Tất tần tật về Order Book - Phần 4 - Hồi cuối: Tín hiệu DOMs

Tất tần tật về Order Book - Phần 4 - Hồi cuối: Tín hiệu DOMs

Tất tần tật về Order Book - Phần 4 - Hồi cuối: Tín hiệu DOMs

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,433
29,123
Tiếp tục phần nội dung còn lại của phần 4, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 2 tín hiệu còn lại mà công cụ DOMs cung cấp cho chúng ta và cách áp dụng nó vào trong việc phân tích cũng như giao dịch như thế nào nhé.

Anh em nào chưa xem phần trước thì đọc lại ở link bên dưới này:



Tỷ lệ các nhà giao dịch có lợi nhuận và thua lỗ


Các bạn nhìn hình bên dưới, phần dưới cùng bên tay phải, được khoanh tròn:

upload_2024-1-23_11-44-33.png

Trong đó chú ý phần bên dưới tay phải, có màu cam và màu xanh. Phần màu cam là các vị thế có lợi nhuận và màu cam là những vị thế thua lỗ. Vị thế thua hay thắng này có thể là của người mua và người bán chứ không phân biệt rõ ràng ra nhé.

Và như đề cập trước đó thì các nhà giao dịch có lợi nhuận sẽ đóng giao dịch của họ nhanh hơn các giao dịch thua lỗ vì vậy số lượng nhà giao dịch thua lỗ sẽ luôn nhiều hơn nhà giao dịch có lợi nhuận. Thông thường tỷ lệ này rơi vào khoảng 35% và 65%.

Có hai lựa chọn cho bạn có thể áp dụng được tỷ lệ này trong quá trình giao dịch.

Đầu tiên đó là xác định được thời điểm các lệnh Stop bị loại bỏ khỏi thị trường. Mà như các bạn biết là loại bỏ chính là một động thái giá sai lầm với mục đích xóa bỏ những người chơi quá mức khỏi thị trường nhằm di chuyển theo hướng ngược lại.

Khi phân tích biểu đồ trần, thật khó hiểu nếu như có tín hiệu quét như thế. Tuy nhiên nếu như bạn áp dụng tỷ lệ những trader có lợi nhuận hoặc thua lỗ vào những trường hợp này thì lại thấy dễ dàng hơn rất nhiều.

Hãy xem xét trường hợp bên dưới:

upload_2024-1-23_11-45-1.png


Ta thấy động thái giá giảm xuống trong trường hợp này là một động thái sai của thị trường. Và sau đó thì giá tăng lên mạnh mẽ.

Nhìn vào biểu đồ bên dưới:

upload_2024-1-23_11-45-16.png

Nếu như chúng ta tạo biểu đồ dựa trên tỷ lệ những giao dịch có lợi nhuận hoặc thua lỗ cung cấp, chúng ta có thể thấy được những điểm tín hiệu này hoạt động.

Những điểm đỉnh của giá trị lợi nhuận này sẽ xác định được những điểm đảo chiều hoặc điểm bắt đầu cú điều chỉnh trong thị trường.

Vấn đề là chúng ta không biết được khi nào thì đỉnh cao nhất sẽ xuất hiện. nếu đúng như thế thì chúng ta cần xem điều gì đang xảy ra trong sổ lệnh.

Lựa chọn thứ hai khi sử dụng tỷ lệ này đó là phân tích nó như một chỉ báo về xác định xu hướng.
Khi tỷ lệ nhà giao dịch có lợi nhuận tăng lên trong một biến động giá, điều đó có nghĩa là bản thân biến động đó trở nên quá rõ ràng và giá sẽ sớm đảo chiều.

Mặt khác, nếu tỷ lệ các nhà giao dịch có lợi nhuận giảm đi giá biến động thì điều này cho thấy đám đông trên thị trường bỏ qua động thái đó và kỳ vọng giá sẽ quay trở lại nhưng điều đó lại không xảy ra.

Nói một cách đơn giản là khi một động thái giá sai thì tỷ lệ nhà giao dịch có lợi nhuận tăng lên và ngược lại nếu giá di chuyển đúng thì tỷ lệ phần trăm này giảm xuống.

Cách giải thích đơn giản nằm ở hình bên dưới:

upload_2024-1-23_11-46-5.png

  1. Giá tăng đi kèm bởi tỷ lệ có lợi nhuận tăng lên là một tín hiệu tăng giá giả
  2. Giá và tỷ lệ có lợi nhuận giảm cho thấy đây là một động thái di chuyển thật
  3. Xu hướng giá giảm quá rõ ràng. Tỷ lệ có lợi nhuận bắt đầu tăng lên và giá quay đầu đảo chiều.
  4. Tỷ lệ có lợi nhuận giảm xuống khi giá tăng lên là tín hiệu cho thấy động thái tăng giá là thật.





Các vùng giá quan trọng


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-23_11-46-39.png

Công cụ DOMs cũng có các dạng khác ở dạng những vùng giá:
  • Middle of Volume (MV): hiển thị mức chiếm 50% tổng khối lượng của các các lệnh chờ và vị thế có sẵn. MV có thể được coi như là một chỉ báo xu hướng, Nếu như MV nằm bên dưới giá thì xu hướng được coi như xu hướng tăng và ngược lại nếu như MV nằm phía trên giá thì xu hướng được coi như xu hướng giảm.
  • Quá mua (OB) và quá bán (OS): là mức mà hơn 80% người mua có lợi nhuận cho quá mua và hơn 80% người bán có lợi nhuận ở vùng quá bán. Giá tiến gần tới mức này thể hiện rằng khả năng thị trường đảo chiều có thể xảy ra nhưng không đảm bảo. Các mức này hoạt động tốt trong điều kiên thị trường đi ngang và hoạt động kém hơn nếu thị trường có xu hướng mạnh.
  • Gravity (GR): là mức tích lũy dừng lỗ lớn nhất và được tính toán một cách tự động
  • Hỗ trợ kháng cự (S/R): là sự tích luy tự động và lớn nhất ở các lệnh giới hạn
  • Return Point (RP): Điểm quay đầu đưa chúng ta đến cấp độ có số lượng nahf giao dịch có lợi nhuận tối thiểu.
Hết phần 4

Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: fxssi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 870 Xem / 41 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 491 Xem / 31 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 298,936 Xem / 1,408 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 93 Xem / 1 Trả lời
  • Nguyen EA trong Hội Trader giao dịch Quỹ 191 Xem / 2 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 176 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 163,747 Xem / 417 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên