Vì sao việc kiếm lợi nhuận sẽ là "bất khả thi" nếu không có điểm dừng lỗ?

Vì sao việc kiếm lợi nhuận sẽ là "bất khả thi" nếu không có điểm dừng lỗ?

Vì sao việc kiếm lợi nhuận sẽ là "bất khả thi" nếu không có điểm dừng lỗ?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,398
29,053
Các nhà giao dịch thua lỗ thường có một điểm chung đó là họ không thích đặt dừng lỗ, có những trader thậm chí còn không dùng tới dừng lỗ. Và đây cũng là một trong những đặc điểm lớn nhất phân biệt một trader thua lỗ với một trader có lợi nhuận.

Dưới đây là một vài lý do chính nói rõ tại sao các nhà giao dịch có lợi nhuận không thể không dùng lệnh dừng lỗ.

1. Không quản lý vốn


Nếu một nhà giao dịch không dùng lệnh dừng lỗ thì không thể quản lý số tiền có trong tài khoản cũng như trong mỗi giao dịch của mình được. Khoảng cách dừng lỗ được sử dụng để tính toán lượng tiền hoặc cổ phiếu hay hợp đồng mà bạn phải mua hoặc bán để có được quy mô vị thế nhất định.

Ví dụ như nếu dừng lỗ 10 pip sẽ có khối lượng rất khác so với dừng lỗ 30 pip. Nếu như bạn mạo hiểm 1% số vốn của mình cho mỗi giao dịch, nhưng nếu như bạn không có điểm đặt dừng lỗ cố định thì làm sao có thể xác định được con số 1% này sẽ có giá trị là bao nhiêu.

2024-01-07_161415.png

Và sai lầm hơn hết cho những trader thua lỗ đó là họ chỉ dùng điểm dừng lỗ tinh thần. Đồng ý rằng đây cũng là một cách dừng lỗ, nhưng khi nào thì bạn nên dùng và những ai có thể dùng được điểm dừng lỗ như vậy. Và chắc chắn là không phải các nhà giao dịch thua lỗ rồi. Một trader thua lỗ thường sẽ khó thoát lệnh khi giá tìm đến điểm dừng lỗ tinh thần của họ.

Điểm dừng lỗ tinh thần này chỉ dành cho những nhà giao dịch có tinh thần tốt, mà đó lại thường là những nhà giao dịch có lợi nhuận.



2. Không quản lý được rủi ro


Ngoài việc không quản lý vốn được, thì việc không đặt điểm dừng lỗ sẽ khiến nhà giao dịch không quản lý được rủi ro.

Tỷ lệ RR và bội số R trong một chiến lược là hai thông số quan trọng trong chiến lược, đối với bất kỳ nhà giao dịch nào mà nói thì thông số này quyết định rất nhiều đến việc họ có thực hiện một giao dịch hay không.

Chỉ có bản thân các nhà giao dịch mới có thể so sánh hai số liệu này với tỷ lệ thắng của mình mới có thể ước tính được liệu có kiếm được lợi nhuận trong giao dịch đó hay không.

2023-08-10_152514.png

Ví dụ là nếu bạn biết được giao dịch của mình có tỷ lệ RR là 1:1.5, điều đó có nghĩa là tỷ lệ thắng của bạn khoảng 40% để có được huề vốn. Và nếu như hai con số này không phù hợp với nhau thì bạn không thể kiếm được lợi nhuận.

Vậy nếu như bạn là không đặt dừng lỗ thì làm sao biết được những tỷ lệ này, làm sao bạn ước lượng được xác suất thắng và làm sao bạn có thể xác định được liệu mình có kiếm được lợi nhuận hay không?

Nhưng nếu như bạn chịu đặt dừng lỗ thì những thông số này hoàn toàn có thể xác định được.

Vậy cho nên với một nhà giao dịch mà nói thì việc không đặt dừng lỗ thì không thể quản lý được rủi ro cho chiến lược giao dịch.

Đừng loay hoay đi thực hiện những giao dịch ngẫu nhiên, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu số tiền thắng có đủ lớn hay không, bạn cũng không biết được liệu bạn có thể giữ mức thua lỗ ở mức nhỏ hay không, thời điểm đó việc giao dịch có lợi nhuận trở thành một việc bất khả thi.






3. Bạn sẽ là nạn nhân cho chính những cảm xúc của mình


Điểm dừng lỗ là một điểm bảo vệ bạn khỏi những biến động giá bất ngờ, đi ngược lại với phân tích của bạn. Tuy nhiên phần lớn trader thua lỗ lại hay đi bào chữa cho những quyết định sai lầm của bản thân và hay hợp lý hóa cảm xúc của mình bằng cách đưa ra một loạt những quyết định sai lầm khác ví dụ như việc thay đổi điểm dừng lỗ, gồng lỗ hay thậm chí không dùng điểm dừng lỗ chính là một trong những dấu hiệu cho việc này.

Một khi bạn bị cảm xúc trong giao dịch thì nó có thể hủy hoại tài khoản của bạn, thậm chí là tâm lý của bạn. Và để tránh được việc này thì việc đặt dừng lỗ cố định chính là một trong những cách thức đơn giản mà hiệu quả nhất có thể giúp bạn có được tâm lý ổn định. Nếu như giá đạt đến điểm dừng lỗ của bạn thì lệnh giao dịch sẽ thoát ra khỏi thị trường, bạn chấp nhận điều đó như là chấp nhận chiến lược của mình đã sai. Đừng thêm vào khoản lỗ cũng đừng dời dừng lỗ ra xa và quan trọng nhất không được để bản thân rơi vào tình trạng giao dịch trả thù.

2023-07-07_120111.png



Đặt điểm dừng lỗ cố định và tôn trọng nó chính là nguyên tắc giúp bạn có được một giao dịch đúng nghĩa, có được một tâm lý ổn định. Điểm dừng lỗ của bạn là tín hiệu báo cho bạn biết ý tưởng giao dịch của bạn không thành công và bạn nên chấp nhận điều đó, nếu cố chấp hơn thì bạn sẽ không bao giờ có thể kiếm được một đồng lợi nhuận nào trên thị trường cả.

Đây chính là 3 lý do lớn nhất mà các nhà giao dịch có lợi nhuận sẽ không bao giờ quên đặt điểm dừng lỗ cho mọi chiến lược giao dịch mà họ thực hiện cả. Vì nó không chỉ là việc làm giúp cho họ quản lý được rủi ro, giúp họ có được những giao dịch nhất quán và quan trọng hơn là bảo vệ cho tinh thần của họ lúc nào cũng được minh mẫn và bình tĩnh trong suốt quá trình giao dịch.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,428 Xem / 112 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 400 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 489 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,879 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,329 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 160 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên