Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 3)

Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 3)

Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 3)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Khi mọi người bắt đầu tìm hiểu về trading, quản lý rủi ro có lẽ là điều cuối cùng họ quan tâm đến. Đó cũng có thể là lý do khiến hơn 90% trader thua lỗ.

Chưa hết, các tài liệu hướng dẫn cách quản lý rủi ro trên mạng đôi khi có thể khá mơ hồ: "Đừng mạo hiểm nhiều hơn X% cho mỗi giao dịch."

Nhưng vấn đề là, mỗi người sẽ giao dịch ở tần suất, thị trường và khung thời gian khác nhau. Do vậy, chủ đề "quản lý rủi ro trong trading" cần phải được đào sâu thêm một chút, chứ không chỉ dừng lại ở những lời khuyên chung chung như thế.

Sau đây là Phần 3 của series tất tần tật những gì bạn cần biết về quản lý rủi ro trong trading, được chia sẻ bởi tác giả Adam trên trang tradingriot.com nhé mọi người!



***​

Ghi nhật ký


Xuyên suốt series này, bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc dựa vào số liệu thống kê vì chúng chính là hướng dẫn giúp bạn phân bổ rủi ro hợp lý.

Những số liệu quan trọng trong nhật ký giao dịch của tôi là:
  • Công cụ giao dịch
  • Thiết lập giao dịch
  • Giá vào lệnh/ thoát lệnh/ dừng lỗ/ tỷ lệ R:R và PnL
  • Maximum Adverse Excursion (tạm dịch là thua lỗ tạm thời cao nhất)
  • Maximum Favorable Excursion (tạm dịch là lợi nhuận tạm thời cao nhất)
  • Ảnh chụp màn hình thiết lập giao dịch
Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet3.png


Ghi nhật ký không hề thú vị, đặc biệt là vào những ngày thua lỗ. Điều bạn phải làm đó là ngồi xuống và hồi tưởng lại những khoảng khắc bạn đã làm sai, nhưng điều đó rất đáng giá.

Một trong những điều tôi thích làm trong thời kỳ tồi tệ đó là xem lại nhật ký và các giao dịch có lợi nhuận của mình để so sánh chúng với các giao dịch thua lỗ hiện tại, để tìm hiểu xem liệu tôi có mắc sai lầm nào hay không, hay tôi chỉ đang ở trong các điều kiện không thuận lợi.

Ngoài ra, việc ghi nhật ký sẽ không giống nhau đối với tất cả mọi người. Hãy tạo thói quen ghi nhật ký, chụp ảnh màn hình mọi giao dịch sau khi hoàn thành bằng các chú thích và ghi chú.

Tôi thường ghi nhật ký các giao dịch của mình vào thứ Tư và thứ Bảy, nhưng bạn có thể chọn bất cứ cách tiếp cận nào phù hợp với bạn!

Xây dựng một tài khoản nhỏ


Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet4.png

Vậy là bây giờ bạn đã biết hầu hết mọi thứ về quản lý rủi ro và bạn đã sẵn sàng giao dịch nhưng bạn không có nhiều tiền?

Khi mọi người hỏi tôi, tôi thường nói rằng, giao dịch với quản lý rủi ro phù hợp sẽ không có giá trị với tài khoản dưới $10.000 hoặc rủi ro ít nhất $100 cho mỗi giao dịch.

Đó có thể là một sự thật phũ phàng vì hầu hết mọi người chỉ có đủ khả năng để bắt đầu swing trading với $2.000 hoặc $5.000 trong khi vẫn có một công việc ổn định.

Rủi ro 3% trên $2.000 tương đương với rủi ro $60 cho mỗi giao dịch; điều này sẽ dẫn đến xu hướng mạo hiểm quá mức vì bạn sẽ thấy một số kết quả, nhưng đơn giản là chúng không đủ.

Mặc dù bạn thường nghe thấy những câu chuyện khó tin trên mạng, nhưng việc xây dựng một tài khoản với phần trăm rủi ro cố định và thận trọng trên mỗi giao dịch cần có thời gian.

Thay vào đó, bạn nên mạo hiểm một số tiền cố định hoặc quy mô hợp đồng cho mỗi giao dịch (mức này cao hơn một chút).

Một lần nữa, tất cả những điều này phải được đảm bảo bằng một số kinh nghiệm. Nếu bạn là người mới, bạn có thể giao dịch demo hoặc chỉ đặt một số tiền rất nhỏ và mạo hiểm 1-2% cho mỗi giao dịch trong vài tháng để thu thập dữ liệu.

Khâu thu thập dữ liệu cực kỳ quan trọng ở đây, vì bạn sẽ biết số liệu thống kê của mình, số lần thua lỗ liên tiếp bạn có thể gặp và nguy cơ cháy tài khoản.

Nếu bạn có các dữ liệu này, khoảng thời gian từ 3-6 tháng là tối ưu; bạn có thể áp dụng quản lý rủi ro theo tỷ lệ cố định này.

Để tóm gọn vấn đề, bạn sẽ đặt mức rủi ro là $ hoặc số tiền hợp đồng cố định cho mỗi giao dịch và tăng số tiền đó lên khi bạn phát triển tài khoản của mình lên một quy mô nhất định.

Giả sử, bạn bắt đầu day trade hợp đồng tương lai Emini S&P 500 với tài khoản $5.000 và bạn đang giao dịch một hợp đồng.

Quy mô dừng lỗ trung bình của bạn là 3 điểm, tương đương với $150 hoặc 3%.

Tất nhiên, mức này hơi cao đối với day trader, nhưng vì bạn đã được củng cố bởi dữ liệu và việc ghi nhật ký, nên bạn biết rằng rủi ro đưa tài khoản này về 0 là rất nhỏ.

Nếu bạn có thể xoay sở để giao dịch với mức rủi ro này, bạn sẽ chỉ cần 3-4R để kiếm được 10% lợi nhuận cho tài khoản.

Bằng cách này, bạn có thể nhân đôi tài khoản của mình khá nhanh chóng. Khi bạn nhân đôi tài khoản, bạn cũng sẽ nhân đôi quy mô giao dịch của mình lên 2 hợp đồng.

Vì vậy, bây giờ bạn đang mạo hiểm $300 cho mỗi giao dịch trên tài khoản $10.000 - vẫn hơi quá nhiều đối với day trading, nhưng điều đó không có gì điên rồ vì nó được xây dựng dựa trên những gì đã đạt được. Điều này sẽ thúc đẩy tâm lý của bạn khi bạn kiếm được số tiền đó.

Bạn có thể tiếp tục làm điều này cho đến khi bạn cảm thấy mình có đủ vốn để chỉ mạo hiểm 1-2% mong muốn cho mỗi giao dịch.

Tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của việc biết bạn đang làm gì và tự tin 100% vào giao dịch của mình.

Bạn có thể đạt được điều này bằng cách backtest, nhưng thông thường, backtest lại cho kết quả hứa hẹn hơn so với giao dịch thực tế.



Tâm lý giao dịch


Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet5.png

Tôi cảm thấy series này sẽ không hoàn chỉnh nếu không dành vài lời về tâm lý giao dịch, vì đây là điều mà rất nhiều người dựa vào và thường đổ lỗi khi họ mất tiền.

Là con người, chúng ta có thể khá phức tạp và tôi không thể nói hộ mọi người chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

Nhưng có một khoảng thời gian, tôi thường đọc một số sách về tâm lý giao dịch, nghe podcast, thiền, v.v.

Vâng, tất cả những điều này mặc dù có thể mang lại lợi ích, nhưng tôi chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ sự trợ giúp thực sự nào trong trading.

Mọi điều bạn cho là lỗi trong tâm lý của mình thường xuất phát từ nguyên nhân chưa đủ thời gian và trải nghiệm.

Trading đòi hỏi sự chăm chỉ, dành nhiều thời gian và tuân thủ các quy tắc của bạn, bất kể trên mạng mọi người có đang nói gì đi chăng nữa.

Theo tôi, trải nghiệm tốt nhất mà bạn có thể có được là từ việc tham gia vào thị trường, chứ không phải các khoá học, sách hay podcast.

Chuẩn bị giao dịch


Một trong những điều tuyệt vời nhất tôi từng đọc về trading là:

"Mỗi ngày, bạn bắt đầu từ con số 0."

Không quan trọng ngày hôm qua bạn kiếm hay mất tiền, ngày hôm nay sẽ là một ngày mới và bạn cần tập trung vào điều đó, thay vì thắng thua trước đó.

Điều cực kỳ hữu ích đối với tôi đó là chuẩn bị giao dịch vào buổi sáng hoặc ngày hôm trước.

Việc này không mất nhiều thời gian và có khá nhiều template giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn, chẳng hạn như template này của Edgewonk.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet1.png

Hoặc là template này của Tom Dante.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet2.png

Rốt cuộc, không quan trọng bạn sẽ thực hiện như thế nào, nhưng điều bạn sẽ học được sau khi tạo thói quen đó là, bạn bắt đầu nhớ những gì thị trường đang diễn ra và chuẩn bị tốt cho mỗi phiên giao dịch.

Kết luận


Quản lý rủi ro rất đơn giản, nhưng cũng có thể rất tuỳ ý và phức tạp.

Tôi hy vọng tôi đã đề cập đến những khái niệm cốt lõi và những điều mà bạn sẽ không tìm thấy trong kiến thức thông thường.

Tất cả chúng ta đều khác nhau về lối sống, số dư tài khoản và cách tiếp cận giao dịch. Vì vậy, không có câu trả lời đúng hoặc sai về cách quản lý rủi ro.

Bạn thường nghe người ta nói rằng trading không phải là cuộc chạy nước rút, mà là cuộc chạy marathon.

Điều này đúng, nhưng tôi muốn nói rằng, trading chủ yếu là thu thập dữ liệu và xây dựng niềm tin vào những gì bạn đang làm thông qua thời gian ngồi trước màn hình.

Công việc của bạn với tư cách là một trader là phải có mặt vào ngày mai. Và có thể sẽ không có ngày mai nếu đặt cược bằng cả ngôi nhà của mình!

Nguồn: tradingriot.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên