Tâm lý giao dịch là thứ vớ vẩn... Đây là lý do tại sao!!

Tâm lý giao dịch là thứ vớ vẩn... Đây là lý do tại sao!!

Tâm lý giao dịch là thứ vớ vẩn... Đây là lý do tại sao!!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Umar Ashraf là một day trader với hơn 9 năm kinh nghiệm giao dịch trên thị trường chứng khoán. Anh đồng thời là Founder của blog TradeZella.

Sau đây, Huệ sẽ "bóc băng" một chiếc clip chia sẻ của anh trên Youtube về lý do tại sao anh lại cho rằng "Tâm lý giao dịch là thứ vớ vẩn" nhé!


Bạn tin rằng tâm lý giao dịch là thứ đang ngăn cản bạn trở thành một trader có lợi nhuận?

Trong video này, tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao chúng ta, với tư cách là trader, lại có kiểu niềm tin như vậy.

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet9.jpeg

Chúng ta vốn dĩ không được sinh ra để kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng bởi vì một số vấn đề...

Chúng ta để cho cảm xúc của mình chen vào trading. Trading bao gồm 90% tâm lý, và điều này đúng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, có những giai đoạn nhất định mà trader chúng ta cần phải trải qua trước khi đối mặt với vấn đề tâm lý giao dịch.

Tôi sẽ đi sâu hơn vào vấn đề đó trong video này, bởi vì khi tôi mới bắt đầu trading, trời đất, tôi đã trade tốt trong vòng 1 tuần và rồi "của thiên trả địa" ngay sau đó vì tâm lý giao dịch của tôi rối tung cả lên, hoặc là tôi không hiểu rõ về cảm xúc của mình.

Một lần nữa, đúng là tâm lý giao dịch đóng một vai trò quan trọng, nhưng phải tới một cột mốc nhất định thì nó mới phát huy vai trò của mình. Có một cột mốc mà bạn cần tập trung vào đó!

Hãy để tôi giải thích...

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet1.png

Đây là nơi mà hầu hết trader muốn đến, phải không? Về cơ bản, ai nấy đều muốn kiếm được lợi nhuận. Bây giờ, vấn đề là, vào thời điểm một trader bắt đầu giao dịch và kiếm được chút đỉnh, họ sẽ bắt đầu trả lại số tiền đó cho thị trường, hay họ rơi vào chuỗi drawdown (sụt giảm tài khoản). Ngay lập tức, họ sẽ xuất hiện những cảm xúc.

Nhưng, câu chuyện của cảm xúc sẽ chưa được bàn sâu nếu như chúng ta chưa phát triển được một lợi thế. Vâng, yếu tố cảm xúc này là thứ gì đó chúng ta không thể nhảy vồ ngay vào được.


Vậy, phát triển một "lợi thế" nghĩa là gì?


tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet2.png

"Lợi thế" cộng với "cảm xúc" sẽ tạo ra một trader thành công, phải không? Nhưng, "lợi thế" mới là thứ nên được chinh phục trước, còn "cảm xúc" chỉ nên được chinh phục sau khi bạn đã có một lợi thế đã được chứng minh và thử nghiệm.

Phần lớn trader cố gắng chinh phục phần "cảm xúc" mà không hề có cho mình một "lợi thế". Mỗi lần họ không có lợi nhuận hoặc hiệu suất giao dịch đi xuống, ngay lập tức họ sẽ gán nguyên nhân là do yếu tố "cảm xúc" đó.

Vậy, làm sao để chúng ta xây dựng lợi thế?


Để có một lợi thế, có vài điều bạn cần phải làm với tư cách là một trader.

Thứ nhất, bạn cần hiểu cách tiếp cận của bạn với thị trường tổng thể là gì.

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet3.png

Ví dụ:
  • Tôi sẽ nhìn vào order flow (dòng lệnh).
  • Tôi tập trung vào hành động giá.
  • Toàn bộ ý tưởng giao dịch của tôi.
  • Cấu trúc và ý tưởng giao dịch của tôi dựa trên việc xác định sự khác biệt hoặc sự mất cân bằng giữa phe mua và phe bán. Nói một cách đơn giản, tôi tin rằng trong mỗi giao dịch hoặc một ngày giao dịch nhất định đều có sự mất cân bằng giữa phe mua và phe bán. Và công việc của tôi sẽ là xác định ai là người nắm quyền kiểm soát. Đó là nơi tôi có thường tìm kiếm một lợi thế và một số cơ hội tôi có thể tận dụng trên thị trường.
  • Sau đó, tôi sẽ xây dựng các setup mà tôi gọi là "playbook" (cẩm nang giao dịch). Và trong những setup này, tôi sẽ có cho mình những tiêu chí, chẳng hạn như "Opening Range Breakout" (phá vỡ ra khỏi vùng giá mở cửa) hay "Morning Flush".
tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet4.png

Rồi tiêu chí vào lệnh/ thoát lệnh cho từng setup là gì?

Chẳng hạn như với chiến lược Opening Range Breakout của tôi, đây là ví dụ về tiêu chí vào lệnh và thoát lệnh trong playbook của tôi:

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet5.png



Và mỗi lần tôi thực hiện một giao dịch, tôi phải đảm bảo rằng những tiêu chí này được đáp ứng.

Vậy, tiêu chí vào lệnh có thể là điều kiện thị trường cho từng công cụ cụ thể. Ví dụ, với Opening Range Breakout, tôi sẽ tìm kiếm các khoảng trống giá (gap), tin tức...

Và một lần nữa, những điều này phụ thuộc vào setup của bạn là gì, cách tiếp cận thị trường của bạn ra sao.

Bây giờ, khi tôi đã thiết lập xong setup của mình, công việc của tôi sẽ chuyển sang khâu backtest, backtest và backtest. Hãy đảm bảo bạn luôn backtest một chiến lược giao dịch nhé!

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet6.png

Khi backtest chiến lược, tôi sẽ áp dụng các quy tắc mà tôi đã thiết lập. Về cơ bản, tôi đang sử dụng các quy tắc này để hiểu rõ về các tiêu chí vào lệnh mà tôi có thể sử dụng trong quá khứ cũng như trong tương lai.

Khi các quy tắc này được đặt ra, tôi sẽ quay ngược thời gian trên các công cụ cụ thể và kiểm tra xem các quy tắc này diễn ra như thế nào. Tôi sẽ làm đi làm lại việc này nhiều lần. Tôi sẽ theo dõi dữ liệu này bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của setup, thời điểm tốt nhất để setup này hoạt động là khi nào, hay tôi có cảm thấy thoải mái không?

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet7.png

Khi đã backtest xong setup, tôi sẽ chuyển sang khâu forward-test, bằng tiền thật, một lượng tiền cực nhỏ.

Tôi sẽ thử nghiệm cách tiếp cận này trên thị trường cho đến khi có một lượng dữ liệu kha khá. Khi đó, tôi mới áp dụng nó vào thị trường với nhiều vốn hơn.

Bây giờ, khi đã xong xuôi các bước trên, thì mới là lúc cảm xúc được chú ý đến. Đó là lúc bạn cần làm chủ tâm lý của mình.

tam-ly-giao-dich-vo-van-traderviet8.png

Như tôi đã nói, có một lợi thế và làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn trở thành một trader thành công. Nhưng vấn đề với phần lớn trader là, họ nhảy ngay vào yếu tố cảm xúc mà chưa tìm được một lợi thế phù hợp.


Vậy, tuỳ thuộc vào nơi bạn đang đứng trong sự nghiệp giao dịch của mình:

Thứ nhất, hãy đảm bảo bạn có một hệ thống phù hợp đã được backtest, forward-test với số vốn tối thiểu (bởi vì bạn sẽ không để cảm xúc chiếm quyền kiểm soát). Cảm xúc bắt đầu xuất hiện khi bạn mạo hiểm một lượng vốn quá lớn. Nhưng nếu bạn thử nghiệm với lượng vốn nhỏ, bạn sẽ dễ đo lường liệu chiến lược có hoạt động hay không.

Và sau khi bạn đã tăng quy mô vốn ổn áp, đó mới là lúc bạn biết mình sẽ phải giải quyết phần cảm xúc.

Hỡi anh em trader, đừng mắc kẹt vào cái bẫy giống như tôi đã từng. Tôi biết, rất nhiều trader ngoài kia vẫn đang đổ lỗi cho cảm xúc và tâm lý giao dịch. Nhưng bạn chỉ nên làm điều đó khi và chỉ khi đã phát triển một lợi thế mà thôi!

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Quá hay.Mọi thứ đều cẩn time trải nghiệm và cảm ngộ...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 193 Xem / 3 Trả lời
  • black trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 9,831 Xem / 18 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,613 Xem / 23 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,980 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,113 Xem / 40 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 213 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,543 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 514 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên