Tất tần tật về Order Book - Phần 3: Thời điểm có tin tức Order Book sẽ thay đổi thế nào?

Tất tần tật về Order Book - Phần 3: Thời điểm có tin tức Order Book sẽ thay đổi thế nào?

Tất tần tật về Order Book - Phần 3: Thời điểm có tin tức Order Book sẽ thay đổi thế nào?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,433
29,123
Tiếp tục phần 3 về loạt bài Order Book. Phần 2 đã đề cập đến cho anh em những tín hiệu cơ bản mà Order Book cung cấp. Ở phần này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các thông tin bên trong và bên ngoài Order Book.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì các bạn có thể xem lại ở link bên dưới nhé:



Order Book cho từng cặp tiền khác nhau sẽ có tín hiệu và hình dạng khác nhau


Các bạn nhìn hình bên dưới là Order Book của 3 cặp tiền tệ khác nhau và như các bạn thấy ở hình bên dưới thì Order Book của mỗi cặp nhìn khác nhau:

upload_2024-1-11_11-34-18.png


Order Book cho mỗi cặp tiền tệ khác nhau sẽ tạo ra các tín hiệu khác nhau. Có nhiều khả năng liên quan đến tính thanh khoản và mức độ phổ biến của các cặp tiền này.

Các cặp tiền tệ có tính thanh khoản thấp như trong hình bên dưới rất khó phân tích được cụ thể do mẫu của cặp tiền này khá ít. Những sai lệch so với tổng số liệu thống kê thường xảy ra do khối lượng giao dịch của những cặp tiền này quá nhỏ:

upload_2024-1-11_11-35-14.png


Hãy tưởng tượng rằng chỉ có 20 giao dịch cho cặp tiền GBPCHF được hiển thị trong Order Book, con số này quá nhỏ để có thể cung cấp cho chúng ta tín hiệu chính xác từ Order Book.



Vậy thì cặp tiền nào có tính thanh khoản lớn và những cặp tiền nào có tính thanh khoản ít?

Các bạn nhìn vào hình trên có thể thấy được rằng các cặp tiền chính thường là những cặp tiền có tính thanh khoản lớn. Nếu như chúng ta xây dựng biểu đồ về chất lượng tín hiệu cho các cặp tiền này thì nó sẽ trông gần giống như biểu đồ được hiển thị ở hình trên. Tức là cặp EURUSD sẽ tạo ra tín hiệu chất lượng nhất và cặp GBPCHF là cặp tạo ra tín hiệu không chính xác nhất.

Bên cạnh tất cả những điều này, các tín hiệu được tạo ra và trông khác nhau. Các tín hiệu nhận được từ đồng GBP khác với các tín hiệu được hình thành bởi đồng EUR,..

Sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn tự mình quan sát cácc cặp tiền này để hiểu rõ hơn về từng cặp tiền theo thời gian.

Có một số cặp tiền có thể bị can thiệp, đặc biệt là cặp USDJPY. Vấn đề của cặp tiền này là các tín hiệu do sổ lệnh tạo ra thường bị bỏ qua và đôi khi nó di chuyển theo hướng ngược lại.

Trong phần này thì ví dụ của chúng ta chủ yếu tập trung vào cặp EURUSD, chúng ta dùng tín hiệu từ cặp tiền này để mô tả cho các tín hiệu cần thiết từ Order Book. Việc học từ cặp tiền này dễ dàng hơn vì nó cung cấp cho chúng ta những hình ảnh rõ hơn và tín hiệu từ cặp tiền này cũng đáng tin cậy hơn.

Order Book và tin tức


Ngoài việc quan sát Order Book thì chúng ta cũng có một quan sát quan trọng hơn.

Giá có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những dữ liệu được cung cấp bởi Order Book hơn là dữ liệu được công bố trong khi phát hành tin tức. Chúng ta không nói rằng Order Book làm thay đổi hành động giá nhưng như đã đề cập nhiều lần thì Order Book hiển thị một mô hình đầy đủ rất giống với thị trường nói chúng.

Và như bạn thấy thì trong thực tế có rát nhiều tường hợp bạn thấy rằng thị trường giảm giá mạnh sau khi có tin tức tích cực. Việc giá đi ngược lại với tin tức hoặc thậm chí là không có thay đổi gì sau tin tức là điều mà chúng ta thường thấy.

Vấn đề là tin tức cơ bản có tác động lâu dài mà không phải lúc nào cũng được chú ý và các sự kiện xảy ra trong quá trình phát hành tin tức là những suy đoán ngắn hạn nhằm mục đích làm tăng sự biến động trên thị trường.

Và có thể nói rằng Order Book là một trong những chỉ báo cực kỳ phù hợp cho việc giao dịch tin tức.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-11_11-36-32.png

Ta thấy trước khi thị trường có tin và sau khi tin tức được công bố thì Order Book có sự thay đổi lớn. Các lệnh được đặt nhiều hơn chứng tỏ thị trường biến động mạnh hơn trong giai đoạn này.

Đôi khi ta thấy Order Book có vẻ như đang chuẩn bị cho những tin tức quan trọng. Tuy nhiên thì thực tế không phải là các nhà giao dịch buộc phải mở giao dịch, chỉ là chúng ta có thể nhìn vào Order Book tại một thời điểm nào đó và đánh giá được thị trường thời điểm đó để có thể lên chiến lược.

Có ai có thực sự kiếm được lợi nhuận từ việc giao dịch tin tức thông qua Order Book hay không?

Tốt nhất thì bạn không nên thử cho đến khi nắm được cách thức đọc cũng như vận dụng tín hiệu từ Order Book vào việc giao dịch. Vì nếu như không nắm được thì gần như phần lớn khả năng điểm dừng lỗ của bạn sẽ bị kích hoạt hoặc bạn sẽ khó nhận thấy được bản thân đang nằm trong một nhóm các nhà giao dịch thua lỗ.






Phân tích động lực hình thành Order Book


Một điều mà mình có nói ở phần 1 rồi, đó phải phân tích được động lực của việc hình thành Order Book, bạn có thể làm được điều đó bằng việc di chuyển con chuột qua biểu đồ trong công cụ DOM, có thể thể hiện được ảnh chụp nhanh của Order Book trước đó.

Bạn có thể nhận thấy được rằng khối lượng ở một vài vùng giá tốt hơn so với những vùng khác. Bản thân hoạt động diễn ra trong Order Book cũng báo hiệu cho chúng ta sự biến động của thị trường hiện tại. Nếu các giao dịch và lệnh mới xuất hiện chậm trong Order Book điều đó có nghĩa là không đáng mong đợi những hoạt động mạnh mẽ trên thị trường.

Khi phiên giao dịch tại Hoa Kỳ kết thúc thì hoạt động trong Order Book cũng giảm đáng kể, hầu hết các nhà giao dịch được hiển thị trong Order Book đều là người Mỹ nên chúng ta có thể đánh giá được rằng những tín hiệu của Order Book lúc ban đêm sẽ không được tốt lắm.

Giao dịch thông minh và thêm lệnh giao dịch


Giao dịch thông minh là giao dịch với quy mô lớn ( >100 lot) được thực hiện bởi khách hàng của nhà môi giới với số tiền đặt cọc bắt buộc khoảng 200.000$. Số tiền đặt cọc càng lớn thì nhà giao dịch càng kiếm được nhiều lợi nhuận.

Làm sao để xác định được dòng tiền thông minh đang giao dịch?

Dòng tiền thông minh có một đặc điểm đặc trưng đó là nó xuất hiện ngay lập tức trong Order Book. Có nghĩa là bạn có thể không thấy được sự có mặt của họ trong ảnh chụp Order Book trước đó nhưng lại xuất hiện trong ảnh chụp hiện tại. khối lượng giao dịch của họ cũng đáng chú ý nó phải chiếm hơn 1.5% trong tổng số khách hàng có trong Order Book.

Và đây là hình ảnh của tiền thông minh:

upload_2024-1-11_11-38-34.png




Ở trường hợp này chúng ta thấy giao dịch có cả điểm dừng lỗ và chốt lời nhưng có thể có những trường hợp chỉ có một trong 2 điểm này thôi.

Việc giao dịch như thế này có thể giúp lựa chọn được mục tiêu lợi nhuận phù hợp hoặc đóng giao dịch nếu như giao dịch đó sai.

Lưu ý rằng tín hiệu từ thành phần này tạo ra trái ngược với các tín hiệu cơ bản do Order Book cung cấp mà bạn không nhận thấy được sự có mặt của họ kịp thời thì thì bạn có thể tham gia thị trường và đặt mục tiêu lợi nhuận củ mình ở mức dừng lỗ mà họ đặt. Tuy nhiên thì bạn cần phải ý thức được rằng luôn có rủi ro có thể xảy ra với giao dịch của bạn.

Những giao dịch như vậy nhìn chung không xuất hiện thường xuyên và bạn cũng không nên sử dụng chúng làm cơ sở duy nhất cho chiến lược của mình, tuy nhiên thì điều cần thiết là bạn cần phải biết rằng chúng tồn tại.

Ngoài tiền thông minh ra thì người ta có thể thấy việc thêm lệnh ở những điểm khối lượng sai. Về bản chất chúng giống nhau, đối với bạn bạn sẽ thấy có vẻ nhiều lệnh chờ ở cấp độ này nhưng thực tế thì bạn thực sự đang bị lừa và giá sẽ không phản ứng đúng mức với chúng.

Việc thêm lệnh giao dịch được xác định dựa trên nguyên tắc giống như những giao dịch thất bại vậy, ban đầu không có khối lượng nhưng sau đó thì có khối lượng lớn. Ngoài ra thì khối lượng có thể biến mất rồi xuất hiện lại sau đó và không thể tìm thấy ở một cấp độ cụ thể.

Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ về khối lượng sai:

upload_2024-1-11_11-38-57.png



Bạn có thể thấy việc thêm lệnh hay thêm tiền vào những cặp có thanh khoản thấp thường xuyên. Tuy nhiên thì chúng ta nên cần bỏ qua những tín hiệu khối lượng sai này khi phân tích Order Book.

Còn tiếp....

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: fxssi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 414 Xem / 31 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 646 Xem / 29 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 298,887 Xem / 1,408 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 1 Trả lời
  • Nguyen EA trong Hội Trader giao dịch Quỹ 169 Xem / 2 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 163,703 Xem / 417 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên