Trader nên đối xử với trading như một công việc kinh doanh hay như một sở thích?

Trader nên đối xử với trading như một công việc kinh doanh hay như một sở thích?

Trader nên đối xử với trading như một công việc kinh doanh hay như một sở thích?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,309
32,469
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet.png
Chủ đề liên quan
88516, 88508, 88464, 88395
Câu trả lời thực sự rất đơn giản: Những trader thành công nhất trên thị trường đều coi trading như một công việc kinh doanh. Không phải một sở thích hay công việc full-time/ part-time.

Bạn có thể thắc mắc: "Tại sao không giao dịch chỉ để vui?"

Hầu hết trader mới đều sai lầm ngay từ đầu khi coi trading giống như một chuyến đi đến sòng bạc, thay vì như một công việc kinh doanh.

Việc coi trading như một sở thích thường đồng nghĩa với việc không thực sự cam kết học hỏi, và kết quả là, trading có thể rất tốn kém. Ngược lại, coi trading như một công việc full-time có thể khiến bạn nản lòng khi không có lương đều đặn (và chẳng một ai muốn làm việc không công cả!)

Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một trader, bước đầu tiên bạn cần làm đó là coi trading như một công việc kinh doanh. Mặc dù nó khá khác so với các hoạt động kinh doanh thông thường, nhưng nó vẫn phát sinh chi phí, thua lỗ, nghĩa vụ thuế, sự không chắc chắn, rủi ro và căng thẳng.

Về cơ bản, bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ, với tư cách là một trader. Để doanh nghiệp của bạn thành công, bạn phải nghĩ về trading như thể bạn đang điều hành một doanh nghiệp - đòi hỏi phải có cơ cấu và lập kế hoạch.

Và cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, để kiếm được lợi nhuận, thì doanh thu mang lại của bạn phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Tất nhiên, nếu chi phí của bạn lớn hơn doanh thu, bạn sẽ thua lỗ và cuối cùng phải phá sản.

Vậy, đâu là chi phí lớn nhất khi "kinh doanh" trên thị trường?


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet5.png

Giao dịch thua lỗ


Chi phí lớn nhất khi điều hành công việc kinh doanh trading là những giao dịch thua lỗ.

Mọi trader trên trái đất, dù có kinh nghiệm đến đâu, đều phải đối mặt với chúng.

Thật vậy, giao dịch thua lỗ đang và nên được coi là chi phí chính để điều hành công việc kinh doanh trading. Điều quan trọng là bạn phải nhìn nhận chúng theo cách này, vì nó giúp bạn ít bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc hơn khi thua lỗ.

Hãy thử nghĩ như thế này: Một chủ cửa hàng không khó chịu hay tức giận khi phải chi trả lương cho nhân viên, bởi vì ông ấy biết những thứ đó chỉ là chi phí kinh doanh hàng ngày.

Đáng buồn thay, bạn không thể tránh khỏi việc thua lỗ trong trading, vì vậy hãy chấp nhận rằng, bạn sẽ phải đối mặt với các chi phí này. Thay vì né tránh chúng, hãy học cách đối phó với chúng một cách đúng đắn!

Phí hoa hồng và spread


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet2.png


Một chi phí khác liên quan đến trading là phí hoa hồng và spread của broker. Đây sẽ là chi phí liên tục đối với bạn và tốt nhất hãy nhớ rằng, mỗi khi bạn tham gia giao dịch, bạn sẽ phải trả spread hoặc phí hoa hồng cho broker của mình.

Đây là thực sự là một khoản chi phí và bạn nên nghĩ về nó như vậy.

Những ai giao dịch thường xuyên, chẳng hạn như day trader, phải chịu chi phí liên quan đến spread hoặc phí hoa hồng cao hơn nhiều so với swing trader.

Thiết lập văn phòng giao dịch


Một khoản chi phí khác mà bạn sẽ phải chịu với tư cách là trader chính là chi phí thiết lập văn phòng giao dịch. Chi phí này có thể thay đổi đáng kể tùy theo từng trader, nhưng ít nhất, bạn sẽ cần một chiếc laptop tốt và kết nối internet ổn định.

Tất nhiên, để thoải mái, thường thì bạn sẽ cần một bàn máy tính và ghế ngồi. Ngoài ra, một số trader có thể chọn thiết lập nhiều màn hình. Tuy nhiên, điều này không cần thiết để giao dịch có lợi nhuận.

Chi phí học giao dịch


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet4.png


Thay vì tự mày mò nghiên cứu và học hỏi, bạn có thể cân nhắc thuê một người hướng dẫn giao dịch hoặc đăng ký các phòng chat giao dịch hoặc dịch vụ tín hiệu giao dịch trực tiếp để đẩy nhanh quá trình học hỏi. Chi phí cho việc này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng chuyên gia, phòng chat và dịch vụ tín hiệu.

Lưu ý: Nếu bạn chọn đăng ký các phòng chat giao dịch, hãy tham gia với tư duy cởi mở, đừng chỉ bắt chước theo người cho tín hiệu. Hãy tham gia với mục đích thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, giữ cho mình một cái nhìn thoáng đạt và học hỏi càng nhiều càng tốt từ từng người hoặc phòng chat mà bạn tham gia. Đừng quên duy trì một nhật ký giao dịch và ghi chép, tổ chức tất cả kiến thức bạn học được nhé!




Tổng kết về chi phí giao dịch


Điều chính cần lưu ý với chi phí giao dịch là nếu bạn không quản lý và kiểm soát chúng đúng cách, chúng có thể phát triển vượt quá tầm kiểm soát, rất rất nhanh. Trên thực tế, nếu bạn không quản lý rủi ro đúng cách khi giao dịch, bạn có thể nhanh chóng mất tất cả số tiền giao dịch: nhanh hơn so với các hoạt động kinh doanh khác.

Như bạn có thể thấy ở trên, bạn có thể hạn chế chi phí của mình với tư cách là một trader rất dễ dàng và hiệu quả. Kiểm soát các chi phí này có nghĩa là quản lý rủi ro khi bạn giao dịch và không mạo hiểm nhiều hơn mức bạn thực sự có thể chịu thua trong bất kỳ giao dịch nào. Ban có thể đạt được điều này bằng cách sử dụng lệnh dừng lỗ và không trade bằng tiền thật cho đến khi bạn hiểu rõ hệ thống giao dịch của mình.

Vậy, bây giờ bạn đã biết chi phí chính để thiết lập và điều hành hoạt động kinh doanh trading của mình là bao nhiêu. Mục tiêu của bạn lúc này là đảm bảo rằng bạn kiếm đủ tiền từ các giao dịch thắng (doanh thu) để trang trải tất cả các chi phí để bạn kiếm được lợi nhuận.

Khi bạn đã chấp nhận giao dịch với tư cách là một doanh nghiệp và hiểu một số chi phí cơ bản liên quan, thì đã đến lúc để bắt đầu!

coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet1.png


Trước tiên, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau để nhắc nhở bản thân về những gì liên quan đến trading với tư cách là một doanh nghiệp:
  • Tôi có định hướng thành công không?
  • Làm cách nào để xử lý việc thua lỗ?
  • Tôi có thời gian dành cho việc học cách kinh doanh với trading không?
  • Tôi có thể bám sát kế hoạch không?
  • Tôi có được sự hỗ trợ của gia đình không?
  • Tôi có đủ tiền để chấp nhận đánh mất không?
  • Làm cách nào để đối phó với căng thẳng?
  • Tôi có kỳ vọng thực tế không?
Trading rất khó khăn và tốn thời gian, công sức, lẫn tiền của. Bởi vì trading rất dễ tham gia, nên các trader mới có thể không nhận ra rằng, có một đường cong học tập rất dốc ở phía trước!

Dưới đây là một số sự thật ngắn gọn về trading:
  • Nghiên cứu cho thấy khoảng 90% trader thất bại trong năm đầu tiên. Tại sao ư? Bởi vì họ bắt đầu giao dịch mà không phát triển bất kỳ loại hệ thống giao dịch vững chắc hoặc kế hoạch giao dịch hợp lý nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào vận hành mà thiếu kế hoạch đều có khả năng thất bại!
  • Không có cách nào để loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong trading.
  • Không có hệ thống giao dịch nào thắng 100%.
  • Bạn sẽ luôn có giao dịch thua lỗ, ngay cả khi bạn là một siêu sao trader.
  • Bạn cần tiền để kiếm tiền – sẽ mất nhiều thời gian để làm giàu với một tài khoản giao dịch nhỏ. Ngoài ra, việc thiếu vốn có nghĩa là bạn sẽ không thể chấp nhận rủi ro và gánh chịu những tổn thất không thể tránh khỏi.
  • Những trader độc lập thành công có thể kiếm được thu nhập thoải mái, nhưng hầu hết không trở thành triệu phú.

Hãy nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu!


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet3.jpeg


Mọi nghề nghiệp trên thế giới đều cần được đào tạo - bạn sẽ không để nhân viên đảm nhận một vai trò nào đó mà không đào tạo cho họ, phải không?

Tương tự như vậy, người tìm thấy một trang web và bắt đầu thử giao dịch trên thị trường mà không có bất kỳ hướng dẫn nào có thể gặp may mắn, hoặc có thể chứng kiến số tiền mình có đột nhiên biến mất.

Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn kiên nhẫn và dành thời gian học các kỹ năng cần thiết để trở thành một trader giỏi trước khi bắt tay vào việc.

Đừng bị đánh lừa, hãy hiểu thực tế


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet6.png


Có rất nhiều sự lừa dối liên quan đến việc học trading. Các chương trình quảng cáo trên hàng trăm trang web sẽ khiến bạn tin rằng trading là dễ dàng, và bất kỳ ai cũng có thể tạo ra thu nhập khổng lồ và ổn định từ thị trường tài chính với ít hoặc không cần nỗ lực.

Mặc dù có những trường hợp hiếm hoi mà một trader kiếm được một khoản tiền lớn trong thời gian ngắn, nhưng đó không phải là thông lệ. Đối với hầu hết mọi người, trading đòi hỏi rất nhiều công sức trước khi thành công.

Là một công việc kinh doanh, trading đòi hỏi nghiên cứu, đánh giá và kỷ luật liên tục. Không có gì đảm bảo thành công trong lĩnh vực trading, và bạn có thể phải làm việc cả tuần 40 giờ nhưng vẫn thua lỗ. Bất kỳ ai đang cân nhắc giao dịch nên đảm bảo mình có cả tính cách lẫn khả năng tài chính để tham gia vào loại hình hoạt động kinh doanh này.

Tạo hệ thống giao dịch của riêng bạn


coi-trading-nhu-mot-cong-viec-kinh-doanh-traderviet7.png


Nhiều trader vội vàng đầu tư tiền vào thị trường mà không có hệ thống và kế hoạch giao dịch được nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này khiến họ quay trở lại điểm xuất phát, nhưng với số vốn ít hơn.

Ngược lại, các trader giao dịch thành công sẽ dành nhiều thời gian để xây dựng một hệ thống giao dịch sinh lời trước khi sử dụng vốn thực tế. Trading vẫn luôn rủi ro, nhưng với một hệ thống tốt, rủi ro sẽ được giảm thiểu, tính toán và kiểm tra theo thời gian.

Một hệ thống giao dịch vững chắc là hệ thống mà trader xây dựng qua thời gian và kinh nghiệm, trở thành một quy trình thuộc tiềm thức. Nếu bạn không dành thời gian để làm điều này, thì trading sẽ giống như một hình thức đánh bạc hơn!

Kết luận


Rốt cuộc thì... Trading thật khó!

Nhưng nếu bạn coi trading như một công việc kinh doanh (dành thời gian nghiên cứu và học hỏi trước khi bắt đầu, đảm bảo rằng bạn có nền tảng hiểu biết vững chắc về thị trường, cộng với một hệ thống giao dịch vững chắc) thì bạn đang đi đúng hướng rồi đấy!

Nguồn: steemit.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên