2 lần đại khủng hoảng gần đây nhất là năm 2000 và 2010 (năm nay 2020 vừa tròn 10 năm chu kỳ mới... haiz) phát hiện khá bất ngờ (với tôi) là vàng mấy tháng đầu sau khi có đợt swing giảm đầu tiên của S&P nó lại giảm chứ không tăng. Chưa thử tính hệ số tương quan nhưng vàng mấy tháng đầu khủng hoảng lại khá đồng biến với biểu đồ S&P (?!? Vô lý chưa)

Nói chung thì lịch sử chỉ mang yếu tố tham khảo thôi chứ không có yếu tố quyết định tới hiện tại. Nhưng nó lại có tác dụng giúp chúng ta loại trừ trường hợp. Nó sẽ không khiến cho tôi có quyết định bán khống vàng thời điểm này (dù hiện tại khả năng đảo chiều giảm đang khá ngon) nhưng sẽ loại trừ khả năng quyết định mua vàng dự trữ của tôi.

Post bài để chia sẻ khuyên thật tình anh em không nên mua vàng thời điểm này, bắt dao rơi càng không nên.

Thân ái!
 

Đính kèm

  • 8456B498-DE5C-44F3-83A3-687B69C68990.png
    8456B498-DE5C-44F3-83A3-687B69C68990.png
    371.5 KB · Xem: 5
  • 2B1EA224-F232-468E-86EE-7C451A519FB1.png
    2B1EA224-F232-468E-86EE-7C451A519FB1.png
    360.9 KB · Xem: 0
  • 627902C5-8585-41C4-85C2-C23C58AC8CA6.png
    627902C5-8585-41C4-85C2-C23C58AC8CA6.png
    384.6 KB · Xem: 1
  • BE1CA6E0-014A-4E3C-AB7B-E0324376364D.png
    BE1CA6E0-014A-4E3C-AB7B-E0324376364D.png
    408.4 KB · Xem: 5

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
cứ theo tín hiệu hệ thống mà quất thôi bác, tin tức có giá trị tham khảo trong dài hạn nhiều hơn, cái mà ai cũng nghĩ dc thì sẽ ko tới lượt mình
 
Vàng có thể sẽ bị shock nhiệt theo Ck do nhà đầu tư cần tiền mặt, do thiếu thanh khoản, họ sẽ cần tiền mặt nên sẽ bán vàng trong ngắn hạn để giải quyết các nhu cầu. Nhưng khi FED và các ngân hàng bơm tiền cứu trợ, bơm nhiều lúc đó cash trong dài hạn sẽ không cần thiết, và khi quá nhiều nó có thể trở thành rác, lúc đó người dân không còn cách nào ngoài việc tìm đến vàng.
2008, nó có bị sụt giảm theo thị trường, nhưng sau đó bull run.

2020 rất khác đó bạn, vì lượng tiền mặt là quá nhiều, FED vừa bơm 1.5 nghìn tỷ để chống đỡ trong ngắn hạn, đó là ngắn hạn thôi đó bạn. 1.5 nghìn tỷ đó. 1.5 nghìn tỷ USD

Cash trong ngắn hạn là vua, nhưng trong dài hạn sẽ là rác rưởi.

Các Ngân hang TW khác cũng sẽ tiếp tục thi nhau in tiền giải cứu. Sớm muộn nó cũng thành rác rưởi thôi.

upload_2020-3-14_6-43-44.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tài chính thế giới vừa rơi vào thị trường gấu khủng khiếp, tôi nghe mọi người đang kháo nhau mua vàng chống lạm phát, chính tôi cũng có quan điểm đó (vừa rút 1 nửa số vốn đầu tư về tính mua vàng dự trữ). Nhưng nhìn vào cách còn vàng nó chạy thì không biết nó bull kiểu gì sau một đống con bear như vậy(?!?)

Rồi tối nay ngồi kéo lịch sử 2 lần đại khủng hoảng gần đây nhất là năm 2000 và 2010 (năm nay 2020 vừa tròn 10 năm chu kỳ mới... haiz) phát hiện khá bất ngờ (với tôi) là vàng mấy tháng đầu sau khi có đợt swing giảm đầu tiên của S&P nó lại giảm chứ không tăng. Chưa thử tính hệ số tương quan nhưng vàng mấy tháng đầu khủng hoảng lại khá đồng biến với biểu đồ S&P (?!? Vô lý chưa)

Nói chung thì lịch sử chỉ mang yếu tố tham khảo thôi chứ không có yếu tố quyết định tới hiện tại. Nhưng nó lại có tác dụng giúp chúng ta loại trừ trường hợp. Nó sẽ không khiến cho tôi có quyết định bán khống vàng thời điểm này (dù hiện tại khả năng đảo chiều giảm đang khá ngon) nhưng sẽ loại trừ khả năng quyết định mua vàng dự trữ của tôi.

Post bài để chia sẻ khuyên thật tình anh em không nên mua vàng thời điểm này, bắt dao rơi càng không nên.

Thân ái!
phát hiện thú vị
 
NẾU AI CŨNG BÁN THÌ SẼ MẤT CÂN ĐỐI THANH KHOẢN THÔI.
NHÀ ĐẦU TƯ NÀO NHIỀU TIỀN THÌ CỨ RẢI VỐN ĐỂ MUA
CƠ MÀ VỚI TÌNH HÌNH NÀY THÌ CHỈ CÓ CÁC ĐẠI TỶ PHÚ VÀ QUỸ MỚI PHỤC HỒI NỔI.
VÌ THẾ, ĐÃ GIÀU LẠI CÀNG THÊM GIÀU MÀ!!!
CÒN CÁ LÒNG TONG NHƯ CHÚNG TA THÌ CHỈ VIỆC TÌM CÁ MẬP ĐỂ BU THEO XỈA RĂNG CHO NÓ.
KKKKKK
 
Sẽ lên thôi. Nhưng phải nhìn thấy dấu hiệu của cá lớn, chứ một mình ta cân sao nổi cái thị trường này. Cá nhỏ thì nên bơi theo dòng chảy, dòng chảy lớn quá thì núp theo cá lớn mà bơi thôi. Đừng tự mãn sóng đánh cho tụt quần ngay :D
 
See and think man,brain is for thinking. if you dont think, your eyes are useless :)
Tôi ủng hộ các bài phân tích của bác, đọc bài bác tôi hiểu được yếu tố cơ bản đằng sau chuyển động giá. Nhưng bác chưa hiểu câu nói đó rồi. Bác thấy, bác phỏng đoán có cơ sở đó là “see” còn không có / không biết cơ sở ủng hộ, đó là “thing”. Dù gì đi nữa mỗi người đi theo mỗi chiến lược, nhưng quản lý rủi ro vẫn nên đặt lên trên hết... tự mình không chắc chắn, tôi chọn đứng bên ngoài cuộc chơi :D
 
Ok bạn :) Mình hiểu ý bạn ^^

An toàn vẫn là trên hết. Mình không phản bác ý kiến ko nên mua thời điểm này của bạn. Mình đã dẫn chứng việc nó có thể lụm theo CK một mức nào đó như 2008. Nên cũng có thể không nên vào time này.
Còn trong dài hạn tất nhiên vẫn phải quan sát nó để nắm bắt cơ hội thôi :)
 
Tôi ủng hộ các bài phân tích của bác, đọc bài bác tôi hiểu được yếu tố cơ bản đằng sau chuyển động giá. Nhưng bác chưa hiểu câu nói đó rồi. Bác thấy, bác phỏng đoán có cơ sở đó là “see” còn không có / không biết cơ sở ủng hộ, đó là “thing”. Dù gì đi nữa mỗi người đi theo mỗi chiến lược, nhưng quản lý rủi ro vẫn nên đặt lên trên hết... tự mình không chắc chắn, tôi chọn đứng bên ngoài cuộc chơi :D
đọc các bình luận tui thấy bác là có hành động hay nhất ! Có tiền, thích thì mua không thích thì không mua, không mua bán thì để tiền gửi ngân hàng, lo sợ lạm phát cũng không thoát dc, phân tích tới lui cũng không ra dc hành động :D
 
vàng rớt thì cứ gom vào, vàng có giá trị nội tại của nó k có xuống 0 đc, càng xuống càng gom, khi nào nó lên lại sẽ bù cho số lỗ, vàng là thứ duy nhất có thể áp dụng trung bình giá mua
 
Dùng quá nhiều đòn bẩy thì ko nên mua thật vì time này là tiền khủng hoảng, các thị trường chạy 2-3%/ngày, lộn lên lộn xuống 10-15% như rang lạc - quá bình thường luôn.
Dùng đòn bẩy vừa phải thì là cơ hội gom lúa giá rẻ, trước khi nó bật lên 1k8, 2k.
Còn nguyên nhân giảm thì cũng đơn giản thôi:
- Dịch bệnh và biến động thị trường cao như này, người dân và doanh nghiệp, các nhà đầu tư họ muốn giữ tiền hơn nắm giữ tài sản đầu tư.
- Lúc họ ồ ạt thanh hoán khoản đầu tư và rút tiền ra thì bank, broker bấn loạn vì nhu cầu tiền mặt cao đột biến, ko xoay dc. Để giữ uy tín, bank và broker cũng phải tìm cách xoay tiền nên vàng, trái phiếu CP là những thứ bị bán ra. Khổ nỗi lúc này cũng méo ai có nhu cầu mua nên thành dư cầu, thiếu cung, tuột giá hết.
- Nếu các cụ chơi chuyên nghiệp và có kiến thức ptcb thì sẽ thấy ngay sự liên quan khi từ đầu tuần trước đến giờ các nước trong đó có Mỹ đã bơm ra hàng nghìn tỷ $ để hỗ trợ tăng nguồn cung $.
- Vấn đề ở đây là bơm ngần đấy tiền vẫn chưa đủ. Các cụ có thấy mỗi lần bảo bơm xong vàng nhẩy mạnh, xong lại chìm nghỉm ko ? 1 Thị trường lớn hơn vàng là kho bạc Mỹ cũng đang gặp tình trạng tương tự. Nhà đầu tư quá khát tiền, cái thứ thanh khoản nhất TG này là giấy nợ của Mỹ giờ bán cũng méo ai mua nên mất giá hệt như vàng bg vậy.
- Tin xấu là ko ai đo dc nhu cầu tiền mặt còn còn bn nên vàng hoàn toàn có thể giảm nhiều hơn nữa. Còn tin tốt là các CP sẽ tiếp tục bơm tiền nhiều hơn nữa để bù đắp. Khi cung tiền match cầu tiền, các quy luật kinh tế sẽ lại vận động bình thường. Đống tiền bơm ra làm mất sức mua của tiền, và giá vàng lên lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vàng là tiền thật, tiền thật là vàng. Điều này chưa bao giờ thay đổi. Còn nắm giữ vàng hay tiền là tùy lúc. Khả năng vàng sẽ xuống ngắn hạn, còn dài hạn chắc sẽ lên 2000$/ounce.
 
Vàng là tiền thật, tiền thật là vàng. Điều này chưa bao giờ thay đổi. Còn nắm giữ vàng hay tiền là tùy lúc. Khả năng vàng sẽ xuống ngắn hạn, còn dài hạn chắc sẽ lên 2000$/ounce.
Chẳng phải tiền thật gì đâu, chơi forex, trading vàng bản chất là chơi chênh lệch giá thu usd về thôi, là chơi usd, chứ đâu có nắm vàng thật :D
TG đang phải đối mặt với tầng khủng hoảng thứ nhất, ít người để ý và nghĩ vàng forex và vật chất là 1.
Tuy nhiên nếu kéo đến tầng khủng hoảng thứ 2 là vỡ nợ, cụ thể là Mỹ vỡ nợ thì các cụ mới hiểu 2 khái niệm này khác nhau như thế nào. Vàng cục lúc đó sẽ đem chọi nhau ở mức giá trị gấp 100-1000 lần bây giờ, còn vàng forex có khi chỉ còn là những con số hiển thị.
 
Bai nay toi co lau roi . Chia se cho Goldstar. toi ko nho bai nay ai viet nua.

  • Các mốc lịch sử của giá vàng từ 1970 tới nay
  • Giá vàng thế giới chính thức vượt 1.600 USD/ounce trong ngày hôm nay bởi nỗi lo nợ công lan rộng ở châu Âu và Mỹ. Năm 1971, giá vàng chỉ 35 USD/ounce.
  • Dưới đây là các mốc lịch sử của giá vàng trong 4 thập kỷ qua và bối cảnh thị trường.
  • Tháng 8/1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon chấm dứt việc neo chặt đồng USD với tiêu chuẩn vàng, vốn được duy trì từ khi có Hiệp ước Bretton Woods năm 1944 cố định giá vàng ở mức 35 USD/ounce.
  • Tháng 8/1972: Mỹ định giá lại đồng USD lên 38 USD/ounce vàng.
  • Tháng 3/1973: Hầu hết các nước lớn thông qua hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi.
  • Tháng 5/1973: Đồng USD giảm giá xuống 42,22 USD/ounce vàng.
  • Tháng 1/1980: Giá vàng lập kỷ lục 850 USD/ounce. Lạm phát tăng mạnh bởi giá dầu cao, sự can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan và tác động của cuộc cách mạng Iran nhắc nhở nhà đầu tư tìm về kim loại quý.
  • Tháng 8/1999: Giá vàng rơi xuống 251,7 USD/ounce bởi nỗi lo các ngân hàng trung ương giảm dự trữ vàng và các công ty khai mỏ đẩy mạnh bán vàng trên thị trường kỳ hạn để bảo vệ tài sản khỏi sự lao dốc của giá.
  • Tháng 10/1999: Giá vàng lên mức cao nhất 2 năm ở 338 USD/ounce sau khi 15 ngân hàng trung ương châu Âu đưa ra thỏa thuận hạn chế bán vàng.
  • Tháng 2/2003: Giá vàng cao nhất 4 năm rưỡi bởi nhu cầu đầu tư an toàn trong bối cảnh chiến tranh ở Irắc.
  • Tháng 12/2003 – tháng 1/2004: Giá vàng vượt qua ngưỡng 400 USD/ounce, đạt mức cao nhất kể từ năm 1988. Nhà đầu tư tăng mua vàng để bảo hiểm rủi ro cho danh mục đầu tư của họ.
  • Tháng 11/2005: Giá vàng giao ngay lên 500 USD/ounce lần đầu tiên kể từ tháng 12/1987.
  • 11/4/2006: Giá vàng vượt 600 USD/ounce – cao nhất từ tháng 12/1980 bởi các nhà đầu tư và các quỹ đổ tiền vào hàng hóa khi đồng USD suy yếu, giá dầu mỏ tăng mạnh và nỗi lo căng thẳng địa chính trị.
  • 12/5/2006: Giá vàng lên 730 USD/ounce vì nhà đầu tư và các quỹ mua mạnh khi USD yếu, giá dầu cao và tham vọng hạt nhân của Iran.
  • 14/6/2006: Giá vàng mất 26% từ mức đỉnh của 26 năm, xuống 543 USD/ounce bởi nhà đầu tư và đầu cơ bán tháo hàng hóa.
  • 7/11/2007: Giá vàng giao ngay lên mức cao nhất 28 năm là 845,4 USD/ounce.
  • 1/2/2008: Giá vàng phá mốc 850 USD/ounce.
  • 13/3/2008: Giá vàng đứng trên 1.000 USD/ounce lần đầu tiên trên thị trường vàng kỳ hạn Mỹ.
  • 17/3/2008: Giá vàng giao ngay lập kỷ lục mới 1.030,8 USD/ounce và vàng kỳ hạn đạt 1.033,9 USD/ounce.
  • 17/9/2008: Giá vàng giao ngay tăng gần 90 USD, ngày tăng mạnh nhất trong lịch sử, bởi nhà đầu tư tìm đến nơi ẩn náu an toàn trong bối cảnh thị trường chứng khoán xảy ra hỗn loạn.
  • Tháng 1 – tháng 3/2009: Các quỹ đầu tư tín thác bằng vàng báo cáo lượng vàng chảy về các quỹ ở mức kỷ lục bởi nhu cầu đầu tư an toàn. Nắm giữ vàng của SPDR Gold Trust tăng 45% lên 1.127,44 tấn.
  • 20/2/2009: Giá vàng về lại 1.000 USD/ounce rồi lên 1.005,4 USD/ounce bởi nhà đầu tư mua vào khi một loạt các nền kinh tế quan trọng đối mặt với khủng hoảng và thị trường chứng khoán lao dốc.
  • 24/4/2009: Trung Quốc tuyên bố đã tăng lượng vàng nắm giữ trong kho dự trữ ngoại hối thêm 1/3 kể từ năm 2003 và con số ở thời điểm đó là 1.054 tấn, khiến thị trường đầu cơ rằng nhu cầu của Trung Quốc chưa dừng lại.
  • 7/8/2009: Các ngân hàng trung ương châu Âu gia hạn thỏa thuận hạn chế bán vàng thêm 5 năm, xuống mức 400 tấn/năm.
  • 8/9/2009: Giá vàng một lần nữa phá vỡ mốc 1.000 USD/ounce lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009 vì USD yếu và nỗi lo về sự hồi phục của nền kinh tế.
  • 1/12/2009: Giá vàng vượt 1.200 USD lần đầu tiên trong lịch sử vì USD mất giá.
  • 3/12/2009: Giá vàng lập kỷ lục mới 1.226,1 USD/ounce vì USD yếu và hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ tăng dự trữ kim loại quý, đẩy giá lên nữa.
  • 11/5/2010: Giá vàng lên mức cao 1.230 USD/ounce bởi lo ngại nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.
  • 21/6/2010: Giá vàng lập kỷ lục mới 1.264,9 USD/ounce bởi e ngại về thể trạng yếu kém của nền tài chính toàn cầu và nợ công cùng với đồng USD yếu.
  • 14/9/2010: Giá vàng lại lên kỷ lục mới 1.274,75 USD/ounce vì triển vọng u ám của kinh tế toàn cầu.
  • 16 – 22/9/2010: Giá vàng lập kỷ lục 5 phiên liên tiếp, với đỉnh là 1.296,1 USD/ounce vì nhà đầu tư mua vàng sau khi Fed phát đi tín hiệu sẽ xem xét nới lỏng định lượng, đồng USD yếu và nỗi lo lạm phát.
  • 27/9/2010: Giá vàng giao ngay lập kỷ lục 1.300 USD/ounce.
  • 7/10/2010: Giá vàng lên mức đỉnh mới 1.360 USD/ounce vì USD yếu khi Fed quyết định giữ lãi suất thấp kỷ lục thêm thời gian nữa và sẽ tung ra biện pháp hỗ trợ nền kinh tế mới.
  • 13/10/2010: Giá vàng lập kỷ lục 1.375 USD/ounce vì USD tiếp tục mất giá sau biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed cho thấy kinh tế Mỹ cần thiết phải được hỗ trợ.
  • 8/11/2010: Giá vàng lên 1.400 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử vì nhu cầu đầu tư an toàn trong bối cảnh vấn đề thâm hụt ngân sách trầm trọng ở Ireland và USD giảm.
  • 7/12/2010: Giá vàng lên 1.425 USD/ounce, bởi nhà đầu tư và các quỹ mua vào trước cuối năm cùng nỗi lo nợ công ở châu Âu.
  • Tháng 1/2011: Giá vàng mất 6% và có tháng giảm tệ nhất trong hơn 1 năm vì nhà đầu tư chuyển hướng kinh doanh sang các tài sản có lợi nhuận cao hơn.
  • 1/3/2011: Giá vàng lập kỷ lục mới 1.434,65 USD/ounce do bất ổn ở Tunisia và Ai Cập, cùng với bạo lực leo thang ở Trung Đông và Bắc Phi đẩy tăng giá dầu.
  • 7/3/2011: Giá vàng lên mức mới 1.444,4 USD/ounce vì dầu mỏ cao nhất 2 năm rưỡi bởi biểu tình ở Ả Rập Xê Út và bạo lực leo thang ở Libya.
  • 24/3/2011: Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates từ chức đẩy tăng nỗi lo về khủng hoảng nợ ở châu Âu, giá vàng lên 1.447 USD/ounce.
  • 7/4/2011: Giá vàng lập kỷ lục 1.465 USD/ounce bởi dự đoán Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ nâng lãi suất trong khi căng thẳng ở Trung Đông thúc đẩy nhu cầu đầu tư an toàn.
  • 18/7/2011: Giá vàng lập kỷ lục 1.600 USD/ounce – phiên tăng thứ 11 liên tiếp vì lo ngại khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ lan rộng và khả năng vỡ nợ ngày càng lớn ở Mỹ.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 251 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,727 Xem / 89 Trả lời
  • khapham1010 trong Sách Trading - Tài liệu Trading 125,423 Xem / 610 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 541 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên