Quản lý drawdown - Bí ẩn sự thành công trong quản lý vốn của Trader chuyên nghiệp

Quản lý drawdown - Bí ẩn sự thành công trong quản lý vốn của Trader chuyên nghiệp

Quản lý drawdown - Bí ẩn sự thành công trong quản lý vốn của Trader chuyên nghiệp

captainfx

Editor
Trial mod
2,042
13,223
Chia sẻ của anh Đinh Toàn trong group fb Anh Em TraderViet Thiện Lành. Nguồn tại đây
-------

QUẢN LÝ DRAWDOWN

Bài viết này chỉ dành cho những người coi trading là một nghề, và sẵn sàng làm nghề một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Bài viết này đặc biệt dành cho những người đã có lịch sử giao dịch trên 3000 lệnh. Những người chưa trade đủ số lượng đó nên đọc để tham khảo, tuy nhiên tôi sẽ không chịu trách nhiệm giải thích thuật ngữ cho người mới.

Bài viết này cũng đặc biệt dành cho những người đã xây dựng được cho mình một hệ thống giao dịch* và tìm cách bổ sung nó. Những người chưa thiết kế cho mình một hệ thống giao dịch có thể đọc để tham khảo.

*Khi nói đến " Hệ thống giao dịch", ý tôi muốn nói đến một cấu trúc bất kỳ (có thể là price action hay indicator) cung cấp cho người sử dụng nó thông tin để trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng:
  1. Tôi sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền cho một giao dịch
  2. Điểm vào của tôi ở đâu
  3. Điểm ra (tức chốt lời VÀ cắt lỗ) của tôi ở đâu
Nếu thứ đang dùng chưa đủ cung cấp cho bạn thông tin trả lời cho 3 câu hỏi trên, hãy tìm cách bổ sung nó trước khi tiếp tục.

Bài viết sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh, không phải vì tôi sính ngoại mà bởi quả thật tôi không biết cách dịch cụm từ hoặc thuật ngữ sang tiếng Việt ra sao để giữ được nguyên nghĩa của nó.
==============================================================
* Drawdown là mức sụt giảm của khoản đầu tư. Sụt giảm là lỗ. Quản lý drawdown là quản lý thua lỗ.

Tất cả những người coi trading là một nghề nghiêm túc cần nhìn nhận việc sử dụng vốn một cách nghiêm túc. Không ai có khả năng thắng mọi lúc, cũng như không ai có khả năng thấu thị hay nhìn trước tương lai. Sự bất định nhiều mâu thuẫn là một trong những đặc tính cố hữu lâu dài của thị trường tài chính mà bất cứ người nào tồn tại với nghề đều học được, hoặc sẽ học được dần qua kinh nghiệm, đa phần là đau thương về mặt tâm lý. Điều này cho thấy ưu tiên cốt lõi về mặt tư duy phải là ưu tiên rủi ro, chứ không phải lợi nhuận. Nó cũng có nghĩa, nếu không CHẤP NHẬN được thua lỗ và không KIỂM SOÁT được thua lỗ, bạn không thể giao dịch như một nghề.

Nhận định trên dẫn đến 2 nan đề: Làm thế nào để chấp nhận thua lỗ, và làm thế nào để kiểm soát thua lỗ.

Có một sự thật hiển nhiên được chứng minh bằng các quy luật của xác suất thống kê rằng mọi hệ thống giao dịch đều không thể tránh khỏi thua lỗ. Bỏ qua các vấn đề về tâm lý và kỷ luật giao dịch, việc CHẤP NHẬN thua lỗ là việc thiết kế được hệ thống quản lý vốn sao cho nó có khả năng chịu đựng được càng nhiều thua lỗ càng tốt, với mức sụt giảm càng thấp càng tốt.

Lấy ví dụ về một hệ thống quản lý vốn sử dụng 10% tổng tài khoản sau mỗi lệnh

View attachment 184710
Ví dụ 1: Risk = 10%​

Dễ thấy trong ví dụ này, sau một chuỗi thua 8 lệnh liên tiếp, Absolute Equity Drawdown đã đạt tới $5217, hay Relative Drawdown lên tới 52.17%, một con số khổng lồ và chắc chắn quá sức chịu đựng về mặt tâm lý cũng như kỹ thuật của bất cứ một người nào, dù có dạn dày kinh nghiệm đến mấy.

Rất nhiều người đã bỏ cuộc sau khi bị thực tế đánh phủ đầu như vậy. Số ít những người ở lại sẽ cố công học các phương pháp giao dịch, quản lý vốn... để thiết kế cho mình một con đường sống sót.

Trước khi tiếp tục, hãy quay trở lại lịch sử giao dịch của mình. Hãy nghiên cứu báo cáo giao dịch xem chuỗi thua dài nhất của bạn là bao nhiêu lệnh liên tiếp. Nếu bạn không bao giờ có chuỗi thua 8 - 10 lệnh liên tục trong một lịch sử giao dịch với cỡ 3000 lệnh hoặc hơn, hoặc bạn là người may mắn nhất thế giới, và tôi chân thành khuyên bạn nên thử vận may của mình với xổ số; hoặc hệ thống giao dịch của bạn thuộc hàng top trên đời. Dù gì cũng chúc mừng bạn.

Nhưng nếu bạn đã trải qua một chuỗi thua liên tiếp 8 lệnh hoặc hơn, hãy bình tĩnh.

Thực tế cho thấy đối với một trader, 8 lệnh không phải nhiều. Một scalper có thể đặt hàng chục lệnh trong ngày. Một swing trader cũng có thể đặt mười mấy hai chục lệnh trong một tuần.

8 lệnh và 10% mỗi lệnh, bạn mất hơn nửa tài khoản. Ngoài những con bạc đến độ khát nước, không một não trạng tỉnh táo nào có thể chịu nổi mức sụt giảm lớn như vậy. Đó là lý do đầu tiên nhắc nhở những người mới không bao giờ được phép để bản thân bị "overexposed" trên thị trường nếu muốn đi đường dài. Đó cũng là lý do nhắc nhở bạn không được sử dụng những phương pháp quản lý vốn theo kiểu sòng bạc như Martingale nếu không muốn mất đồng vốn quý giá phải bỏ công sức trí tuệ mới giành giật được từ tay thị trường.

Khi thua lỗ, phản xạ đầu tiên bạn nghĩ tới là phải bù lỗ. Đó là cơ chế tâm lý tự phát được cài đặt sẵn trong tiềm thức của mỗi người từ thời nguyên thủy. Tuy nhiên, khi bạn đã mất tới một nửa tài khoản, bạn phải gồng gánh trách nhiệm nhân đôi số vốn còn lại mới mong trở về mức vốn ban đầu. Lúc này mức tăng trưởng của bạn phải là 100%.

Warren Buffett vào thời kỳ đỉnh cao nhất của ông cũng chỉ đề cập đến con số 30% một năm. Tức là ngay cả Warren Buffett lỗi lạc cũng phải mất đến gần 3 năm trời mới có thể gấp đôi được một số tiền bất kỳ. Bạn làm nổi không? Nếu không, hãy giảm mức "exposure" của bạn xuống.

Tiếp tục khảo sát ví dụ thứ 2, lần này hệ thống đó sử dụng 5% tổng tài khoản mỗi lệnh.

View attachment 184711
Ví dụ 2: Risk = 5%​

Rút kinh nghiệm từ ví dụ trước, lần này bạn giảm số vốn chịu rủi ro của bạn xuống còn một nửa. Bạn chịu 5% rủi ro. Khá hơn ví dụ trước, lần này với một chuỗi thua 8 lệnh liên tiếp, Absolute Equity Drawdown của bạn ở mức $3017, và Relative Drawdown giảm còn khoảng 30.17%. Điều này có nghĩa sau một chuỗi thua liên tiếp 8 lệnh và 5% rủi ro mỗi lệnh, bạn còn 2/3 tài khoản để tiếp tục chiến đấu.

Không tệ, nhất là khi đem so sánh với người đầu tiên.

Nhưng không đủ tốt, vì nhỡ chuỗi thua của bạn không phải là 8 lệnh mà là 10, 12, 14, 16 hay 18 lệnh, lúc đó bạn đâu còn vốn. Như đã trình bày, một swing trader hoàn toàn có thể đặt tới vài chục lệnh một tuần. Với ví dụ này, tài khoản của bạn sẽ cháy sạch chỉ sau một tuần tệ hại.

Nếu đọc đến đây mà bạn chưa mở lịch sử giao dịch ra xem, tôi chân thành khuyên bạn làm như vậy trước khi đọc tiếp. Hãy nghiên cứu những lệnh thua lỗ thật kỹ, và tìm ra chuỗi thua tệ hại nhất của mình trong số đó. Nhớ ghi chép chúng lại. Tôi sẽ nhắc lại phần này ở cuối bài viết.

Tiếp tục đến ví dụ thứ 3. Lần này bạn làm theo lời khuyên của gần như tất cả mọi trader lão làng có kinh nghiệm và chỉ sử dụng 2% tài khoản cho mỗi lệnh.

View attachment 184712
Ví dụ 3: Risk = 2%​

Dễ thấy với ví dụ này, trader chi mất $1319, hay 13.19% Equity sau 8 lệnh thua liên tục. Phần lớn người giao dịch chấp nhận được mức rủi ro 2% này, vì nó cân bằng giữa mức độ thua lỗ và sinh lời.

Nhưng hãy xem ví dụ tiếp theo.


Ví dụ 4, Risk = ?

Trong ví dụ cuối cùng này, một điều gì đó xảy ra trong tâm lý của người trader khiến anh ta quy hoạch lại mức rủi ro của mình. Sau một chuỗi 8 lệnh thua liên tiếp, tài khoản của anh ta chỉ sụt giảm $538, tương ứng với 5.38% tổng tài khoản.

Khi đặt ví dụ 3 và 4 cạnh nhau, bạn sẽ thấy ở lệnh lỗ thứ 3, mức Equity không thay đổi nhiều ($9604 và $9702), nhưng sự khác biệt nằm ở cuối chuỗi thua lỗ. Sau 8 giao dịch thua lỗ liên tiếp, người trong ví dụ 3 đánh mất $1319, trong khi người trong ví dụ 4 chỉ mất $538.

Điều gì khiến trader thứ 4 khác trader thứ 3?

Đầu tiên, anh ta thừa nhận mình không hoàn hảo. Và anh ta lên phương án chuẩn bị cho sự bất toàn của mình. Không những CHẤP NHẬN thua lỗ, anh ta QUẢN LÝ nó.

Với cú trade thua lỗ đầu tiên, anh ta ghi nhận nó. Rồi anh ta cắt mức rủi ro xuống một nửa. Với lệnh thứ 2 anh ta chỉ chịu rủi ro 1% tổng tài khoản chứ không phải 2% như trước.

Lệnh này anh ta lỗ tiếp, và anh ta tiếp tục cắt mức rủi ro xuống còn 0.5%.

Với lệnh thứ 3 tiếp tục thua lỗ, anh ta chỉ mất 50USD trên tổng vốn 9702USD. Một mức lỗ mà anh chắc chắn tài khoản có thể chịu đựng được nếu chiến thuật giao dịch của mình tiếp tục gặp trục trặc. Anh ta quyết định giữ mức rủi ro tại 5% cho đến khi nào hệ thống của anh hoạt động tốt trở lại.

View attachment 184714
So sánh ví dụ 3 và ví dụ 4​

Giả sử nếu trader 3 và trader 4 cùng sử dụng một chiến thuật giao dịch (ví dụ breakout chẳng hạn), sau một chuỗi thua kỷ lục 17 lệnh liên tiếp (ví dụ khi giá đi chopping sideway thời gian dài và false break liên tục chẳng hạn), trader 3 đã mất hơn 1/4 tổng tài khoản, trong khi trader 4 chỉ mất 1/10.

Với cách quản lý drawdown như vậy, trader 4 có khả năng chịu đựng chuỗi thua lỗ tới 24 lệnh mới mất tới 12.67%, trong khi trader 3 chỉ có khả năng chịu đựng 8 lệnh thua liên tiếp trước khi drawdown của anh ta chạm ngưỡng 13%. Trader 4 có khả năng chịu đòn tốt hơn gấp 3 lần so với trader 3.

Nói cách khác, trader 4 có cơ hội sống sót nhiều hơn gấp 3 lần trader 3.

Đó là còn chưa nói tới chuyện chuỗi thua liên tục 24 lệnh là cực kỳ hiếm gặp. Tôi trade đến giờ là gần 5 năm mà chưa gặp trường hợp nào nó như thế này cả.


Sau khi đã quy hoạch tốt phần bạn cho phép mất mỗi khi mình sai, công việc tiếp theo là làm sao để trở lại vạch xuất phát 2% risk khi mình đúng.

View attachment 184715
Trở lại ví dụ 4...​

Trở lại ví dụ 4, khi người trader này chịu một chuỗi 5 lệnh thua liên tiếp đã cắt giảm số vốn rủi ro của anh ta xuống chỉ còn 0.5% một lệnh (dòng màu xám).

Trader này sẽ chỉ trở về 2% cho tới khi nào tổng số lãi của anh ta lớn hơn 50% mức drawdown của lệnh đầu tiên.

Để tôi nhắc lại: Hãy GIỮ phần trăm RỦI RO cho 1 lệnh ở mức THẤP cho đến khi nào bạn kiếm được QUÁ NỬA số tiền bị mất trong kèo trade thua lỗ đầu tiên.

Ví dụ với trader 4,
  • 50% mức drawdown của lệnh lỗ đầu tiên = 50%*$200 = $100
  • $9604 + $100 = $9704
Vậy anh ta chỉ được phép trở về mức 2% cho tới khi anh ta kiếm được 9704USD, bằng không anh ta vẫn sẽ ở lại mức 0.5%. Lý do là vì cho đến khi hệ thống giao dịch của anh ta có khả năng cho ra lãi ổn định trở lại, chúng ta vẫn phải mặc nhiên coi nó đang ở trạng thái thua lỗ trong dài hạn.

Còn tất nhiên, nếu bạn mãi không thể trở về được mức 2% thì phải xem xét lại hệ thống giao dịch; với giả định rằng bạn là một sinh vật lý tính toàn phần và kỷ luật hoàn hảo. Đương nhiên, không ai có khả năng làm ra lãi bằng một hệ thống giao dịch tồi. Đó là lý do tại sao bạn phải thực hiện test hệ thống cực kỳ chi tiết (Tuy nhiên đó không phải là mục đích của bài viết này. Nếu rảnh tôi sẽ biên một bài khác nói về testing, hy vọng vốn kiến thức hạn hẹp của tôi sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều).
===============================================
Ý tưởng chung là như vậy, nhưng bạn không nhất thiết phải giảm tới 50% mức chịu lỗ như trader 4 đã làm. Bạn hoàn toàn có thể giảm 40% hay 30% khi gặp thua lỗ. Điều cốt lõi ở đây là khi bạn gặp trục trặc, khi bạn phân tích sai... bạn PHẢI tối thiểu hóa rủi ro. Đây là lớp lá chắn cuối cùng bạn có để chống lại mr. Market. Hay như một câu nói rất hay mà tôi từng nghe đâu đó: "Điều quan trọng không phải là bạn đúng bao nhiêu lần, mà là bạn kiếm ra bao nhiêu tiền mỗi lần bạn đúng". Điều ngược lại cũng đúng với thua lỗ.

Vậy làm sao để biết nên cắt giảm bao nhiêu phần trăm? - bạn hỏi.

Nhớ tôi nhắc bạn phải ghi chép lịch sử giao dịch không? Chính nó sẽ là cơ sở giúp bạn định hình được con số khi quản lý drawdown. Chuỗi thua tệ nhất cuộc đời giao dịch của bạn gồm bao nhiêu lệnh, bạn đem cộng thêm với cỡ 5 10 lệnh vào đó nữa, rồi làm một bảng tính excel đơn giản để biết rằng với mức chịu rủi ro hiện tại, bạn dính bao nhiêu lệnh thì cháy, và thêm một cột bên cạnh để tính xem phải cắt giảm bao nhiêu phần trăm và bao nhiêu lần cắt giảm thì bạn mới chịu được chừng đó đòn đánh mà thị trường tặng bạn.

Tới lúc này, sau khi đã thu thập đủ data, sau khi tính toán được mọi thông tin cần thiết, bạn mới được quyền đề cập đến chữ "khẩu vị rủi ro". Nếu bạn sẵn sàng chịu nhiều rủi ro hơn, hãy cân đối để cắt giảm ít hơn mỗi khi bạn thua, và ngược lại nếu bạn là một người cầu toàn ưu tiên an toàn vốn. Không thể ngụy biện "khẩu vị rủi ro" của tôi mặn để rồi chơi tất tay trong một cú trade được. Nếu bạn là người mang kiểu tư duy này, hãy đọc lại những gì tôi viết ở đầu bài.

Hy vọng bạn gặt hái được chút gì có ích trong bài viết này.

Trade safe
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Cảm ơn bài viết của bạn, rất hay.
Tiện cho mình mạn phép hỏi 2 câu:
1."Chuyện chuỗi thua liên tục 24 lệnh là cực kỳ hiếm gặp." => bạn lấy thông số này ở đâu? Làm sao bạn dám khẳng định nó?
2. Tỉ lệ Relative Drawdown bao nhiêu là " hoàn hảo " ?
 
Cảm ơn bài viết của bạn, rất hay.
Tiện cho mình mạn phép hỏi 2 câu:
1."Chuyện chuỗi thua liên tục 24 lệnh là cực kỳ hiếm gặp." => bạn lấy thông số này ở đâu? Làm sao bạn dám khẳng định nó?
2. Tỉ lệ Relative Drawdown bao nhiêu là " hoàn hảo " ?
Bạn chưa đọc kĩ bài hoặc bạn chưa giao dịch đủ 3000 lệnh ^_^ bạn chỉ cần lấy lịch sử 3k lệnh ra kéo kéo xem chuỗi thua thì biết ngay mà ^_^ . Chuỗi 24 khó đạt được lắm bạn ạ hehe. Mình có chuỗi 12 là dài nhất
 
Bạn chưa đọc kĩ bài hoặc bạn chưa giao dịch đủ 3000 lệnh ^_^ bạn chỉ cần lấy lịch sử 3k lệnh ra kéo kéo xem chuỗi thua thì biết ngay mà ^_^ . Chuỗi 24 khó đạt được lắm bạn ạ hehe. Mình có chuỗi 12 là dài nhất
Chuỗi mình chưa bao giờ quá 5 lệnh. Mình giao dịch 4 năm rồi và DD luôn dưới 5%. Mình chỉ hỏi chủ thớt lấy thông số đó ở đâu ra trog khi mới nhìn thấy dữ liệu của vài cá nhân ? Và hỏi thêm trung bình DD bao nhiêu là con số mơ ước thôi.
 
Bài rất hay và mọi anh em mới trade nên đọc và áp dụng. Mình xác định rủi ro trong mỗi giao dịch max là 2%/ tài khoản, đồng nghĩa với việc tài khoản mình giảm thì khối lượng cũng giảm và tài khoản tăng thì khối lượng giao dịch tăng lên, đôi khi khối lượng đặt lệnh tùy thuộc biến động thị trường, điểm vào lệnh xa dừng lỗ thì giảm khối lượng và ngược lại. Điều này giúp cho tâm lý mình rất ổn định dù lệnh có thắng hay thua, ra quyết định vào lệnh/ thoát lệnh rất dễ dàng bởi rủi ro luôn luôn trong sự kiểm soát thì chẳng còn phải sợ gì trong thị trường cả.
 
Chuỗi mình chưa bao giờ quá 5 lệnh. Mình giao dịch 4 năm rồi và DD luôn dưới 5%. Mình chỉ hỏi chủ thớt lấy thông số đó ở đâu ra trog khi mới nhìn thấy dữ liệu của vài cá nhân ? Và hỏi thêm trung bình DD bao nhiêu là con số mơ ước thôi.
Chuỗi <=5 đối với giao dịch trung và dài hạn thì chắc hẳn bạn có hệ thống tốt quá. Còn nếu scaping thuần thì chưa nói đc j nhiều
 
Chuỗi <=5 đối với giao dịch trung và dài hạn thì chắc hẳn bạn có hệ thống tốt quá. Còn nếu scaping thuần thì chưa nói đc j nhiều
Đánh khung nào ko quan trọng nếu kiểm soát được rủi ro. Quan trọng chuỗi thua đó làm sụt giảm tài khoản tối đa bao nhiêu tiền. Mình chia vốn ra làm 250 lần cho 1 lệnh. Nên DD thấp cũng đúng.
Chuỗi thua của bạn là 12 nhưng bạn win 1 rồi lại thua 12 và cứ lặp lại thì khi đủ 100 lệnh tối thiểu bạn đã mất sự kiểm soát rồi chứ đừng nói đến 3000 lệnh.
Ý mình nên đếm có bao nhiêu lệnh thua trong 100 hay 3k lệnh từ đó phân bổ vốn cho phù hợp. Chứ "chuỗi" không phù hợp cho việc tăng trưởng ổn định, có kiểm soát và lâu dài.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài rất hay và mọi anh em mới trade nên đọc và áp dụng. Mình xác định rủi ro trong mỗi giao dịch max là 2%/ tài khoản, đồng nghĩa với việc tài khoản mình giảm thì khối lượng cũng giảm và tài khoản tăng thì khối lượng giao dịch tăng lên, đôi khi khối lượng đặt lệnh tùy thuộc biến động thị trường, điểm vào lệnh xa dừng lỗ thì giảm khối lượng và ngược lại. Điều này giúp cho tâm lý mình rất ổn định dù lệnh có thắng hay thua, ra quyết định vào lệnh/ thoát lệnh rất dễ dàng bởi rủi ro luôn luôn trong sự kiểm soát thì chẳng còn phải sợ gì trong thị trường cả.
Cứ quy ước số tiền mất cho 1 lệnh là 1k$, thì dù R:r điều chỉnh bao nhiêu pip hay muốn thay đổi số lot tăng giảm miễn 1 lệnh cứ 1k thì là như nhau. Nhiều người hiểu sai về điều này. Nên bạn tư duy vậy đúng đó.
Còn cách phân bổ vốn mỗi người mỗi cách khác nhau vì điều chỉnh theo chiến lược, phương pháp riêng của họ nên mình không bàn tới.
Chúc bạn thành công !
 
Cứ quy ước số tiền mất cho 1 lệnh là 1k$, thì dù R:r điều chỉnh bao nhiêu pip hay muốn thay đổi số lot tăng giảm miễn 1 lệnh cứ 1k thì là như nhau. Nhiều người hiểu sai về điều này. Nên bạn tư duy vậy đúng đó.
Còn cách phân bổ vốn mỗi người mỗi cách khác nhau vì điều chỉnh theo chiến lược, phương pháp riêng của họ nên mình không bàn tới.
Chúc bạn thành công !
Đúng rồi bạn, phải mất rất nhiều tiền bạc và tinh thần mình mới hiểu được bài học quản lý vốn trong trading là quan trọng thế nào. Còn tiền là còn vô vàn cơ hội, mất tiền là mất tất cả.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên