Tất cả kiến thức về thanh khoản (Liquidity) mà một trader cần nắm

Tất cả kiến thức về thanh khoản (Liquidity) mà một trader cần nắm

Tất cả kiến thức về thanh khoản (Liquidity) mà một trader cần nắm

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Bài viết này chúng ta tìm hiểu thêm kiến thức về thanh khoản, mặc dù mình đã có khá nhiều bài viết về thanh khoản tuy nhiên thì muốn thành thạo việc xác định chúng trên biểu đồ sẽ cần nhiều thời gian và khi bạn đọc càng nhiều kiến thức về thanh khoản, bạn sẽ càng nắm được cách chúng hoạt động và xác định chúng trên biểu đồ như thế nào.

Thanh khoản thường được những trader giao dịch theo hệ thống SMC sử dụng, tuy nhiên nếu như bạn không giao dịch theo hệ thống này thì vẫn cần nắm được cách xác định chúng trên biểu đồ. Không chỉ có thể giúp bạn tránh được khả năng bị quét dừng lỗ mà còn có thể giúp bạn vào lệnh được chính xác hơn.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách thị trường đặt lệnh, tạo ra những vùng thanh khoản và làm sao chúng ta xác định được nó trên biểu đồ.

Thanh khoản là gì?


Đây là cách thị trường đặt lệnh và trong hành động giá thì điều này là điều rất quan trọng. Thanh khoản chính là một trong những yếu tố mà các tổ chức lớn sẽ dựa vào để đặt lệnh và việc đọc hành động giá của chúng ta cũng nên dựa trên yếu tố này mà thực hành.

Thuật toán sẽ di chuyển một cách có hệ thống để tìm kiếm các điểm dừng lỗ cũng như các lệnh buy stop hoặc sell stop. Đó chính là những vùng có thanh khoản mạnh mẽ, thị trường sẽ tìm về những vùng giá như vậy.

Có 2 vùng giá có thanh khoản mà bạn cần nắm thôi:
  • Đỉnh hoặc đáy trước đó
  • Vùng mất cân bằng
Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-11-9_15-17-29.png

Các đùng đỉnh đáy trước đó hoặc vùng mất cân bằng là những vùng mà thuật toán sẽ tìm kiếm và di chuyển về đó vì những vùng đó là những vùng tồn tại nhiều thanh khoản.

Các bạn nhìn hình trên có thể thấy giá tìm về vùng đỉnh trước đó và vùng mất cân bằng và sau đó thì đảo chiều.

Những vùng này rất dễ nhận biết trên biểu đồ nên không quá khó khăn để bạn có thể xác định được chúng.






Làm thế nào xác định phương hướng của giá?


Một cách đơn giản nhất đó là sử dụng thanh khoản của cấu trúc lớn và cấu trúc nhỏ để xác định.

Nếu như bạn xác nhận được rằng một nhóm thanh khoản của cấu trúc lớn đã bị thị trường lấy đi thì bạn cần phải tìm thanh khoản của cấu trúc nhỏ tiếp theo vì đó là vùng thanh khoản tiếp theo mà thị trường có thể tìm đến để cân bằng lại.

Các bạn nhìn hình bên dưới, thị trường quét đáy trước đó của cấu trúc lớn, điều này có nghĩa là thanh khoản đáy của cấu trúc lớn đã bị lấy đi, và vùng thanh khoản tiếp theo bạn cần dựa trên cấu trúc nhỏ hơn để xác định:

upload_2023-11-9_15-16-39.png

Tương tự ở biểu đồ này:

upload_2023-11-9_15-18-20.png



Ta thấy thanh khoản đáy của cấu trúc lớn bị lấy trước tiên, sau đó thị trường bật tăng lên lấy thanh khoản đỉnh của cấu trúc lớn và quay đầu giảm về thanh khoản của cấu trúc nhỏ hơn.

Đối với thanh khoản của cấu trúc lớn thì các bạn nên xác định ở dạng đỉnh hoặc đáy trước đó và thanh khoản của cấu trúc nhỏ thì có thể xác định ở dạng vùng mất cân bằng.

Và đơn giản nhất cho các bạn là cấu trúc thì xác định ở những khung thời gian lớn một chút như khung ngày khung tuần.

Như hình bên dưới là đỉnh đáy của cấu trúc lớn:

upload_2023-11-9_15-18-59.png


Còn cấu trúc nhỏ thì chúng ta có thể sử dụng khung thời gian thấp hơn như khung H4 và H1.

Như hình dưới là vùng mất cân bằng của cấu trúc nhỏ:

upload_2023-11-9_15-19-27.png





Điều này ảnh hưởng đến giao dịch trong ngày như thế nào?


Nếu như bạn thấy một nhóm thanh khoản của cấu trúc lớn đã bị thị trường khai thác thì giá sẽ từ chối việc loại bỏ các đỉnh hoặc đáy của cấu trúc nhỏ hơn và thay vao đó sẽ di chuyển khỏi vùng mất cân bằng.

Đó cũng là lời giải cho biểu đồ của cặp GBPUSD trong những ngày qua. Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-11-9_15-19-52.png


Ta thấy cặp tiền này, sau khi giá quét thanh khoản ở đáy trên cấu trúc lớn xong thì giá từ chối tăng lên và quét tiếp thanh khoản đỉnh, cho dù là khi thanh khoản đang ở dạng LRLR như hình trên.

Chúng ta thấy, thay vào đó thì giá lại tái cân bằng những vùng mất cần bằng và tiếp tục giảm giá trở lại.

Điều này có nghĩa là thanh khoản của cấu trúc lớn có thể mất cân bằng. Vậy cho nên nếu như bạn thấy một vùng đỉnh hoặc đáy của cấu trúc lớn bị thị trường quét thì bạn có thể trở về khung thời gian thấp hơn và tìm kiếm thiết lập giao dịch của mình ở những vùng mất cân bằng.

Tất nhiên là việc giao dịch như thế nào, thiết lập vào lệnh như thế nào thì cần phải dựa theo phong cách giao dịch của bạn rồi nhé.



Nói tóm lại


Thanh khoản là những vùng giá mà thị trường có xu hướng tìm đến, dựa vào những vùng này bạn có thể nhanh chóng tìm được mục tiêu của giá cũng như thiết lập giao dịch của mình.

Đơn giản nhất đó chính là dựa vào đỉnh đáy cũ và vùng mất cân bằng trên thị trường. Trong đó:
  • Đỉnh đáy cũ được sử dụng làm thanh khoản cho cấu trúc lớn
  • Vùng mất cân bằng được sử dụng làm thanh khoản cho cấu trúc nhỏ
Và kiểu hành giá thường thấy nhất đó chính là thanh khoản cấu trúc lớn bị quét và sau đó thì giá trở về tìm đến vùng mất cân bằng trên cấu trúc nhỏ.

Dựa vào 2 điểm này thôi bạn đã có thể nhanh chóng xác định được những vùng giá tồn tại thanh khoản trên biểu đồ rồi.

Hy vọng bài viết này hữu ích với anh em, giúp anh em biết thêm kiến thức về thanh khoản nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên