Thế giới ngày càng nhạy cảm với lãi suất!

Thế giới ngày càng nhạy cảm với lãi suất!

Thế giới ngày càng nhạy cảm với lãi suất!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,584
34,899
Sau giai đoạn 2010-2020 bình yên, lạm phát cao đang buộc các NHTW phải mạnh tay nâng lãi suất. Trong quý 1/2021, lãi suất chính sách ở 58 quốc gia giàu có và mới nổi ở mức trung bình 2.6%. Vào cuối quý 4/2022, lãi suất này lên tới 7.1%.

Trong khi đó, tổng nợ ở 58 quốc gia này lên tới 300 ngàn tỷ USD, tương đương 345% tổng GDP của họ. Trước đại dịch COVID-19, con số này ở mức 255 ngàn tỷ USD, tương đương 320% GDP.

Mắc nợ càng nhiều, thế giới càng nhạy cảm với lãi suất. Để đánh giá tác động của việc vay nợ và đà tăng của lãi suất, tờ Economist đã ước tính tổng số tiền lãi phải trả của các công ty, hộ gia đình và Chính phủ trên 58 quốc gia phát triển và mới nổi, chiếm hơn 90% GDP toàn cầu.

Vào năm 2021, tổng tiền lãi cần trả của 58 nước trong khảo sát là 10,400 tỷ USD, tương đương 12% tổng GDP của nhóm. Đến 2022, con số này tăng lên mức 13,000 tỷ USD, tương đương 14.5% GDP.

Economist cho biết ước tính này được tính dựa trên một số giả định. Trong thực tế, lãi suất cao hơn không đẩy chi phí trả nợ tăng lên ngay lập tức, ngoại trừ những khoản nợ có lãi suất thả nổi. Kỳ hạn trái phiếu Chính phủ có xu hướng dao động từ 5 đến 10 năm; các doanh nghiệp và hộ gia đình thì thường vay trên cơ sở ngắn hạn hơn.

Screen Shot 2023-02-26 at 08.12.46.png

Tờ Economist giả định việc tăng lãi suất sẽ kéo dài trong 5 năm với nợ công và trong khoảng 2 năm với nợ của các hộ gia đình và công ty. Để dự đoán những gì có thể xảy ra trong vài năm tới, họ thêm một vài giả định.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/76161/

Những người đi vay thực tế thường phản ứng với mức lãi suất cao hơn bằng cách trả bớt nợ để các khoản thanh toán lãi không vượt quá tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, việc người đi vay cố gắng giảm quy mô khoản nợ không hoàn toàn tránh được chi phí vay cao hơn.

Do đó, tờ Economist giả định rằng thu nhập danh nghĩa sẽ tăng theo dự báo của IMF và tỷ lệ nợ trên GDP không đổi. Điều này có nghĩa là thâm hụt ngân sách hàng năm là 5% GDP, thấp hơn so với trước COVID-19.

Phân tích của Economist cho thấy nếu lãi suất đi theo con đường được định giá vào thị trường trái phiếu Chính phủ, tổng tiền lãi phải trả của 58 nền kinh tế này sẽ tăng lên 17% GDP vào năm 2027. Trong một kịch bản xấu hơn, khi mức độ thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương mạnh hơn dự báo, thì tỷ lệ này có thể lên đến 20% GDP.

Con số tiền lãi như trên là rất lớn nhưng không phải là chưa từng có. Tiền lãi vay ở Mỹ đã có lúc vượt 20% GDP trong đợt lạm phát thập niên 80, thời kỳ bùng nổ kinh tế trong thập niên 90 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.

Tuy nhiên, mức độ tác động sẽ khác nhau giữa các ngành và các quốc gia. Chẳng hạn, Chính phủ Ghana có tỷ lệ nợ công trên thu ngân sách hơn 6 lần và lợi suất trái phiếu Chính phủ là 75%. Điều này gần như chắc chắn buộc nhà nước phải thắt chặt chi tiêu.

Lạm phát tăng có thể xoa dịu đôi chút gánh nặng trả nợ của Chính phủ, vì làm tăng tổng nguồn thu danh nghĩa, thu nhập của hộ gia đình cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.

Vậy ai sẽ gánh phần trả nợ? Tờ Economist xếp hạng các hộ gia đình, công ty và Chính phủ của 58 quốc gia theo hai biến số: Tỷ lệ nợ trên thu nhập và mức tăng của lãi suất trong 3 năm qua.

xep-hang.png
Xét về nợ hộ gia đình, các nước giàu có gồm Hà Lan, New Zealand và Thụy Điển nhạy cảm hơn với việc tăng lãi suất. Cả ba đều có mức nợ gần gấp đôi thu nhập khả dụng và đã chứng kiến lợi suất trái phiếu Chính phủ ngắn hạn tăng hơn 3 điểm phần trăm kể từ cuối năm 2019.

Tuy nhiên, các quốc gia có ít thời gian để chuẩn bị cho việc tăng lãi suất có thể gặp nhiều khó khăn so với các quốc gia mắc nợ nhiều hơn. Như tại Hà Lan, các khoản vay thế chấp mua nhà ở nước này thường có lãi suất cố định dài hạn - nghĩa là các hộ gia đình tại đây ít chịu tác động từ lãi suất tăng cao hơn.

Ngược lại, các hộ gia đình ở những nước khác có xu hướng vay các khoản ngắn hạn có lãi suất cố định hoặc vay với các điều khoản linh hoạt. Ở Thụy Điển, các khoản thế chấp có lãi suất thả nổi chiếm gần 2/3, đồng nghĩa là các vấn đề do lãi suất tăng có thể phát sinh nhanh hơn.

Ở các nền kinh tế mới nổi, số liệu khó được thống kê đầy đủ. Mặc dù tỷ lệ nợ trên thu nhập của những nước này thấp hơn, song cũng phần nào phản ánh thực tế là các hộ gia đình khó nhận được các khoản tín dụng chính thức.

Với nợ doanh nghiệp, tại 33 trong số 39 quốc gia có dữ liệu, tỷ lệ nợ trên tổng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đã giảm trong năm qua. Như tại Ấn Độ, bất chấp cuộc khủng hoảng của tập đoàn Adani Group, doanh nghiệp Ấn Độ vẫn gây ấn tượng bởi tỷ nợ trên thu nhập tương đối thấp là 2.4 và lãi suất tăng khá hạn chế.

Dù vậy, gánh nặng nợ nần và điều kiện tài chính thắt chặt có thể vẫn là quá sức với một số công ty. S&P Global cho biết tỷ lệ vỡ nợ với trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thấp ở châu Âu đã tăng từ dưới 1% đầu năm lên hơn 2% vào cuối năm 2022. Các công ty Pháp có tỷ lệ nợ trên tổng lợi nhuận hoạt động cao hơn bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ Luxembourg.

Cuối cùng và hậu quả nhất là nợ Chính phủ. Daleep Singh Daleep Singh, Chuyên gia kinh tế trưởng của công ty quản lý tài sản PGIM cho biết một biến số quan trọng cần theo dõi là phần bù rủi ro với khoản nợ (khoản sinh lợi đòi hỏi để nắm giữ trái phiếu của một quốc gia và cao hơn lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ).

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/75939/

Chính phủ các nước giàu hầu hết đang làm tốt biện pháp này. Nhưng Italy vẫn có rủi ro vì chứng kiến lợi suất trái phiếu gia tăng cao nhất trong nhóm khảo sát. Khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thắt chặt chính sách, họ đã ngừng mua trái phiếu chính phủ và sẽ bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán vào tháng 3. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng.

Các nền kinh tế mới nổi thì ngày càng có xu hướng vay mượn bằng nội tệ nên giảm được tác động. Nhưng các nước đang vật lộn với các khoản nợ nước ngoài có thể cần sự giúp đỡ. Argentina gần đây đã đạt thỏa thuận cứu trợ của IMF với điều kiện phải thắt lưng buộc bụng. Ghana cũng đang bắt tay vào thắt chặt tài chính và tiền tệ trong nỗ lực để nhận được hỗ trợ từ IMF.

Ngoài ra, số phận của một số chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp còn phụ thuộc vào thiện chí của Trung Quốc. Mặc dù có mức nợ cao, Trung Quốc lại nằm gần cuối bảng xếp hạng chịu áp lực vì lãi suất ổn định.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của quốc gia này với căng thẳng nợ toàn cầu ngày càng tăng. Họ hiện là người cho vay lớn nhất của các nước nghèo và nhận hai phần ba tiền trả nợ nước ngoài của các nước này, làm phức tạp thêm các nỗ lực giảm nợ.

Nguồn: Fili
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên