Tại sao tôi lại thích biểu đồ của mình "trần trụi"?

Tại sao tôi lại thích biểu đồ của mình "trần trụi"?

Tại sao tôi lại thích biểu đồ của mình "trần trụi"?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,308
32,465
Xin chào cả nhà!

Sau đây chia sẻ trên trang tradersnest.com của Rich Fitton - một trader người Anh giao dịch từ năm 2003 nhé mọi người...

tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet1.jpeg

***​

Có thể bạn đã biết, tôi không phải là người yêu thích các chỉ báo kỹ thuật...

(Tôi đang nói về những thứ như chỉ báo Stochastic, MACD, RSI và tất cả những công cụ nghe có vẻ kỳ lạ khác).

Nếu bạn đã theo dõi tôi một thời gian thì có thể bạn đã nhận ra tôi là một trader thiên về " Price Action" ( hành động giá) thuần tuý hơn khi phân tích kỹ thuật. Và điều đó có nghĩa là tôi luôn tuân theo 3 điểm dữ liệu cốt lõi của bất kỳ chuyển động thị trường nào: giá, thời gian và khối lượng.

tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet2.png


Bây giờ, tôi không nói rằng các chỉ báo không hay không thể hoạt động hiệu quả. Nhiều trader vẫn kiếm sống tốt từ việc sử dụng chúng!

Nhưng, các chỉ báo kỹ thuật chỉ đơn giản biểu thị khác của giá, thời gian và khối lượng theo một cách nào đó. Họ sử dụng các công thức toán học và tính toán, sau đó, kết quả sẽ được hiển thị lên biểu đồ của bạn bằng một "chỉ báo" trực quan.

Vậy, chỉ báo có thể là một đường ngoằn nghèo nằm trên biểu đồ nến của bạn, hoặc nó có thể làm nổi bật các điều kiện được xác định trước theo một cách đặc biệt - nó có thể thay đổi màu nền của biểu đồ hoặc đặt dấu chấm màu bên dưới các cây nến nhất định đáp ứng tiêu chí cụ thể.

Và một vấn đề mà tôi dường như luôn gặp phải với các chỉ báo đó là yếu tố độ trễ thời gian.

Vào thời điểm có hành động thị trường mà một chỉ báo đề cập đến đã in ra biểu đồ, phần lớn biến động có thể đã kết thúc. Và việc giao dịch như thế thường có thể là một trường hợp khó chịu khi phải cứ mãi theo đuổi thị trường như một cái đuôi.

Tại sao tôi lại thích Price Action hơn các chỉ báo?


tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet3.jpg

Nếu đã là người đến sau, thế thì tại sao bạn lại không đi thẳng vào vấn đề luôn nhỉ?

Giao dịch trực tiếp theo hành động giá cũng có thể giúp bạn tránh được tình trạng "tê liệt phân tích". Đó là khi bạn có thể có một loạt các chỉ báo mâu thuẫn nhau, một số cho thấy thị trường có thể sẽ tăng giá, nhưng một số khác lại bảo thị trường có thể sẽ giảm giá. Nó có thể khiến các trader bối rối, không biết rõ mình nên làm gì.

tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet6.png

Như tôi đã nói trước đó, tôi không hề bảo rằng các chỉ báo không thể tăng thêm giá trị cho giao dịch của bạn, nhưng đối với tôi, chúng có xu hướng ngán đường bạn. Chúng bắt nguồn từ các yếu tố mà chúng ta đã có quyền truy cập trực tiếp, vậy tại sao bạn lại không học cách đọc hành động giá của thị trường và hoàn toàn kiểm soát giao dịch của chính bạn?

Khi bạn giao dịch bằng cách sử dụng các chỉ báo, bạn đang dựa vào cách giải thích điều kiện thị trường của người khác. Hãy nhớ rằng, ngay từ đầu, ai đó đã phải lập trình cách thức hoạt động của chỉ báo!

Nhưng để biểu đồ của bạn hoàn toàn "trần trụi" có thể là một bước ngoặt quan trọng, đặc biệt là nếu bạn đã quen với việc nhìn thấy các đường chỉ báo đó.

tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet7.jpeg

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có một cách tiếp cận 50/50 - tập trung vào hành động giá và sau đó đạt được lợi thế bổ sung từ việc áp dụng một loại chỉ báo nhất định?

Vâng, tin tốt là điều đó hoàn toàn khả thi!

Đường trung bình động không cung cấp cho bạn tín hiệu giao dịch, nhưng nó cótheer giúp bạn quyết định nên tìm kiếm giao dịch mua hay bán. Và việc có một cách rõ ràng giúp bạn đi đúng hướng trên thị trường như thế này sẽ mang lại một khởi đầu thuận lợi cho bất kỳ chiến lược giao dịch nào.



Đường trung bình động là gì?


Về cơ bản, có hai loại đường trung bình động thường được sử dụng:

1. Đường trung bình động giản đơn (SMA)


tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet4.jpeg

Được tính bằng cách chia tổng giá đổng cửa của một phạm vi nến cho số lượng nến trong phạm vi.

VÍ dụ: Đường SMA 100 kỳ cộng tất cả 100 mức giá đóng cửa trong phạm vi và chia chúng cho 100.

Sau đó, một đường trung bình động sẽ được vẽ trên biểu đồ ở mức giá kết quả của phép tính. Mỗi nến mới sẽ thay thế nến cũ nhất trong phạm vi, nên đường này liên tục được cập nhật khi thị trường đi lên hoặc xuống.

2. Đường trung bình động hàm mũ (EMA)


tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet5.png

Hoạt động theo cách tương tự như SMA, nhưng đường trung bình động hàm mũ EMA có trọng số hơn để mang lại tầm quan trọng lớn hơn cho các cây nến gần đây hơn. Đó là một cách để chỉ báo phản ứng nhanh hơn với những diễn biến giá gần đây.

Hiện nay, các trader sử dụng đường trung bình động theo một số cách sau:

Họ có thể sử dụng đường SMA 100. Họ sẽ mua khi giá cắt lên trên và bán khi giá cắt xuống dưới đường này.

Hoặc họ có thể sử dụng kết hợp các đường trung bình động để tạo ra tín hiệu mua/bán. Ví dụ: tín hiệu giao cắt từ đường trung bình động SMA 50 và SMA 100.

tai-sao-toi-lai-thich-bieu-do-tran-trui-traderviet8.png

Nhưng tôi nghĩ đường trung bình động có thể hữu ích nhất khi được sử dụng làm bộ lọc cho xu hướng. Chúng có thể giúp bạn quyết định nên giao dịch theo chiều mua - dự đoán các chuyển động cao hơn - hay sang chiều bán. Và sau đó, bạn có thể sử dụng chính hành động giá (những thứ như mô hình nến, mô hình từ chuyển động giá, hay các ngưỡng Fibonacci...) để thực sự vào và thoát lệnh.

Tôi không nghĩ bạn nên dựa vào mỗi mình đường trung bình động. Hãy cố gắng tập trung vào cả 3 yếu tố: giá, thời gian và khối lượng!


Tôi thích lối tư duy đối xử với các chỉ báo kỹ thuật như lối tư duy của một người chơi golf chuyên nghiệp đối xử với các lời khuyên của đồng môn. Anh ta sẽ nghe theo những lời khuyên về cách lựa chọn gậy, cách bố trí sân golf, nhưng chính anh - người chơi golf - mới là người phải thực hiện động tác backswing và đánh bóng của mình vào lỗ!

Nguồn: tradersnest.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 524 Xem / 25 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,451 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 509 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,884 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,339 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 190 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 124 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên