Tôi nghỉ trading 1 năm để chiêm nghiệm, kết quả rút được 5 điều quan trọng này

Tôi nghỉ trading 1 năm để chiêm nghiệm, kết quả rút được 5 điều quan trọng này

Tôi nghỉ trading 1 năm để chiêm nghiệm, kết quả rút được 5 điều quan trọng này

captainfx

Editor
Trial mod
2,042
13,223
Chia sẻ của bạn Duy Thuận đăng trong Group Facebook Anh Em TraderViet Thiện Lành

***​

Khoảng thời gian năm 2020-2021 là giai đoạn khủng khoản của tôi. Giai đoạn này các lệnh cứ thắng thắng lại vấp phải vài lệnh thua, lãi được một tý thì không giữ được. Khủng hoảng của trader. Điều này khiến tâm lý bị ảnh hưởng xấu. Có những lúc tôi đi bộ quanh công viên mà tâm trạng cứ thơ thẩn vì suy nghĩ tại sao bản thân không thể bứt ra khỏi trạng thái cứ thua lại thắng, thắng lại thua mà tài khoản ngày càng ít đi. Hoài nghi bản thân vì liệu bản thân có phù hợp với trading hay không? Hoài nghi cả hệ thống giao dịch vì sao lại không hoạt động? Đỉnh điểm là lúc tôi góp vốn với 2 thằng bạn để giao dịch kiếm tiền ăn sáng - sau 2 tháng tôi khiến tài khoản bay hơi 40%. Tôi đã buông xuôi thật sự, bỏ năm 2022 không có giao dịch, ngồi tự vấn lại bản thân, xem lại các lệnh đã giao dịch trong quá khứ. Tôi phát hiện ra vài điểm sau:
  1. Bản thân quá tham lam khi giao dịch nhiều cặp tiền - đặc biệt là các cặp tiền chéo. Phần lớn bị SL vì dãn spread --> loại bỏ khỏi danh sách giao dịch cho nhẹ đầu, không phân tích nhiều nữa.
  2. Quá cứng nhắc trong việc vận dụng xác suất vào giao dịch. Mỗi lệnh thua tôi đều mặc định là mình làm đúng, còn thua đấy chỉ là mình đen. Vì thế nên tôi không thể rút được bài học nào từ những lệnh thua.
  3. Chú trọng quá mức vào tỷ lệ R:R và khắt khe đến từng pip giao dich. Hậu quả là bỏ lỡ những entry hoặc điểm tp đẹp, giá quay ngược lại cắn SL. Lời khuyên của tôi là nếu giao dịch các bạn "cảm thấy" chấp nhận được thì cứ vào lệnh.
  4. Vội vàng vào lệnh limit vì muốn ăn nhiều trong khi giá chưa di chuyển. Tôi thua chủ yếu vì lỗi này, giá phản ứng nhẹ ở entry, rồi cắn SL.
  5. Lỗi này là lỗi lớn nhất, cũng dẫn đến mất mát lớn nhất, vào các lệnh mà không có sự xác nhận của ptcb (phân tích cơ bản). Với tôi, ptkt (phân tích kỹ thuật) chỉ là công cụ để đo lường rủi ro tối đa có thể gặp phải để đi vol cho hợp lý với tài khoản.


Mọi chuyện rồi cùng qua đi, năm 2022 ác mộng đã qua. Lời khuyên của tôi là trader nên viết nhật ký giao dịch để nhỡ đâu có một ngày các bác không biết lỗi ở đâu thì có cái để bám víu vào giải quyết.

P/S: chúc các bác 6 tháng cuối năm rực rỡ.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Bài viết này thì đã liệt kê được một số lỗi, tồn tại theo năm tháng của trader. Tác giả cũng đưa ra giải pháp là ghi nhật ký để xem lại. Nhưng dường như vẫn chưa cụ thể.

Về mặt nguyên tắc, lỗi gì thì có giải pháp cụ thể, thì nó mới thuyết phục, rõ ràng và dễ có cơ sở tập trung giải quyết.

Cá nhân mình cũng có hình bóng trong này, xin phép đề xuất 1 số giải pháp bản thân như sau:

  1. Bản thân quá tham lam khi giao dịch nhiều cặp tiền - đặc biệt là các cặp tiền chéo. Phần lớn bị SL vì dãn spread --> loại bỏ khỏi danh sách giao dịch cho nhẹ đầu, không phân tích nhiều nữa.
Cái này thì mình vẫn giao dịch 28 cặp tiền, thậm chỉ là các chỉ số. Lý do là giao dịch khung H4, nên cũng không phải lúc nào, ngày nào, tuần nào cũng có kèo.

Ưu điểm: Giao dịch nhiều cặp thì có thể có nhiều cơ hội
Nhược điểm: Do nhiều kèo, nên có thể có xu thể giao dịch nhiều hơn.
Giải pháp:
- Mấu chốt không phải là nhiều kèo hay ít kèo, mà nên chọn kèo chất lượng. Tất nhiên, mỗi ngày tối đa khoảng 3 -4 lệnh là vừa.
- Dùng Tradingview với các chỉ báo tự động: Gần như không phải phân tích nhiều. Nó hiển thị gần như đủ cả. Khi thời gian luyện tập nhìn biểu đồ với thời gian đủ lới, thì chỉ cần không quá 60 giây có thể đoán định được kèo đẹp hay không đẹp.
- Lập kế hoạch giao dịch: Mặc dù nói là không quá 60 giây để nhận định kèo, nhưng đó mới là sơ bộ. Còn bước tiếp theo, là phải lên kế hoạch giao dịch: 3- 5 cặp thôi, không nhiều đâu. Mỗi cặp gồm biểu đồ (ghi chú rõ ràng, các phương án thể hiện trên biểu đồ luôn); rồi có thể dùng thêm ghi chú đưa vào trong file word. Mỗi 1 thiết lập cùng lắm 1 trang A4 thôi. Thời gian lâp kế hoạch kỹ càng cho mỗi lệnh chắc 5 phút thôi (cũng là để ôn lại lý thuyết, ôn lại bài cũ).
- Trong khi lập kế hoạch, có kèm theo checklis giao dịch trên Excel: Gồm các điều kiện lưu ý cho thiết lập, các lỗi đã từng xảy ra (Nhật ký)

2. Quá cứng nhắc trong việc vận dụng xác suất vào giao dịch. Mỗi lệnh thua tôi đều mặc định là mình làm đúng, còn thua đấy chỉ là mình đen. Vì thế nên tôi không thể rút được bài học nào từ những lệnh thua.

Giải pháp:
- Tối ưu kỹ năng nhận định kèo (thực hiện từ mục 1), cái này vô cùng quan trọng. Kèo nó phải chuẩn, chuẩn đét, đúng hệ thống, phương pháp, kịch bản, trong đó còn đặc biệt phải thể hiện được là không mắc lại các lỗi đã từng vi phạm trong quá khứ (Có riêng 1 thư mục Kinh nghiệm thực chiến rồi)
- Thống kê 1 thư mục: Kinh nghiệm thực chiến
- Tập trung phân tích các kèo thua: Lý do chủ quan, lý do khách quan. Đưa vào mục Kinh nghiệm thực chiến.
- Nếu làm tốt các bước trên rồi mà vẫn thua nhiều quá thì có 3 cách: Cách 1: Giảm số lót (giảm tỷ lệ rủi ro mỗi lệnh); cách 2: Giảm số lệnh; Cách 3: Thư giãn và đứng ngoài, ôn lại bài cũ.

Lưu ý: 3 cách này đều rất khó và khổ sở. Lúc làm được lúc không. Cách 1 giảm số lót, thì gặp kèo ngon, ăn nhưng vẫn tiếc, giá như kèo này lót lớn thì ăn đủ, giá như...; cách 2: Quá nhiều kèo ngon, bỏ thì tiếc, giảm số lệnh khó nhỉ...; cách 3: đứng ngoài, càng khó; các kèo ngon, quá ngon, sao lại bỏ....
Giải pháp (lý thuyết): Luyện tâm

3. Chú trọng quá mức vào tỷ lệ R:R và khắt khe đến từng pip giao dich. Hậu quả là bỏ lỡ những entry hoặc điểm tp đẹp, giá quay ngược lại cắn SL. Lời khuyên của tôi là nếu giao dịch các bạn "cảm thấy" chấp nhận được thì cứ vào lệnh.

Giải pháp:
- Về RR: đưa về RR an toàn, khả thi cao (ví dụ: TP mục tiêu là vùng cản tiếp theo..., khoảng 3R, thì ta sẽ giảm đi, chỉ TP 2R thôi (lưu ý 2R là tối thiểu để tạo ra lợi thế).
- Chia lệnh làm đôi: lệnh 1 TP 1R; lệnh 2 TP 2R.
- Luyện lại tâm lý: Chấp nhận sốt ruột, chấp nhận lâu (vì giờ, các quỹ có thay đổi nhiều, không hạn chế thời gian tối đa thi quỹ nữa)
- Ôn lại kỹ thuật chọn Entry (từ Mục Kinh nghiệm thực chiến). Chọn Entry là cả 1 nghệ thuật. Như mình, giao dịch theo pp SDz, sau khi chọn vùng POI, cứ vừa khôn, vừa tham, vừa sợ nên chọn entry ở giữa hoặc phía trên vùng POI (với lệnh sell) cho an toàn. Kết quả giá không về. Khổ đau, tiếc nuối ngay lập tức xuất hiện. Lưu ý: đây chỉ là khôn lõi, khôn mà ngu, vì tham (muốn có lợi thế RR), vì sợ hãi (muốn an toàn). Cái này thuộc về tâm, không phụ thuộc nhiều vào pp. Chỉ khi vùng POI quá lớn, thì mới dùng PP entry dịch lên 1/4 hoặc 1/2 vùng POI.
- Entry thì có thể kết hợp hợp lưu OTE (Fibo 0,62, 0,71, 0,79). Khi cả 3 cái này đều diễn ra, thì hãy linh hoạt (hoặc có thể rải 2 lệnh)

4. Vội vàng vào lệnh limit vì muốn ăn nhiều trong khi giá chưa di chuyển. Tôi thua chủ yếu vì lỗi này, giá phản ứng nhẹ ở entry, rồi cắn SL.

- Cái này là tham, muốn nhảy vào cản tàu, rồi cầu may giá đảo chiều theo ý mình. Lỗi này thuộc về tâm, không phải do phương pháp. Tâm tham, tâm ngu
- Giải pháp: Sửa tâm (không sửa pp)

5. Lỗi này là lỗi lớn nhất, cũng dẫn đến mất mát lớn nhất, vào các lệnh mà không có sự xác nhận của ptcb (phân tích cơ bản). Với tôi, ptkt (phân tích kỹ thuật) chỉ là công cụ để đo lường rủi ro tối đa có thể gặp phải để đi vol cho hợp lý với tài khoản.

Cái này thì cá nhân mình không có ý kiến. Vì trên thế giới, cũng như trên trang traderviet này, có rất nhiều tranh luận chưa ngã ngũ.

Một số người thành công, thì có người thì chuyên phân tích cơ bản. Người thì chuyên phân tích kỹ thuật. Và trader thành công trong phân tích cơ bản, thì lại đánh giá thấp (không cao) phân tích kỹ thuật. Và ngược lại. Là vì sao, đơn giản, đây chỉ là chủ quan duy ý chí, là thiên kiến xác nhận, lấy kinh nghiệm thành công của cá nhân để đánh giá các yếu tố bên ngoài. Đều là không nên.

Cá nhân mình, thuần phân tích kỹ thuật. Không quan tâm, và không biết nhiều về phân tích cơ bản (có học nhưng không thành), mình chỉ vào Forex Factory để né tin đỏ có liên quan đến cặp tiền và tin mạnh về đồng USD mà thôi. Trader nhỏ lẽ, e rằng những thông tin về phân tích cơ bản hơi chậm, trình độ phân tích cơ bản cũng có thể không cao bằng các nhà phân tích chuyên nghiệp, có bằng cấp.\

Tuy nhiên, khi được hỏi về phân tích kỹ thuật và cách đọc biểu đồ. Ông thẳng thắn “Tôi chưa từng gặp người nào giàu lên nhờ phân tích kỹ thuật, ngoại trừ những người bán sách hoặc dịch vụ phân tích kỹ thuật cho người khác và kiếm tiền từ đó”.


2-jpg.151168

Jim Rogers

Khi được hỏi ông đã hoàn toàn chuyển từ phân tích cơ bản sang kỹ thuật chưa, ông khẳng định: “Chắc chắn rồi. Tôi luôn luôn cười khi có ai đó nói “Tôi chưa từng gặp ai giàu lên nhờ phân tích kỹ thuật”. Tôi thích câu nói ngạo mạn và hết sức vô lý đó. Tôi sử dụng phân tích cơ bản trong 9 năm liền nhưng cuối cùng chính phân tích kỹ thuật mới giúp tôi trở nên giàu có”.
1-jpeg.151169

Marty Schwartz
Chi tiết xem tại bài này (không có khái niệm đúng sai tuyệt đối trong món này nhé): https://traderviet.org/t/phan-tich-...in-cac-huyen-thoai-cai-nao-loi-hai-hon.40024/

P/s: Mọi cách trên chỉ là sách vở thôi nhé. Mình vẫn đang cố gắng từng ngày nhưng chưa được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết này thì đã liệt kê được một số lỗi, tồn tại theo năm tháng của trader. Tác giả cũng đưa ra giải pháp là ghi nhật ký để xem lại. Nhưng dường như vẫn chưa cụ thể.

Về mặt nguyên tắc, lỗi gì thì có giải pháp cụ thể, thì nó mới thuyết phục, rõ ràng và dễ có cơ sở tập trung giải quyết.

Cá nhân mình cũng có hình bóng trong này, xin phép đề xuất 1 số giải pháp bản thân như sau:

  1. Bản thân quá tham lam khi giao dịch nhiều cặp tiền - đặc biệt là các cặp tiền chéo. Phần lớn bị SL vì dãn spread --> loại bỏ khỏi danh sách giao dịch cho nhẹ đầu, không phân tích nhiều nữa.
Cái này thì mình vẫn giao dịch 28 cặp tiền, thậm chỉ là các chỉ số. Lý do là giao dịch khung H4, nên cũng không phải lúc nào, ngày nào, tuần nào cũng có kèo.

Ưu điểm: Giao dịch nhiều cặp thì có thể có nhiều cơ hội
Nhược điểm: Do nhiều kèo, nên có thể có xu thể giao dịch nhiều hơn.
Giải pháp:
- Mấu chốt không phải là nhiều kèo hay ít kèo, mà nên chọn kèo chất lượng. Tất nhiên, mỗi ngày tối đa khoảng 3 -4 lệnh là vừa.
- Dùng Tradingview với các chỉ báo tự động: Gần như không phải phân tích nhiều. Nó hiển thị gần như đủ cả. Khi thời gian luyện tập nhìn biểu đồ với thời gian đủ lới, thì chỉ cần không quá 60 giây có thể đoán định được kèo đẹp hay không đẹp.
- Lập kế hoạch giao dịch: Mặc dù nói là không quá 60 giây để nhận định kèo, nhưng đó mới là sơ bộ. Còn bước tiếp theo, là phải lên kế hoạch giao dịch: 3- 5 cặp thôi, không nhiều đâu. Mỗi cặp gồm biểu đồ (ghi chú rõ ràng, các phương án thể hiện trên biểu đồ luôn); rồi có thể dùng thêm ghi chú đưa vào trong file word. Mỗi 1 thiết lập cùng lắm 1 trang A4 thôi. Thời gian lâp kế hoạch kỹ càng cho mỗi lệnh chắc 5 phút thôi (cũng là để ôn lại lý thuyết, ôn lại bài cũ).
- Trong khi lập kế hoạch, có kèm theo checklis giao dịch trên Excel: Gồm các điều kiện lưu ý cho thiết lập, các lỗi đã từng xảy ra (Nhật ký)

2. Quá cứng nhắc trong việc vận dụng xác suất vào giao dịch. Mỗi lệnh thua tôi đều mặc định là mình làm đúng, còn thua đấy chỉ là mình đen. Vì thế nên tôi không thể rút được bài học nào từ những lệnh thua.

Giải pháp:
- Tối ưu kỹ năng nhận định kèo (thực hiện từ mục 1), cái này vô cùng quan trọng. Kèo nó phải chuẩn, chuẩn đét, đúng hệ thống, phương pháp, kịch bản, trong đó còn đặc biệt phải thể hiện được là không mắc lại các lỗi đã từng vi phạm trong quá khứ (Có riêng 1 thư mục Kinh nghiệm thực chiến rồi)
- Thống kê 1 thư mục: Kinh nghiệm thực chiến
- Tập trung phân tích các kèo thua: Lý do chủ quan, lý do khách quan. Đưa vào mục Kinh nghiệm thực chiến.
- Nếu làm tốt các bước trên rồi mà vẫn thua nhiều quá thì có 3 cách: Cách 1: Giảm số lót (giảm tỷ lệ rủi ro mỗi lệnh); cách 2: Giảm số lệnh; Cách 3: Thư giãn và đứng ngoài, ôn lại bài cũ.

Lưu ý: 3 cách này đều rất khó và khổ sở. Lúc làm được lúc không. Cách 1 giảm số lót, thì gặp kèo ngon, ăn nhưng vẫn tiếc, giá như kèo này lót lớn thì ăn đủ, giá như...; cách 2: Quá nhiều kèo ngon, bỏ thì tiếc, giảm số lệnh khó nhỉ...; cách 3: đứng ngoài, càng khó; các kèo ngon, quá ngon, sao lại bỏ....
Giải pháp (lý thuyết): Luyện tâm

3. Chú trọng quá mức vào tỷ lệ R:R và khắt khe đến từng pip giao dich. Hậu quả là bỏ lỡ những entry hoặc điểm tp đẹp, giá quay ngược lại cắn SL. Lời khuyên của tôi là nếu giao dịch các bạn "cảm thấy" chấp nhận được thì cứ vào lệnh.

Giải pháp:
- Về RR: đưa về RR an toàn, khả thi cao (ví dụ: TP mục tiêu là vùng cản tiếp theo..., khoảng 3R, thì ta sẽ giảm đi, chỉ TP 2R thôi (lưu ý 2R là tối thiểu để tạo ra lợi thế).
- Chia lệnh làm đôi: lệnh 1 TP 1R; lệnh 2 TP 2R.
- Luyện lại tâm lý: Chấp nhận sốt ruột, chấp nhận lâu (vì giờ, các quỹ có thay đổi nhiều, không hạn chế thời gian tối đa thi quỹ nữa)
- Ôn lại kỹ thuật chọn Entry (từ Mục Kinh nghiệm thực chiến). Chọn Entry là cả 1 nghệ thuật. Như mình, giao dịch theo pp SDz, sau khi chọn vùng POI, cứ vừa khôn, vừa tham, vừa sợ nên chọn entry ở giữa hoặc phía trên vùng POI (với lệnh sell) cho an toàn. Kết quả giá không về. Khổ đau, tiếc nuối ngay lập tức xuất hiện. Lưu ý: đây chỉ là khôn lõi, khôn mà ngu, vì tham (muốn có lợi thế RR), vì sợ hãi (muốn an toàn). Cái này thuộc về tâm, không phụ thuộc nhiều vào pp. Chỉ khi vùng POI quá lớn, thì mới dùng PP entry dịch lên 1/4 hoặc 1/2 vùng POI.
- Entry thì có thể kết hợp hợp lưu OTE (Fibo 0,62, 0,71, 0,79). Khi cả 3 cái này đều diễn ra, thì hãy linh hoạt (hoặc có thể rải 2 lệnh)

4. Vội vàng vào lệnh limit vì muốn ăn nhiều trong khi giá chưa di chuyển. Tôi thua chủ yếu vì lỗi này, giá phản ứng nhẹ ở entry, rồi cắn SL.

- Cái này là tham, muốn nhảy vào cản tàu, rồi cầu may giá đảo chiều theo ý mình. Lỗi này thuộc về tâm, không phải do phương pháp. Tâm tham, tâm ngu
- Giải pháp: Sửa tâm (không sửa pp)

5. Lỗi này là lỗi lớn nhất, cũng dẫn đến mất mát lớn nhất, vào các lệnh mà không có sự xác nhận của ptcb (phân tích cơ bản). Với tôi, ptkt (phân tích kỹ thuật) chỉ là công cụ để đo lường rủi ro tối đa có thể gặp phải để đi vol cho hợp lý với tài khoản.

Cái này thì cá nhân mình không có ý kiến. Vì trên thế giới, cũng như trên trang traderviet này, có rất nhiều tranh luận chưa ngã ngũ.

Một số người thành công, thì có người thì chuyên phân tích cơ bản. Người thì chuyên phân tích kỹ thuật. Và trader thành công trong phân tích cơ bản, thì lại đánh giá thấp (không cao) phân tích kỹ thuật. Và ngược lại. Là vì sao, đơn giản, đây chỉ là chủ quan duy ý chí, là thiên kiến xác nhận, lấy kinh nghiệm thành công của cá nhân để đánh giá các yếu tố bên ngoài. Đều là không nên.

Cá nhân mình, thuần phân tích kỹ thuật. Không quan tâm, và không biết nhiều về phân tích cơ bản (có học nhưng không thành), mình chỉ vào Forex Factory để né tin đỏ có liên quan đến cặp tiền và tin mạnh về đồng USD mà thôi. Trader nhỏ lẽ, e rằng những thông tin về phân tích cơ bản hơi chậm, trình độ phân tích cơ bản cũng có thể không cao bằng các nhà phân tích chuyên nghiệp, có bằng cấp.\




Chi tiết xem tại bài này (không có khái niệm đúng sai tuyệt đối trong món này nhé): https://traderviet.org/t/phan-tich-...in-cac-huyen-thoai-cai-nao-loi-hai-hon.40024/

P/s: Mọi cách trên chỉ là sách vở thôi nhé. Mình vẫn đang cố gắng từng ngày nhưng chưa được.
Cảm ơn cụ đã dày công phân tích thêm về bài viết. Anh em sẽ dẫn link comment này lên group facebook để tác giả vào đọc.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên