Toàn tập về cách xác định và giao dịch vùng cung cầu - Phần 4: Vì sao giá phản ứng chính xác với vùng cung cầu?

Toàn tập về cách xác định và giao dịch vùng cung cầu - Phần 4: Vì sao giá phản ứng chính xác với vùng cung cầu?

Toàn tập về cách xác định và giao dịch vùng cung cầu - Phần 4: Vì sao giá phản ứng chính xác với vùng cung cầu?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,048
Phần trước chúng ta đã nắm được cách thức vẽ vùng cung cầu một cách chi tiết, làm sao có thể xác định được vùng cơ sở một cách chính xác.

Phần này chúng ta tiếp tục nội dung tiếp theo, đó là động lực đằng sau việc giá lại phản ứng và đảo chiều khi gặp vùng cung cầu.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại link bên dưới nhé:



Còn bây giờ chúng ta đi vào phần tiếp theo.

Mô hình giao dịch với vùng cung cầu


Khi nhìn vào biểu đồ trên, bạn có thể thấy được, sau động lực tăng hoặc giảm mạnh mẽ đó, chúng ta thường thấy sự thoái lui về vùng cung hoặc vùng cầu đó. Không chỉ vậy, nó còn có phản ứng rõ ràng, trong đó giá dường như bật ngược trở lại từ mức này trong lần kiểm tra đầu tiên ở vùng cung cầu.

Đây cũng là mô hình giao dịch đầu tiên mà bạn có thể sử dụng với vùng cung cầu.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới chính là một ví dụ:

upload_2024-2-29_11-12-7.png

Anh em có thể thấy được giá tăng mạnh lên từ vùng giá tích lũy hẹp ở phía bên trái biểu đồ. Ta thấy giá sụt giảm mạnh và nhanh chóng vào vùng cầu này sau đó lại tăng lên.

Trước khi tiếp tục, chúng ta hãy tự hỏi rằng tại sao điều này lại xảy ra? Suy cho cùng thì chiến lược nào cũng thế, không ngoại trừ vùng cung cầu, nó sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu như bạn không chỉ hiểu cách thức giao dịch mà còn biết được lý do đằng sau cho điều đó.

Thực tế nguyên do đằng sau cho điều này chính là thanh khoản. Vậy thì tiếp tới đây chúng ta cùng bàn về thanh khoản.



Mô hình thanh khoản


Để hiểu được tại sao vùng cung cầu có thể hoạt động như một chiến lược giao dịch, chúng ta cần phải xem xét tới cách thức người mua và người bán hành động như thế nào xung quanh những vùng này. Phần lớn thì điều này liên quan đến việc tìm kiếm thanh khoản.

Tính thanh khoản mô tả mức độ dễ dàng mua được hoặc bán được một loại tài sản.

Khi có nhiều thanh khoản, chúng ta nói rằng các lệnh có thể được thị trường hấp thu dễ dàng, điều này cũng có nghĩa là nhiều nhà giao dịch sẵn sàng chấp nhận giao dịch ngược lại bạn.

Khi thị trường có ít thanh khoản thì việc khớp lệnh của bạn có thể khó khăn hơn, bởi vì không đủ người giao dịch để thực hiện giao dịch của bạn ở hướng ngược lại và ở mức giá mà bạn muốn. Lúc này bạn có thể bị khớp lệnh ở mức giá tệ hơn kỳ vọng, đây cũng là rủi ro thanh khoản từ thị trường mà chúng ta thường nói tới.

Ngoài ra còn có một rủi ro khác cũng khá phổ biến trong thị trường kém thanh khoản đó là chúng thường có mức chênh lệch giá hay còn gọi là Spread sẽ thường lớn hơn.

Điều này cũng có ý nghĩa là các lệnh giao dịch của bạn càng lớn thì tính thanh khoản lại là một vấn đề phải cân nhắc. Đây cũng là lý do vì sao một số các nhà giao dịch tổ chức thường dùng các kỹ thuật đặc biệt để có được mức giá tốt cho lệnh của họ.

Chia nhỏ đơn đặt hàng


Bất cứ khi nào một nhà giao dịch tổ chức cần mở một vị thế, thì họ sẽ giao dịch với quy mô lớn hơn rất rất nhiều so với các nhà giao dịch nhỏ lẻ thông thường. Thực tế thì, vị thế của họ lớn tới mức chỉ cần họ tham gia thị trường thì ngay lập tức sẽ có biến động giá lớn trên thị trường.






Vậy thì họ sẽ làm như thế nào?

Nhiều nhà giao dịch tổ chức sẽ chọn một phương thức gọi là chia nhỏ vị thế. Đơn giản đó là họ sẽ chia một vị thế giao dịch lớn thành nhiều vị thế nhỏ và chỉ thực hiện những giao dịch khi có đủ thanh khoản trên thị trường.

Như ví dụ bên dưới chẳng hạn:

upload_2024-2-29_11-15-39.png


Nhà giao dịch tổ chức sẽ vào nhiều lệnh ở nhiều giá khác nhau khi có đủ thanh khoản. Chính điều này tạo ra các mô hình tích lũy trước khi thị trường có một động thái mạnh.

Bất cứ khi nào các nhà giao dịch tổ chức cần nhập một lệnh mua lớn thì họ sẽ thực hiện giao dịch này từng phần một với các vị thế nhỏ, chờ cho giá giảm thì mua vào một phần làm giá tăng lên, chính điều này hình thành nên các mô hình trên biểu đồ, Và nếu như bạn càng giao dịch vùng cung cầu thì bạn sẽ càng nhìn thấy rõ ràng hơn động lực cơ bản của những mô hình này, chúng thường xảy ra trước động lượng cung hoặc cầu.

Tích lũy thanh khoản


Khía cạnh thứ hai là các nhà giao dịch tổ chức hiểu được thanh khoản đang tích lũy ở đâu. Bạn có thể tìm thấy được vùng tích lũy thanh khoản quanh:
  • Phía trên một vùng đỉnh quan trọng
  • Bên dưới một vùng đáy quan trọng
Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo:

upload_2024-2-29_11-17-29.png




Cá nhà giao dịch tổ chức đang tìm kiếm thanh khoản dể thực hiện giao dịch lớn của mình, họ đang muốn mua vào cho nên họ cần phải tìm thấy những nhà giao dịch muốn bán vị thế cho họ.

Bên dưới một vùng đáy sẽ có rất nhiều thanh khoản: đầu tiên đó là sẽ có những lệnh dừng lỗ của những lệnh mua, những lệnh này sẽ là những lệnh bán sau khi chúng được khớp, ngoài ra cũng sẽ có những giao dịch bán khống khi thị trường phá vỡ khỏi vùng đáy đó, cũng sẽ tăng thêm thanh khoản cho họ.

Đó là lý do vì sao trước khi bạn nhìn thấy giá tăng đột biến hoặc giảm một cách đột biến thì nó thường đi theo hướng ngược lại thời điểm giá biến động mạnh là vậy. Liquidity Spike chính là một mô hình được tạo ra khi những người tham gia thị trường lớn cần thanh khoản và di chuyển thị trường để có được nó.

Cá nhà giao dịch nhỏ lẻ bị mắc kẹt, hay những nhà giao dịch bị tấn công điểm dừng lỗ thì họ thường nghĩ về việc săn dừng lỗ trong khi trên thực tế, đây là một hành động bình thường của thị trường.

Đây chính là động lực đằng sau những vùng cung cầu, vì sao giá thường tìm về lại vùng cung cầu sau đó bật ngược lên là vậy. Việc hiểu được những điều này giúp bạn có tự tin hơn khi giao dịch với vùng cung cầu và nó cũng giúp bạn phân tích thị trường được tốt hơn.

Phần tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu vì sao việc giá bật ngược lại từ vùng cung cầu lại và cách thức chúng ta giao dịch khi giá tìm đến vùng cung cầu này và bật ngược lại như thế nào nhé.

Mời anh em tham khảo bài viết.

Trích nguồn: smartforexlearning
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: @fx

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 220 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,491 Xem / 506 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 447 Xem / 10 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,660 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 639 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 242 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên