Toàn tập về cách xác định và giao dịch với vùng cung cầu - Phần 1: Quy luật cung và cầu!

Toàn tập về cách xác định và giao dịch với vùng cung cầu - Phần 1: Quy luật cung và cầu!

Toàn tập về cách xác định và giao dịch với vùng cung cầu - Phần 1: Quy luật cung và cầu!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,048
Vùng cung cầu là một trong những vùng giá cực kỳ tiềm năng, thường xuất hiện những tín hiệu giao dịch chất lượng cho nên rất nhiều trader hay tập trung vào những vùng này.

Mặc dù khái niệm này rất cần thiết cho việc vận hành của thị trường nhưng nó đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều cho nhà giao dịch để làm nền tảng chiến lược trong nhiều năm gần đây.

Nói chung là vùng cung cầu là vùng giá có ý nghĩa với anh em trader, nó như là một phần trong kho vũ khí giao dịch có thể giúp trader xác định được những vùng giá hiệu quả và có khả năng mang lại thành công cao.

Và bài viết này chúng ta sẽ cùng bàn luận về vùng cung cầu, tìm hiểu tất cả những kiến thức có liên quan đến vùng này nhằm giúp anh em có thể nắm bắt được cách thức xác định cũng như giao dịch với vùng giá tiềm năng này.

Vì bài khá dài nên mình xin phép được chia ra làm thành 3 đến 4 phần nhé. Với phần đầu tiên này chủ yếu là giới thiệu lại vùng cung cầu, ý nghĩa đằng sau những vùng này và thị trường sẽ phản ứng với vùng cung cầu như thế nào thôi nhé.

Vùng cung cầu là gì?


Trước khi đi vào xác định vùng cung cầu trên biểu đồ thì bạn cần hiểu được vùng cung cầu thực sự là gì.

Cho nên trước tiên chúng ta sẽ nói về định nghĩa của 2 vùng này trước nhé.

Vùng cầu là vùng mà có nhiều người mua tại một vùng giá nhất định khiến cho thị trường tăng mạnh.

Ngược lại vùng cung là vùng mà có nhiều lượng người bán ra trên thị trường khiến giá giảm mạnh.

Đó là lý do vì sao mà khi bạn thấy khi chúng ta xác định vùng cung cầu trên biểu đồ thường sẽ tập trung vào những vùng giá tăng hoặc giảm mạnh là thế.






Quy luật của vùng cung cầu


Hãy tưởng tượng kịch bản như sau: nếu như bạn thấy giá cặp EURUSD tăng lên càng cao thì lại càng có nhiều người sẵn sàng bán ra vì điều đó có thể giúp cho họ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Đây là quy luật cung, đó là giá càng cao thì lượng cung càng cao.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-19_16-22-38.png


Bây giờ hãy tưởng tượng kịch bản đến từ người mua nhé. Bất cứ khi nào bạn thấy giá một tài sản giảm xuống tức rẻ hơn, thì bạn sẽ có hứng thú mua lên tài sản đó hơn có đúng không. Mặt khác nếu như giá tăng thì bạn sẽ càng ít quan tâm đến việc mua nó. Đây chính là quy luật của vùng cầu, giá càng cao thì lượng cầu càng thấp.

upload_2024-2-19_16-23-16.png




Động lực đằng sau vùng cung cầu


Với tất cả những điều trên thì chúng ta có thể rút ra được một kết luận. Đầu tiên đó là khi có nhiều lượng cầu (tức là người mua) hơn lượng cung (tức là người bán) thì giá sẽ tăng.

Thứ hai đó là khi có nhiều lượng cung (tức người bán) hơn lượng cầu (tức người mua) thì giá sẽ giảm.

Và cuối cùng đó là khi lực cung nhiều như lực cầu thì giá thường không thay đổi. Trong những trường hợp này thì chúng ta gọi đó là sự cân bằng cung cầu.

Với những động lực này thì chúng ta có thể nhận biết được đâu là sự cân bằng và đâu là sự mất cân bằng trên biểu đồ.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-19_16-23-45.png




Bắt đầu thử xác định những vùng cân bằng và mất cân bằng cung cầu ở biểu đồ này nhé. Nó đã được đánh dấu sẵn rồi, bạn chỉ cần nhìn vào và đánh giá thôi:
  1. Tại điểm 1 ta thấy một vùng nhỏ chứa nến Doji và giá dường như không biến động nhiều và về cơ bản thì ta đánh giá được lượng cung và cầu trong giai đoạn này là bằng nhau.
  2. Tuy nhiên thì ở mức 2 điều này đã thay đổi, vì cung nhiều hơn cầu cho nên ta thấy giá giảm mạnh
  3. Đến điểm 3 thì giá lại có sự ổn định khi cung lại bằn3g cầu
  4. Tương tự như vậy, ở điểm 4 ta thấy giá bứt phá khỏi vùng này và bắt đầu tăng mạnh, giai đoạn này thì lực cầu lớn hơn lực cung, có nghĩa là người mua đang là người nắm quyền kiểm soát thị trường
  5. Tại điểm 5 động thái này lại thay đổi, giai đoạn này thị trường đi ngang không thay đổi giá nhiều và giai đoạn này thì lực cung bằng với lực cầu
  6. Cuối cùng ở điểm 6 người bán bước vào và đẩy giá xuống thấp hơn cho thấy lực cung lớn hơn lực cầu
  7. Đến điểm 7 thì giá chững lại cho thấy cung cầu lại cân bằng trở lại
  8. Điểm 8 thị trường lại giảm mạnh có thấy cung nhiều hơn cầu
Đây chính là cách thức cực kỳ đơn giản để bạn có thể nhận biết được sự mất cân bằng cung cầu trên biểu đồ.

Ở phần tới chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cách thức nhận biết được vùng cung cầu trên biểu đồ và cách thức giao dịch những vùng này như thế nào nhé.

Mời anh em tham khảo bài viết.

Trích nguồn: smartforexlearning
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 47 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 483 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 241 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,523 Xem / 506 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,671 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 643 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 256 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên