Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 1)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 1)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 1)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,413
Bài dịch này mình xin phép được tặng cô @damthianhthu, xin chân thành cảm ơn cô vì thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho diễn đàn!

Đầu tiên thì mình xin giới thiệu một đôi nét về cuốn sách:

upload_2020-2-9_15-49-51.png

Đây là một cuốn sách khá lâu đời được xuất bản trên thị trường tài chính. Cuốn sách được sử dụng rộng rãi bởi hiệp hội phân tích kỹ thuật quốc tế cũng nhiều trường đại học với mục đích đào tạo. Bên cạnh đó, cuốn sách được khuyến nghị nên đọc để phục vụ cho các kỳ thi lấy chứng chỉ CMT.

Với cuốn sách này thì mình chỉ dịch chương 10 viết về động lượng theo yêu cầu của cô @damthianhthu. Bên cạnh đó do sách là photo (Mình thử kiếm bản pdf trên mạng nhưng do các ấn bản được thể hiện khác nhau nên nội dung nó không tương thích) nên chất lượng hình ảnh nó sẽ hơi mờ, bên cạnh đó với việc vừa nhìn vào sách vừa gõ nên tốc độ sẽ không được đáp ứng. Trong bài này, mình chỉ tạm dịch phần đầu của chương đó là phần giới thiệu. Xin trân trọng gửi tới anh em!

-------------
Những phương pháp xác định xu hướng được biết đến phổ biến nhất hiện nay hầu như liên quan đến việc phân tích chuyển động giá của chính mặt hàng đó thông qua các đường xu hướng, mô hình biểu đồ hoặc các đường trung bình động (MAs). Những kỹ thuật này rất hữu dụng – tôi không phủ nhận điều đó, tuy nhiên chúng xác nhận sự thay đổi của xu hướng sau khi nó đã xảy ra!

Qua chương này chúng ta sẽ cùng nhau diễn giải các yếu tố động lượng dưới một vài góc độ. Chỉ báo The Rate of Change (ROC) sẽ được sử dụng cho các bài học điển hình. Hai chương tiếp theo sẽ đề cập những thành phần khác trong chỉ báo động lượng.

Giới thiệu:

Khái niệm của sự gia tăng động lượng được minh họa ở ví dụ sau đây. Khi một quả bóng được ném lên không trung, nó khởi đầu quỹ đạo bay của mình với một vận tốc lớn, chúng ta nói rằng nó sở hữu động lượng lớn (Trong vật lý học, động lượng là tích của vận tốc và khối lượng và có thể truyền đi khi xảy ra sự va chạm – MA). Vận tốc giảm giần cho đến khi quả bóng tạm thời chững lại. Sau đó Lực hấp dẫn khiến cho quả bóng đảo chiều. Quá-trình-làm-chậm, được biết đến với tên gọi "sự suy giảm động lượng" là một hiện tượng cũng xuất hiện trong thị trường tài chính. Quỹ đạo bay của quả bóng cũng tương tự như các chuyển động giá trên thị trường. Tốc độ tăng tiến của giá (Rate of advance) bắt đầu chậm lại và chúng ta có thể phát hiện ra nó trước khi đỉnh cuối cùng được hình thành (Trong cuốn sách không đề cập đến định nghĩa Ultimate High nhưng theo định nghĩa của Bulkowski thì Ultimate High là một đỉnh mà từ đó, giá giảm 20% so với chính nó – MA).

Mặt khác, giả sử như quả bóng được ném lên phía bên trong của một căn phòng và chạm vào trần nhà khi động lượng tăng vẫn còn đang được duy trì, quả bóng và động lượng của nó cũng sẽ đảo chiều cùng lúc. Thật không may, các chỉ báo động lượng được sử dụng trên thị trường là không đồng nhất. Lý do đằng sau điều này là bởi vì có những lúc giá và động lượng đồng thời đạt đỉnh, hoặc cũng có thể là giá đã đạt trần và lực mua cạn kiệt nhưng động lượng dường như vẫn còn giống như ví dụ với quả bóng ném phía trong căn nhà ở trên. Vì những điều kiện này, các "cấp bậc" của động lượng sẽ là một chỉ báo hữu ích cho việc định hướng cũng như đánh giá "chất lượng" của một xu hướng.

Ý tưởng về sự suy giảm động lượng có thể sẽ dễ hiểu hơn khi chúng ta so sánh nó với một chiếc xe đã leo lên tới đỉnh của một con dốc. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh xuống dốc và dựa vào "Khuynh độ" của con dốc, chiếc xe bắt đầu nhận thêm gia tốc cho đến khi đạt được vận tốc tối đa ở gần cuối. Mặc dầu vận tốc bắt đầu giảm, nhưng chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển về phía trước, cho đến khi tạm dừng ở một thời điểm nào đó. Các chuyển động giá trên thị trường tài chính hành động một cách tương tự: Sự giảm tốc (Hay là sự suy giảm của động lượng) thường sẽ diễn ra trong quá trình hình thành đáy cuối cùng (Ultimate Low – tương tự với Ultimate High). Điều này không phải là luôn luôn, tuy nhiên, khi giá và động lượng (Giống như tại đỉnh) xoay chiều cùng với nhau, giá sẽ có thiên hướng chạm vào các ngưỡng hỗ trợ chính. Hơn thế nữa, động lượng đi trước giá sẽ đủ để cảnh báo một sự đảo chiều xu hướng tiềm năng trong chỉ báo hoặc là chỉ số bình quân thị trường được xem xét.

Động lượng là một danh từ riêng: Giống như trái cây chúng ta cũng chia thành các loại như táo, cam, nho,…, vì thế tương tự động lượng cũng được phân chia thành nhiều loại chỉ báo khác nhau. Lấy ví dụ như chúng ta có chỉ báo ROC, RSI, MACD, KST, các chỉ báo đo lường độ rộng và các chỉ báo khuếch tán.

Chúng ta có hai cách để xem xét động lượng. Đầu tiên là chúng ta sử dụng các dữ liệu giá đối với một mặt hàng đơn lẻ, như tiền tệ, chứng khoán, hàng hóa hoặc các chỉ số trung bình thị trường. Sau đó dữ liệu sẽ được sử dụng dưới dạng thống kê và cấu thành một bộ chỉ báo dao động. Chúng ta sẽ gọi nó là “Chỉ báo động lượng giá” (Mặc dù khối lượng cũng có thể được sử dụng như thế). Cách thứ 2 cũng có thể được sử dụng để cấu thành một bộ chỉ báo giao động nhưng dựa trên thao tác thống kê của một số các thành phần trong thị trường (Sẽ là sự thống kê của nhiều mặt hàng, nhiều mã cổ phiếu chứ không đơn giản chỉ sử dụng dữ liệu của một mặt hàng đơn lẻ - MA). Lấy ví dụ như chúng ta tính tỷ lệ phần trăm các mã cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York NYSE nằm trên đường trung bình động 30 tuần. Cách đo lường này thường được xem như là một chỉ báo đo lường độ rộng và sẽ được đề cập đến sâu hơn trong chương 24. Chỉ báo động lượng giá có thể được cấu thành bởi bất cứ chuỗi giá trị nào nhưng chỉ báo đo lường độ rộng chỉ có thể được tính toán dựa trên một chuỗi mà có thể chia nhỏ ra thành các thành phần khác nhau! (Chỉ báo đo lường độ rộng thị trường thường được sử dụng với một rổ các mặt hàng, trong đó có bao nhiêu mặt hàng tăng giá, bao nhiêu mặt hàng giảm giá, để từ đó chúng ta có cái nhìn bao quát về xu hướng chung của thị trường, thường sử dụng trong phân tích thị trường chứng khoán - MA)

Chương này sẽ tập trung vào một số những yếu tố cơ bản và sử dụng chỉ báo ROC làm ví dụ. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ tập trung vào chỉ báo động lượng giá trong chương này. Chương 11,12,23 và 24 chúng ta sẽ thảo luận thêm về những chỉ báo động lượng khác về giá cũng như độ rộng.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng sự thay đổi của xu hướng dựa trên tín hiệu của các chỉ báo động lượng phụ thuộc vào khung thời gian chúng ta xem xét. Chúng ta tạm thời thừa nhận rằng dữ liệu ngày sẽ dùng để xác định xu hướng ngắn hạn, dữ liệu trên khung thời gian tuần sẽ dùng để xem xét xu hướng trung hạn và dữ liệu trên khung thời gian tháng sẽ được sử dụng để xác định xu hướng sơ cấp (Đây là xu hướng quan trọng nhất được đề cập đến trong lý thuyết DOW – nó chính là xu hướng chính của thị trường hay là xu hướng cơ bản – MA)

Có một điều khá quan trọng nữa mà chúng ta cần lưu ý đó là các chỉ báo động lượng chỉ hoạt động khi hành động giá diễn ra theo một chu kỳ tuần hoàn, được thể hiện bằng sự đảo chiều và hồi phục. Trong nhiều trường hợp tính chu kỳ lại không tồn tại, chuyển động giá sau đó diễn ra với một xu hướng tăng hay giảm theo dạng tuyến tính (Theo một đường thẳng hoặc gần như là vậy – MA). Đây là một hiện tượng bất thường, và các chỉ báo động lượng không hoạt động trong các trường hợp như thế. Đó là lý do vì sao những nhân tố mà chúng ta nghiên cứu sau đây sẽ cực kỳ quan trọng.

Tạm thời mình xin được dừng phần đầu tiên tại đây, anh em nào có bản Pdf của cuốn sách với chương 10 có tên là "Momentum Principles" thì có thể cho mình xin để quá trình dịch được nhanh chóng hơn (Nhìn lên nhìn xuống thực sự cũng khá là "hoa mắt'' :D)

Mình sẽ cố gắng hoàn thành chương này cho anh em, nên chắc chắn là sẽ còn tiếp với phần hấp dẫn ở phía sau!

Chúc anh em sức khỏe!
Mạc An

Nguồn: Martin J Pring
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
mình cũng đọc nhiều sách về TA bằng English và nói thật là khi đọc bản dịch của bạn mình thấy nó rất xa lạ, khó hiểu.
Để dịch cho ng đọc hiểu tốn sức lắm bạn ạ, mong bạn đủ kiên trì.
 
mình cũng đọc nhiều sách về TA bằng English và nói thật là khi đọc bản dịch của bạn mình thấy nó rất xa lạ, khó hiểu.
Để dịch cho ng đọc hiểu tốn sức lắm bạn ạ, mong bạn đủ kiên trì.
Xa lạ là sao nhỉ? Hay tại mình dùng nhiều từ Hán Việt quá?
 
Xa lạ là sao nhỉ? Hay tại mình dùng nhiều từ Hán Việt quá?
VD
Có một điều khá quan trọng nữa mà chúng ta cần lưu ý đó là các chỉ báo động lượng chỉ hoạt động khi hành động giá là sự trải nghiệm của một chu kỳ tuần hoàn, được thể hiện bằng cách tập hợp và phản ứng.

Mình nghĩ k nhất thiết phải dịch gần hết, có thể bỏ bớt những đoạn rối rắm k cần thiết. Còn đoạn nào cần vứt thì do nhận thức về TA của bạn. Nói chung là bản dịch phải mang dấu ấn của riêng bạn.
 
VD
Có một điều khá quan trọng nữa mà chúng ta cần lưu ý đó là các chỉ báo động lượng chỉ hoạt động khi hành động giá là sự trải nghiệm của một chu kỳ tuần hoàn, được thể hiện bằng cách tập hợp và phản ứng.

Mình nghĩ k nhất thiết phải dịch gần hết, có thể bỏ bớt những đoạn rối rắm k cần thiết. Còn đoạn nào cần vứt thì do nhận thức về TA của bạn. Nói chung là bản dịch phải mang dấu ấn của riêng bạn.
Gắt vậy ba...mấy cái kiến thức này có thực chiến được đâu...nói cho nó văn hoa thôi
 
VD
Có một điều khá quan trọng nữa mà chúng ta cần lưu ý đó là các chỉ báo động lượng chỉ hoạt động khi hành động giá là sự trải nghiệm của một chu kỳ tuần hoàn, được thể hiện bằng cách tập hợp và phản ứng.

Mình nghĩ k nhất thiết phải dịch gần hết, có thể bỏ bớt những đoạn rối rắm k cần thiết. Còn đoạn nào cần vứt thì do nhận thức về TA của bạn. Nói chung là bản dịch phải mang dấu ấn của riêng bạn.

Cảm ơn đã góp ý, nói chung bài dịch trên là phong cách của mình đấy. Nhưng lần sau sẽ cố để đơn giản hóa nó hơn.
 
Bài dịch này mình xin phép được tặng cô @damthianhthu, xin chân thành cảm ơn cô vì thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho diễn đàn!

Đầu tiên thì mình xin giới thiệu một đôi nét về cuốn sách:

Đây là một cuốn sách khá lâu đời được xuất bản trên thị trường tài chính. Cuốn sách được sử dụng rộng rãi bởi hiệp hội phân tích kỹ thuật quốc tế cũng nhiều trường đại học với mục đích đào tạo. Bên cạnh đó, cuốn sách được khuyến nghị nên đọc để phục vụ cho các kỳ thi lấy chứng chỉ CMT.

Với cuốn sách này thì mình chỉ dịch chương 10 viết về động lượng theo yêu cầu của cô @damthianhthu. Bên cạnh đó do sách là photo (Mình thử kiếm bản pdf trên mạng nhưng do các ấn bản được thể hiện khác nhau nên nội dung nó không tương thích) nên chất lượng hình ảnh nó sẽ hơi mờ, bên cạnh đó với việc vừa nhìn vào sách vừa gõ nên tốc độ sẽ không được đáp ứng. Trong bài này, mình chỉ tạm dịch phần đầu của chương đó là phần giới thiệu. Xin trân trọng gửi tới anh em!

-------------
Những phương pháp xác định xu hướng được biết đến phổ biến nhất hiện nay hầu như liên quan đến việc phân tích chuyển động giá của chính mặt hàng đó thông qua các đường xu hướng, mô hình biểu đồ hoặc các đường trung bình động (MAs). Những kỹ thuật này rất hữu dụng – tôi không phủ nhận điều đó, tuy nhiên chúng xác nhận sự thay đổi của xu hướng sau khi nó đã xảy ra!

Qua chương này chúng ta sẽ cùng nhau diễn giải các yếu tố động lượng dưới một vài góc độ. Chỉ báo The Rate of Change (ROC) sẽ được sử dụng cho các bài học điển hình. Hai chương tiếp theo sẽ đề cập những thành phần khác trong chỉ báo động lượng.

Giới thiệu:

Khái niệm của sự gia tăng động lượng được minh họa ở ví dụ sau đây. Khi một quả bóng được ném lên không trung, nó khởi đầu quỹ đạo bay của mình với một vận tốc lớn, chúng ta nói rằng nó sở hữu động lượng lớn (Trong vật lý học, động lượng là tích của vận tốc và khối lượng và có thể truyền đi khi xảy ra sự va chạm – MA). Vận tốc giảm giần cho đến khi quả bóng tạm thời chững lại. Sau đó Lực hấp dẫn khiến cho quả bóng đảo chiều. Quá-trình-làm-chậm, được biết đến với tên gọi "sự suy giảm động lượng" là một hiện tượng cũng xuất hiện trong thị trường tài chính. Quỹ đạo bay của quả bóng cũng tương tự như các chuyển động giá trên thị trường. Tốc độ tăng tiến của giá (Rate of advance) bắt đầu chậm lại và chúng ta có thể phát hiện ra nó trước khi đỉnh cuối cùng được hình thành (Trong cuốn sách không đề cập đến định nghĩa Ultimate High nhưng theo định nghĩa của Bulkowski thì Ultimate High là một đỉnh mà từ đó, giá giảm 20% so với chính nó – MA).

Mặt khác, giả sử như quả bóng được ném lên phía bên trong của một căn phòng và chạm vào trần nhà khi động lượng tăng vẫn còn đang được duy trì, quả bóng và động lượng của nó cũng sẽ đảo chiều cùng lúc. Thật không may, các chỉ báo động lượng được sử dụng trên thị trường là không đồng nhất. Lý do đằng sau điều này là bởi vì có những lúc giá và động lượng đồng thời đạt đỉnh, hoặc cũng có thể là giá đã đạt trần và lực mua cạn kiệt nhưng động lượng dường như vẫn còn giống như ví dụ với quả bóng ném phía trong căn nhà ở trên. Vì những điều kiện này, các "cấp bậc" của động lượng sẽ là một chỉ báo hữu ích cho việc định hướng cũng như đánh giá "chất lượng" của một xu hướng.

Ý tưởng về sự suy giảm động lượng có thể sẽ dễ hiểu hơn khi chúng ta so sánh nó với một chiếc xe đã leo lên tới đỉnh của một con dốc. Chiếc xe bắt đầu lăn bánh xuống dốc và dựa vào "Khuynh độ" của con dốc, chiếc xe bắt đầu nhận thêm gia tốc cho đến khi đạt được vận tốc tối đa ở gần cuối. Mặc dầu vận tốc bắt đầu giảm, nhưng chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển về phía trước, cho đến khi tạm dừng ở một thời điểm nào đó. Các chuyển động giá trên thị trường tài chính hành động một cách tương tự: Sự giảm tốc (Hay là sự suy giảm của động lượng) thường sẽ diễn ra trong quá trình hình thành đáy cuối cùng (Ultimate Low – tương tự với Ultimate High). Điều này không phải là luôn luôn, tuy nhiên, khi giá và động lượng (Giống như tại đỉnh) xoay chiều cùng với nhau, giá sẽ có thiên hướng chạm vào các ngưỡng hỗ trợ chính. Hơn thế nữa, động lượng đi trước giá sẽ đủ để cảnh báo một sự đảo chiều xu hướng tiềm năng trong chỉ báo hoặc là chỉ số bình quân thị trường được xem xét.

Động lượng là một danh từ riêng: Giống như trái cây chúng ta cũng chia thành các loại như táo, cam, nho,…, vì thế tương tự động lượng cũng được phân chia thành nhiều loại chỉ báo khác nhau. Lấy ví dụ như chúng ta có chỉ báo ROC, RSI, MACD, KST, các chỉ báo đo lường độ rộng và các chỉ báo khuếch tán.

Chúng ta có hai cách để xem xét động lượng. Đầu tiên là chúng ta sử dụng các dữ liệu giá đối với một mặt hàng đơn lẻ, như tiền tệ, chứng khoán, hàng hóa hoặc các chỉ số trung bình thị trường. Sau đó dữ liệu sẽ được sử dụng dưới dạng thống kê và cấu thành một bộ chỉ báo dao động. Chúng ta sẽ gọi nó là “Chỉ báo động lượng giá” (Mặc dù khối lượng cũng có thể được sử dụng như thế). Cách thứ 2 cũng có thể được sử dụng để cấu thành một bộ chỉ báo giao động nhưng dựa trên thao tác thống kê của một số các thành phần trong thị trường (Sẽ là sự thống kê của nhiều mặt hàng, nhiều mã cổ phiếu chứ không đơn giản chỉ sử dụng dữ liệu của một mặt hàng đơn lẻ - MA). Lấy ví dụ như chúng ta tính tỷ lệ phần trăm các mã cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York NYSE nằm trên đường trung bình động 30 tuần. Cách đo lường này thường được xem như là một chỉ báo đo lường độ rộng và sẽ được đề cập đến sâu hơn trong chương 24. Chỉ báo động lượng giá có thể được cấu thành bởi bất cứ chuỗi giá trị nào nhưng chỉ báo đo lường độ rộng chỉ có thể được tính toán dựa trên một chuỗi mà có thể chia nhỏ ra thành các thành phần khác nhau! (Chỉ báo đo lường độ rộng thị trường thường được sử dụng với một rổ các mặt hàng, trong đó có bao nhiêu mặt hàng tăng giá, bao nhiêu mặt hàng giảm giá, để từ đó chúng ta có cái nhìn bao quát về xu hướng chung của thị trường, thường sử dụng trong phân tích thị trường chứng khoán - MA)

Chương này sẽ tập trung vào một số những yếu tố cơ bản và sử dụng chỉ báo ROC làm ví dụ. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ tập trung vào chỉ báo động lượng giá trong chương này. Chương 11,12,23 và 24 chúng ta sẽ thảo luận thêm về những chỉ báo động lượng khác về giá cũng như độ rộng.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng sự thay đổi của xu hướng dựa trên tín hiệu của các chỉ báo động lượng phụ thuộc vào khung thời gian chúng ta xem xét. Chúng ta tạm thời thừa nhận rằng dữ liệu ngày sẽ dùng để xác định xu hướng ngắn hạn, dữ liệu trên khung thời gian tuần sẽ dùng để xem xét xu hướng trung hạn và dữ liệu trên khung thời gian tháng sẽ được sử dụng để xác định xu hướng sơ cấp (Đây là xu hướng quan trọng nhất được đề cập đến trong lý thuyết DOW – nó chính là xu hướng chính của thị trường hay là xu hướng cơ bản – MA)

Có một điều khá quan trọng nữa mà chúng ta cần lưu ý đó là các chỉ báo động lượng chỉ hoạt động khi hành động giá diễn ra theo một chu kỳ tuần hoàn, được thể hiện bằng sự đảo chiều và hồi phục. Trong nhiều trường hợp tính chu kỳ lại không tồn tại, chuyển động giá sau đó diễn ra với một xu hướng tăng hay giảm theo dạng tuyến tính (Theo một đường thẳng hoặc gần như là vậy – MA). Đây là một hiện tượng bất thường, và các chỉ báo động lượng không hoạt động trong các trường hợp như thế. Đó là lý do vì sao những nhân tố mà chúng ta nghiên cứu sau đây sẽ cực kỳ quan trọng.

Tạm thời mình xin được dừng phần đầu tiên tại đây, anh em nào có bản Pdf của cuốn sách với chương 10 có tên là "Momentum Principles" thì có thể cho mình xin để quá trình dịch được nhanh chóng hơn (Nhìn lên nhìn xuống thực sự cũng khá là "hoa mắt'' :D)

Mình sẽ cố gắng hoàn thành chương này cho anh em, nên chắc chắn là sẽ còn tiếp với phần hấp dẫn ở phía sau!

Chúc anh em sức khỏe!
Mạc An

Nguồn: Martin J Pring
cái phần động lượng này nó chỉ là một chương của quyển sách này thôi hả bác @Mạc An
 
Gõ dịch real-time với đọc luôn à :eek: đỉnh vậy bác @Mạc An :D

Nhìn chung nội dung sử dụng yếu tố chuyên môn khá nhiều :D cũng vì lý do đó dịch sang tiếng Việt có lẽ hơi chua, do ta hơi thiếu từ vựng để dịch :D
Chẳng hạn như khúc xu hướng : ngắn hạn, trung hạn, hầu hết ai cũng nghĩ tới "dài hạn" nhưng lại xuất hiện từ "sơ cấp" - ở đây có lẽ là từ "primary",... Hi vọng bản dịch được edit lại, thêm một chút " cohesion" thì là tuyệt vời ;)
 
Gõ dịch real-time với đọc luôn à :eek: đỉnh vậy bác @Mạc An :D

Nhìn chung nội dung sử dụng yếu tố chuyên môn khá nhiều :D cũng vì lý do đó dịch sang tiếng Việt có lẽ hơi chua, do ta hơi thiếu từ vựng để dịch :D
Chẳng hạn như khúc xu hướng : ngắn hạn, trung hạn, hầu hết ai cũng nghĩ tới "dài hạn" nhưng lại xuất hiện từ "sơ cấp" - ở đây có lẽ là từ "primary",... Hi vọng bản dịch được edit lại, thêm một chút " cohesion" thì là tuyệt vời ;)
Nguyên văn nó là thế đấy bác, chính vì thế nên mình mới note lý thuyết dow ở đấy. nó là 3 cấp độ trong lý thuyết đó, có thể hiểu là 1 xu hướng chính và 1 xu hướng ngắn hạn và trung hạn cũng được!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,498 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 874 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 276 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,759 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên