Vì sao vùng hợp lưu lại được nhiều trader chuyên nghiệp lựa chọn để giao dịch?

Vì sao vùng hợp lưu lại được nhiều trader chuyên nghiệp lựa chọn để giao dịch?

Vì sao vùng hợp lưu lại được nhiều trader chuyên nghiệp lựa chọn để giao dịch?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,393
29,048
Các vùng hỗ trợ kháng cự là vùng giá được nhiều trader theo dõi để giao dịch, tuy nhiên với các trader kinh nghiệm họ thường sẽ tập trung vào những vùng kháng cự hỗ trợ hợp lưu nhiều hơn. Vì các vùng kháng cự hỗ trợ xuất hiện khá nhiều trên biểu đồ, không phải vùng nào cũng tiềm năng để giao dịch.

Tuy nhiên vùng hỗ trợ kháng cự hợp lưu thì khác, có nhiều tín hiệu kỹ thuật hợp lưu tại vùng này. Như vậy khi tiếp cận đến những vùng hợp lưu này, phản ứng giá cũng thường sẽ mạnh hơn và rõ ràng hơn, cung cấp cho trader tín hiệu giao dịch có xác suất cao hơn rất nhiều,

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao các đỉnh đáy, ngưỡng kháng cự hỗ trợ hoặc các vùng hợp lưu lại là những vùng giá tốt để giao dịch.

Vùng hợp lưu


Khái niệm vùng hợp lưu là khái niệm khá quen thuộc với anh em trader rồi nhưng chúng ta cũng nhắc lại một chút.

Vùng hợp lưu là vùng có nhiều hỗ trợ kháng cự hoặc yếu tố kỹ thuật hội tụ tại cùng một vùng giá. Điển hình nhất là vùng giằng co, vùng tích lũy, vùng phân phối tập trung.

Các vùng hợp lưu đa phần là vùng có khối lượng thấp, và khi giá đảo chiều ngược lại thì có khối lượng tăng lên, thể hiện sự thay đổi cung cầu ở những vùng này.

Các đỉnh đáy, kháng cự hỗ trợ và các vùng hợp lưu thường là những vùng được dùng để xác định điểm vào, thoát lệnh, xác định sự thay đổi của xu hướng rất tốt. Có thể thấy đây là khái niệm kỹ thuật rất quan trọng.






Các ví dụ về đỉnh đáy, kháng cự hỗ trợ và vùng hợp lưu


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, cho thấy vùng giá tích lũy tại ngưỡng hỗ trợ:

View attachment 256356

Ta thấy trong vùng màu xanh lá cây phía bên trái biểu đồ, giá đảo chiều mạnh với khối lượng tăng cao, nên có thể xác định đây là một ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Phía biểu đồ bên phải, giá tiếp cận hỗ trợ này với khối lượng giảm và chững lại ở ngưỡng hỗ trợ này tạo thành một vùng giá tích lũy. Khối lượng tiếp tục giảm trong giai đoạn này. Sau đó một tín hiệu phá vỡ tăng giá xảy ra xác nhận đó là vùng tích lũy. Sự bật tăng này cũng xác nhận cho vai trò của ngưỡng hỗ trợ trước đó.

Như vậy khi giá tìm đến ngưỡng hỗ trợ này 1 lần nữa chúng ta có thể giả định rằng sẽ có một vài kiểu tích lũy sẽ xuất hiện. Nhưng các bạn hãy nhớ rằng, hỗ trợ kháng cự hình thành là để bị phá vỡ. Nó không duy trì được mãi mãi. Giá càng chạm ngưỡng hỗ trợ kháng cự càng nhiều thì khả năng nó bị phá càng cao.

Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo của biểu đồ trên:

View attachment 256357



Như vậy, ta có thể xác định ngưỡng hỗ trợ trong hình trên là một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Khi giá tiếp cận ngưỡng này, xu hướng giảm có khả năng sẽ yếu dần và thậm chí là kết thúc.

Giá bật tăng khỏi ngưỡng hỗ trợ quanh mức 6K, sau đó gặp phải vùng hợp lưu bởi đỉnh đáy trước và vùng giằng co. Ta thấy giá đã chững lại ở vùng này (quanh 9K) và sau đó phá vỡ rồi chững lại quanh 10K. Mức 10K là vùng số tròn, cũng là một vùng giá tâm lý, thị trường thường sẽ chững lại quanh vùng này, có nhiều trader sẽ chốt bớt vị thế vì lo lắng giá sẽ đảo ngược lại.

Biểu đồ tiếp theo sẽ xác định thời điểm vào lệnh và thoát lệnh hợp lý dựa vào những phân tích ở 2 biểu đồ trước đó:

View attachment 256358

Chúng ta có thể thấy đỉnh đáy của thị trường là những vùng giá có sự thay đổi cung cầu, ta có thể sử dụng chúng để tìm cơ hội vào lệnh.

Giai đoạn tích lũy ở biểu đồ trên là thời điểm tốt nhất để nhập lệnh. Và điểm thấp nhất của giai đoạn tích lũy là vùng giá tốt nhất để đặt dừng lỗ, vì nếu giá vượt qua được điểm này thì coi như vùng tích lũy bị phá vỡ xuống bên dưới, xác nhận cơ hội tăng giá là rất thấp vì hỗ trợ đã bị phá vỡ.

Điểm vào lệnh là khi vùng giá tích lũy xuất hiện đáy nhỏ cao hơn đáy trước đó với nến tăng giá kèm theo là bạn có thể vào lệnh mua. Đặt dừng lỗ bên dưới đáy của vùng giá tích lũy. Đặt chốt lời lần lượt theo các đỉnh trước đó. Theo đó chúng ta có 3 mục tiêu, với đỉnh gần nhất là TP1, tiếp theo là TP2 (vùng hợp lưu) và cuối cùng là TP3 (vùng 10K).

Chúng ta chỉ giao dịch khi có tỷ lệ RR từ 1:2 trở lên và ta thấy trong trường hợp này tỷ lệ là rất tốt.

Có thể thấy các đỉnh đáy kháng cự hỗ trợ, vùng hợp lưu là những vùng giá rất tốt để đặt giao dịch và mục tiêu lợi nhuận. Việc chúng ta xác định rõ những vùng giá này sẽ cho các bạn điểm vào và thoát lệnh đáng tin cậy. Và lưu ý, sẽ càng tốt hơn nếu bạn biết kết hợp chúng với khối lượng.

Trích nguồn: tradingview
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 468 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 233 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,512 Xem / 506 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,662 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 640 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 251 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên