Tất tần tật về Order Book - Phần 2: Các tín hiệu quan trọng trong Order Book

Tất tần tật về Order Book - Phần 2: Các tín hiệu quan trọng trong Order Book

Tất tần tật về Order Book - Phần 2: Các tín hiệu quan trọng trong Order Book

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,423
29,093
Bây giờ chúng ta đi tiếp phần 2 của chuỗi bài về Order Book. Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:



Phần 2: Các tín hiệu cơ bản


Trong phần đầu tiên của loạt bài này chúng ta đã nắm được các nguyên tắc cơ bản của việc hình thành Order Book. Ở phần thứ hai này chúng ta sẽ nói về các tín hiệu cơ bản được hình thành bởi Order Book.

Order Book có 4 tín hiệu cơ bản, trong đó có 2 tín hiệu cho Order Book bên trái và một vài tín hiệu của Order Book bên phải.

1. Tín hiệu tích lũy của các lệnh dừng lỗ (Order Book bên trái)

Một trong những câu nói khá nổi tiếng trong thị trường ngoại hối đó là những người chơi lớn trên thị trường ám ảnh về mức dừng lỗ của những nhà giao dịch nhỏ lẻ. Chúng ta không biết được điều gì nằm đằng sau đó, liệu lệnh dừng lỗ được thiết lập bởi trực giác ở các mức mà giá sẽ di chuyển tới hay giá sẽ chuyển theo chúng một cách có chủ ý.

Tuy nhiên thì chúng ta có thể xác định được điều này bằng kinh nghiệnm thu được trong quá trình quan sát Order Book rằng giá tìm kiếm các điểm dừng lỗ và khiến chúng kích hoạt khi có cơ hội sớm nhất.

Mà như các bạn thấy thì các điểm dừng lỗ này được thể hiện rất rõ ràng trên Order Book. Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-8_10-6-49.png


Nhưng không phải tất cả vùng tích lũy các điểm dừng lỗ đều hoạt động. Có một số tiêu chí mà sự tích lũy phải được đáp ứng để có thể sử dụng nó làm tín hiệu cho chúng ta.

Hình dạng của sự tích lũy thường có thể được nhìn thấy trong hình bên dưới đây:

upload_2024-1-8_10-7-24.png

Và đối với sự tích lũy, chúng ta cần có những điều kiện bên dưới đây:
  1. Điều quan trọng là nó trông giống như một sự tích lũy thực sự chứ không phải là một cột duy nhất trên Order Book
  2. Nó phải gần với giá hiện tại trong phạm vi +/-100 điểm
  3. Khối lượng tối đa là lúc bắt đầu tích lũy (gần với giá hiện tại)
  4. Các lệnh giới hạn (màu cam) phải ở vị trí thấp hơn hoặc ở mức với các điểm dừng lỗ. Hãy xem ví dụ ở hình trên.
  5. Số lượng lệnh giới hạn (lệnh Limit) phải ít hơn hoặc gần bằng số lượng lệnh dừng lỗ
Đối với chúng ta thì việc tích lũy này bao gồm những loại lệnh nào không quá quan trọng (nó có thể bao gồm những lệnh dừng lỗ và những lệnh Buy/sell Stop) vì hai loại lệnh này sẽ giống hệt nhau dưới góc nhìn của nhà tạp lập thị trường.

Những điểm được mô tả ở trên không báo hiệu sự đảo chiều của giá hay tiếp tục xu hướng mà nó đóng vai trò như một mức giá mục tiêu trong thực tế. Chúng ta cần sử dụng những vùng tích lũy đó như là mục tiêu cho chiến lược giao dịch cũng như là đặt những điểm chốt lời quanh mức này.



2. Hỗ trợ kháng cự (Order Book bên trái)

Trong Order Book bên trái, lệnh chốt lời và lệnh Limit có màu cam. Sự tập trung của những lệnh này gần với giá hiện tại có thể đóng vai trò như là ngưỡng hỗ trợ kháng cự cho chúng ta.

Một số lượng nhỏ hoặc hoàn toàn không có điểm dừng lỗ ở cấp độ này là điều kiện cần để các cấp độ tương tư hoạt động. Nếu như có điểm dừng lỗ quanh vùng này thì tín hiệu sẽ bị hủy.

Các bạn nhìn hình bên dưới về ví dụ thực tế về mức hỗ trợ:

upload_2024-1-8_10-8-26.png

  • Đầu tiên chúng ta có thể thấy được sự tích lũy có thể được coi là hỗ trợ.
  • Sau đó thì bạn có thể thấy được là giá đã tiếp cận mức hỗ trợ này trong hình thứ hai
upload_2024-1-8_10-9-0.png

  • Và ở bức hình thứ ba thì giá bật ra khỏi mức hỗ trợ và di chuyển lên trên
upload_2024-1-8_10-9-22.png

Những tín hiệu này cho bạn thấy được nơi giá sẽ không di chuyển. Tuy nhiên thì chúng kém tin cậy và mạnh mẽ hơn so với các tín hiệu được tạo ra bởi sự tích lũy của những lệnh dừng lỗ.

Nhìn chung thì bạn nên giao dịch theo hướng ngược lại với những mức này.






3. Sự tích lũy của những giao dịch thua lỗ (Order Book bên phải)

Những nhà giao dịch không thành công lắm thường có xu hướng chờ đợi những giao dịch thua lỗ. Họ có thể giữ được vị thế thua lỗ trong nhiều tuần chỉ để đóng lệnh giao dịch đó ở mức huề vốn.

Thói quen và hành vi này của những nhà giao dịch thua lỗ tạo ra những cụm giao dịch lớn như vậy,. Ngược lại các nhà tạo lập thị trường lại thích sử dụng hành vi của những nhà giao dịch cứng đầu này làm động lực.

Kế hoạch của họ rất đơn giản. những nhà giao dịch thua lỗ này sẽ bị các nhà tạo lập thị trường tạo áp lực tâm lý. Tức là hó sẽ thao túng giá ngược lại với đám đông. Sớm hay muộn gì thì những nhà giao dịch thua lỗ này cũng sẽ phải đóng giao dịch của mình bằng lệnh dừng lỗ và mỗi một giao dịch được đóng sẽ khiến cho giá đi ngược lại với đám đông đang giữ những lệnh thua lỗ kia.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-8_10-10-7.png


Khi phân tích những vùng tích lũy của những lệnh thua lỗ thì điều quan trọng là phải tính đến giá trị ròng và tất cả các lệnh để không bỏ sót thông tin nào.

Chúng ta cũng có thể sử dụng những lệnh tích lũy này như một tấm bạt lò xo để giá bật lên. Thuật ngữ “tấm bạt lò xo” là thuật ngữ phù hợp trong điều kiện này vì giá có thể chìm sâu vào trong sự tích lũy này trước khi tăng vọt lên sau khi lấy được đà.

Các bạn nhìn hình bên dưới là cách tấm bạt lò xo hoạt động (các bạn xem diễn tiến từng hình nhé):

upload_2024-1-8_10-10-43.png

upload_2024-1-8_10-11-36.png


upload_2024-1-8_10-12-1.png


upload_2024-1-8_10-12-23.png


Lưu ý là khi giá đã chìm vào trong vùng tích lũy các giao dịch thua lỗ và sau đó đảo chiều theo hướng ngược trong các trường hợp tương tự khác, thì giá có thể chìm trong toàn bộ độ sâu của vùng tích lũy này chẳng hạn lên tới mức 1.0900 như trong hình trên.

Chất lượng của tín hiệu được tạo ra từ sự tích lũy của những người bán thua lỗ sẽ được cải thiện đáng kể, nếu không thấy sự tích lũy tương tự tạo ra các tín hiệu ngược lại từ phía người mua và ngược lại.

Ngoài việc cho thấy được là giá có thể bật khỏi vùng tích lũy, thì vùng này còn có thể cho chúng ta biết được nơi sẽ đặt điểm dừng lỗ. Như hình bên dưới:

upload_2024-1-8_10-12-44.png

Trong trường hợp nếu giá chạm mức dừng lỗ của bạn thì nhiều khả năng là giá sẽ đi xa hơn.

4. Vùng tích lũy của những giao dịch có lợi nhuận (Order Book bên phải)

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-8_10-13-9.png



Sự tích lũy như vậy thường xảy ra khi thực hiện những hành động “lừa đảo” (hay còn gọi là cú lừa của thị trường), như ví dụ giá tăng theo một hướng rồi sau đó quay ngược đầu giảm giá ngay sau đó.

Khối lượng lớn giao dịch có lợi nhuận xuát hiện trên thị trường đúng vào thời điểm đỉnh điểm của đợt tăng giá này.

Các nhà giao dịch có lợi nhuận được đánh dấu màu cam trong Order Book. Khi có quá nhiều lệnh thắng trên thị trường thì đó là tín hiệu báo hiệu cho thấy một sự đảo chiều có thể xảy ra. Đó là do các giao dịch thắng được đóng nhanh hơn nhiều so với những giao dịch thua lỗ nên mỗi giao dịch được đóng sẽ đẩy giá giảm ngược trở lại một cách nhanh chóng.

Theo quy luật thì một nhóm giao dịch thắng sẽ tồn tại trên thị trường trong một thời gian ngắn và sau đó biến mất hoặc giá quay tở lại biên lợi nhuận thành thua lỗ.

Những sự tích lũy này ít được nhìn thấy hơn trong giá trị ròng nhưng nó có thể được thấy trong tất cả các đơn đặt hàng được thể hiện trên Order Book. Tuy nhiên việc tích lũy có thể được coi là đúng nếu như nó ít nhất được thể hiện một phần trong giá trị ròng.

Các bạn nhìn ví dụ bên dưới:

upload_2024-1-8_10-13-34.png


Những điều quan trọng cần chú ý khi sử dụng tín hiệu của Order Book


Order Book cần được phân tích một cách toàn diện, bạn không nên mở giao dịch vì một lý do duy nhất là có cụm lệnh dừng lỗ trên thị trường. Sẽ tốt hơn nếu như những tín hiệu khác cùng chỉ ra cùng một hướng.

Thường thì bạn sẽ thấy những tín hiệu này sẽ mâu thuẫn lẫn nhau. Nếu các bạn mới tham gia thị trường Forex thì tốt hơn không nên giao dịch cho đến khi bạn có được thiết lập hoặc danh sách những nguyên tắc giao dịch của riêng mình và biết được chính xác tín hiệu nào bạn nên ưu tiên tại thời điểm nhất định.

Đừng vội tìm kiếm điểm vào lệnh vì Order Book tạo ra được cho bạn trung bình 2-3 tín hiệu giao dịch cho mỗi cặp tiền tệ mỗi tuần. Khi đó mức dừng lỗ và chốt lời trung bình phải nằm trong khoảng từ 40-100 điểm.

Ngoài ra thì các bạn nên cẩn thận với các tín tức. Vấn đề ở đây không phải là giá sẽ di chuyển theo hướng ngược lại mà thực tế thì nó có thể chệch đáng kể so với quỹ đạo dự kiến. Sẽ có những trường hợp bạn thấy là bạn đã giao dịch đúng hướng nhưng lệnh dừng lỗ của bạn thì đã bị thị trường khớp trước khi bạn kiếm được lợi nhuận.

Luôn thực hiện quản lý vốn và đừng mong đợi là tín hiệu từ Order Book sẽ chính xác 100%.

Hết phần 2.

Mời anh em ngâm cứu nhé.

Trích nguồn: fxssi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 827 Xem / 41 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,401 Xem / 95 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 330 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 309 Xem / 14 Trả lời
  • BlackBlues trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 624,170 Xem / 3,585 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 454 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên