Tiêu điểm phiên Mỹ 10/4: Bùng nổ cùng CPI

Tiêu điểm phiên Mỹ 10/4: Bùng nổ cùng CPI

Tiêu điểm phiên Mỹ 10/4: Bùng nổ cùng CPI

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,134
29,805
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/TungAnh-2024-02-20T150906-1712740182.726-1712740182.png
Chủ đề liên quan
89213, 89244,
Thị trường có thể sẽ gia tăng biến động trong hôm nay với nhiều sự kiện quan trọng, trong đó trọng tâm sẽ là con số của CPI và biên bản họp FOMC vào rạng sáng mai, anh em chú ý lịch tin nhé!

Dưới đây là một số cập nhật mới, mời anh em tham khảo!

USD tích luỹ, chờ đợi sự bùng nổ từ CPI

Đồng USD tăng cao vào thứ Tư trước báo cáo lạm phát quan trọng vào cuối ngày, trong khi đồng yên vẫn ở gần mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khiến các nhà giao dịch cảnh giác về các dấu hiệu chính quyền Nhật Bản có thể can thiệp để hỗ trợ đồng tiền.

Trọng tâm chính của thị trường vào thứ Tư là lạm phát giá tiêu dùng của Hoa Kỳ trong tháng 3 dự kiến công bố vào 19:30 giờ Hà Nội, điều mà các nhà giao dịch đang háo hức chờ đợi để phỏng đoán về triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang.

Dữ liệu lạm phát được công bố sau một báo cáo việc làm mạnh mẽ vào thứ Sáu tuần trước, đặt ra câu hỏi về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong bao lâu và bao nhiêu trong năm nay. Trước dữ liệu này, hợp đồng tương lai lãi suất đặt tỷ lệ cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên xảy ra vào tháng 6 là khoảng 50%, theo công cụ FedWatch của CME Group. Khả năng FED giữ nguyên lãi suất đã tăng lên mức 46%.

Các nhà phân tích cho biết con số lạm phát vững chắc có thể khiến thị trường đẩy lùi định giá đợt cắt giảm lãi suất cho tháng 6, điều này có thể đẩy đồng đô la tăng mạnh.

Ulrich Leuchtmann, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa và Ngoại hối tại Commerzbank cho biết: “Rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối đang kỳ vọng số liệu sẽ cao hơn một lần nữa. Vậy thì rõ ràng là Fed sẽ không cắt giảm lãi suất nhanh chóng”.

USD FED .jpeg


Tuy nhiên, nếu chỉ số tháng trước giảm xuống dưới 0,3%, điều đó sẽ dẫn đến việc đánh giá lại xu hướng lạm phát của Mỹ và có thể dẫn đến sự suy yếu lớn của đồng đô la, ông nói thêm. Chỉ số đô la Mỹ, thước đo đồng bạc xanh so với sáu đối thủ, tăng 0,02% lên 104,1.

Để có thêm các nhận định về các sự kiện, anh em có thể xem lại bài viết:

https://traderviet.co/t/danh-gia-tr...cpi-thang-3-cua-my-rui-ro-mat-can-bang.89439/


Thống đốc BoJ gạt bỏ khả năng tăng lãi suất vì JPY mất giá

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết ngân hàng trung ương sẽ không trực tiếp phản ứng trước các động thái tiền tệ bằng việc thiết lập chính sách tiền tệ, gạt bỏ suy đoán của thị trường rằng đồng yên giảm mạnh có thể buộc họ phải tăng lãi suất.

Nhưng Ueda vẫn giữ sự lạc quan về triển vọng tiền lương và báo hiệu khả năng tăng lãi suất lần nữa nếu lạm phát có xu hướng hướng tới mục tiêu 2% như dự kiến.

Ueda nói với quốc hội khi được một nhà lập pháp đối lập hỏi rằng liệu động thái của đồng yên có ảnh hưởng gì đến quyết định của BOJ về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo hay không: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ một cách trực tiếp để ứng phó với các động thái tỷ giá hối đoái”.

Ueda cho biết, đồng yên yếu có thể đẩy giá nhập khẩu tăng nhưng chỉ điều đó thôi thì sẽ không gây ra việc tăng lãi suất, đồng thời nhấn mạnh rằng điều quan trọng là liệu áp lực tăng giá như vậy có ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng tiền lương trên diện rộng hay không.

Đồng Yên đang trong xu hướng giảm kể từ khi BOJ có thay đổi chính sách lịch sử, chấm dứt 8 năm lãi suất âm, do thị trường diễn giải rằng định hướng chính sách ôn hòa của cơ quan này là dấu hiệu cho thấy một đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ không sớm xảy ra.

Đồng yên đứng ở mức 151,80 đổi 1 đô la vào thứ Tư, không xa mức thấp nhất trong 34 năm là 151,975 đạt được vào tháng trước, khiến chính quyền Tokyo cảnh báo về khả năng can thiệp vào tiền tệ khi mua đồng yên.

Ueda cho biết quyết định từ bỏ chính sách cực kỳ lỏng lẻo của BOJ vào tháng 3 là dựa trên quan điểm của họ rằng việc duy trì mục tiêu lạm phát 2% đã trở thành hiện thực.




Các nhà phân tích cho biết dự báo tăng trưởng và lạm phát hàng quý mới của BOJ tại cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 25-26/4 có thể sẽ đưa ra manh mối về thời điểm ngân hàng có thể tăng lãi suất tiếp theo. Dự báo do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản đưa ra hôm thứ Tư cho thấy phần lớn các nhà kinh tế dự đoán ít nhất một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay.

Ở những nơi khác, đồng kiwi cuối cùng đã tăng 0,12% ở mức 0,60685 USD, sau khi nhanh chóng tăng lên mức cao nhất trong ba tuần là 0,60775 USD so với đồng đô la sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand giữ nguyên lãi suất như dự kiến nhưng cảnh báo về lạm phát dai dẳng.

Đồng euro ổn định ở mức 1,0851 USD, sau khi tăng lên mức cao nhất trong ba tuần so với đồng đô la vào thứ Ba, khi cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào thứ Năm đang đến.

Giá dầu phục hồi do lo ngại bất ổn từ phía cung

Giá dầu tăng hôm thứ Tư sau hai ngày giảm liên tiếp, do sự bế tắc trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza làm gia tăng sự bất ổn về an ninh nguồn cung từ Trung Đông, bù đắp cho mức tăng dự trữ dầu thô của Mỹ lớn hơn dự kiến.

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng lên mức 89,67 USD/thùng lúc đầu phiên Âu, trong khi giá dầu thô kỳ hạn West Texas Middle (WTI) của Mỹ tăng lên 85,47 USD. Cả hai vẫn giảm khoảng 1,7% vào cuối tuần trước bất chấp căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông gây ra bởi viễn cảnh cuộc chiến của Israel ở Gaza kéo dài hơn lan rộng hơn.

oil 06.jpeg


Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG ở Singapore, cho biết “một phần sức nóng đã xuất phát từ đợt tăng giá dầu thô vào đầu tuần này do hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Gaza và lượng tồn kho của Mỹ tăng cao”.

Hamas hôm thứ Ba cho biết đề xuất của Israel về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến của họ ở Gaza không đáp ứng được yêu cầu của các phe phái chiến binh Palestine, nhưng họ sẽ nghiên cứu sâu hơn về đề nghị này và đưa ra phản hồi cho các nhà hòa giải. Nếu xung đột tiếp tục, sẽ có nguy cơ có sự tham gia của các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là Iran, quốc gia ủng hộ Hamas, nước sản xuất lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

-----
Anh em quan tâm đến chủ đề PTCB ghé qua nhớ ủng hộ mình nhé! Cảm ơn anh em nhiều!

Tham khảo: Investing và những nguồn khác
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 197 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,478 Xem / 506 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 421 Xem / 10 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,655 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 636 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 229 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên