Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading
Quy trình làm trader của mình là đầu tiên khi mới tham gia là trade vô tội vạ, thay đổi system liên tục, đến lúc nào đó thì tìm đc system hiệu quả và phù hợp với bản thân. Nhưng kết quả vẫn thua lỗ, lúc này mình mới biết tâm lý không tốt, vào ra lệnh ko có quy tắc, xây dựng quy tắc và cố gắng làm chủ cảm xúc. Cuối cùng là quản lý rủi ro khi đã làm tốt 2 cái trên và giao dịch với số tiền lớn. Tóm lại 3 yếu tố : System, Tâm ly, QL rủi ro phải quan trọng và không thể thiếu, nhưng bắt buộc phải đi từ gốc tức là System trước, không có cái này thì 2 cái sau cũng vất đi. Còn với trader lâu năm và có lợi nhuận thì Tâm lý và QLV mới thường xuyên đc quan tâm hơn.

Quản lý rủi ro chỉ là 1 phần của system thôi.

Và nếu nhìn rộng ra thoáng ra thì tâm lý cũng chỉ là 1 phần của system.
 
Mạn đàn với các bác thêm chút :D
Đức Phật dạy 3 gốc Giới Định Tuệ, 3 yếu tố này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ta cần cân bằng cả 3 yếu tố này.

Chiết giải 3 yếu tố này vào trong trading tôi có ý kiến như sau:
Yếu tố tâm lý nằm trong chữ Định. Tâm an, thần định nghĩa là tâm lý trading vững vàng. Tâm lý vững vàng có được là do khởi nguồn từ chữ Tuệ, tức là trí tuệ, hiểu biết. Cái này bao gồm cả sự am hiểu về bản chất TT, về tâm lý các bên tham gia vào TT, và cả sự am hiểu về triết lý giao dịch, pp giao dịch, system, rồi quản lý rủi ro, quản lý vốn .v.v. Từ đó hình thành nên pp giao dịch, các quy tắc vào lệnh, cắt lệnh, SL, quản lý rủi ro .v.v.

Khi chữ Tuệ đã có rồi, thì kế tiếp là phải đạt được chữ Giới, tức là giữ gìn kỷ luật bản thân, tuân thủ các quy tắc đã đặt ra. Giữ Giới được rồi thì lâu ngày sẽ hình thành nên chữ Định.

Như vậy, theo ngu kiến của tôi, thì anh em mới trade trước tiên phải tìm cách nâng cao kiến thức, hiểu biết liên quan đến trading. Theo khoa học phương Tây thì đó là quá trình tư duy phân tích tổng hợp. Theo tư duy phương Đông thì về bản chất cũng không khác gì, chỉ khác ở cách nói thôi, đó là quá trình cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Anh em cũng nên cẩn thận trước những câu kiểu như trading là sự đơn giản .v.v. Câu đó không sai, nhưng đừng hiểu nó theo một cách quá giản đơn, hiểu sai sẽ khổ vào thân. Thứ nhất là đơn giản và dễ dàng là hai khái niệm khác nhau. Đơn giản không có nghĩa là dễ dàng.
Thứ hai là sự đơn giản không phải là tìm vài ba pp đơn giản để giao dịch là xong. Sự đơn giản phải bắt đầu từ một quá trình tìm hiểu sâu xa, chi tiết, tìm đến ngọn nguồn của pp giao dịch, của triết lý giao dịch. Sau khi đã hiểu được cái sâu xa, thì mới gạn lọc, đúc kết để tạo ra 1 pp đơn giản để giao dịch. Nếu không chịu khó tìm hiểu sâu, mà chỉ học sơ sài mấy cái pp giao dịch đơn giản, thì kết quả sẽ sớm nắng chiều mưa. Khi đã như thế rồi, làm sao mà đủ kiên định để theo đuổi đến cùng, dù là chén Thánh cũng bằng vô dụng.

Tóm lại, vậy trước tiên là phải hiểu sâu cái đã. Hiểu rồi mới có niềm tin, từ đó mới có thể kiên định giữ kỷ luật. Lâu ngày sẽ hình thành tâm lý vững vàng. Vì thế, trở thành trader pro không dễ. Học pp giao dịch, quản lý vốn ... thì chỉ cần vài tuần vài tháng, nhưng để hình thành chữ Định thì cần nhiều năm khổ luyện.
 
Các bác sa đà vào chỉ trích cá nhân làm cho ae căng thẳng quá.
Gửi @Seabird @tradermapmap : Mình đặc biệt rất thích những bài chia sẻ kiến thức của 2 bác, nhất là "thuyết trading chi đạo" của bác tradermapmap, và đặc biệt là hệ thống breakout sideway với khẩu hiệu "lúc nó yếu nhất lúc mình ngon nhất" của bác Seabird.
 
Mạn đàn với các bác thêm chút :D
Đức Phật dạy 3 gốc Giới Định Tuệ, 3 yếu tố này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ta cần cân bằng cả 3 yếu tố này.

Chiết giải 3 yếu tố này vào trong trading tôi có ý kiến như sau:
Yếu tố tâm lý nằm trong chữ Định. Tâm an, thần định nghĩa là tâm lý trading vững vàng. Tâm lý vững vàng có được là do khởi nguồn từ chữ Tuệ, tức là trí tuệ, hiểu biết. Cái này bao gồm cả sự am hiểu về bản chất TT, về tâm lý các bên tham gia vào TT, và cả sự am hiểu về triết lý giao dịch, pp giao dịch, system, rồi quản lý rủi ro, quản lý vốn .v.v. Từ đó hình thành nên pp giao dịch, các quy tắc vào lệnh, cắt lệnh, SL, quản lý rủi ro .v.v.

Khi chữ Tuệ đã có rồi, thì kế tiếp là phải đạt được chữ Giới, tức là giữ gìn kỷ luật bản thân, tuân thủ các quy tắc đã đặt ra. Giữ Giới được rồi thì lâu ngày sẽ hình thành nên chữ Định.

Như vậy, theo ngu kiến của tôi, thì anh em mới trade trước tiên phải tìm cách nâng cao kiến thức, hiểu biết liên quan đến trading. Theo khoa học phương Tây thì đó là quá trình tư duy phân tích tổng hợp. Theo tư duy phương Đông thì về bản chất cũng không khác gì, chỉ khác ở cách nói thôi, đó là quá trình cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Anh em cũng nên cẩn thận trước những câu kiểu như trading là sự đơn giản .v.v. Câu đó không sai, nhưng đừng hiểu nó theo một cách quá giản đơn, hiểu sai sẽ khổ vào thân. Thứ nhất là đơn giản và dễ dàng là hai khái niệm khác nhau. Đơn giản không có nghĩa là dễ dàng.
Thứ hai là sự đơn giản không phải là tìm vài ba pp đơn giản để giao dịch là xong. Sự đơn giản phải bắt đầu từ một quá trình tìm hiểu sâu xa, chi tiết, tìm đến ngọn nguồn của pp giao dịch, của triết lý giao dịch. Sau khi đã hiểu được cái sâu xa, thì mới gạn lọc, đúc kết để tạo ra 1 pp đơn giản để giao dịch. Nếu không chịu khó tìm hiểu sâu, mà chỉ học sơ sài mấy cái pp giao dịch đơn giản, thì kết quả sẽ sớm nắng chiều mưa. Khi đã như thế rồi, làm sao mà đủ kiên định để theo đuổi đến cùng, dù là chén Thánh cũng bằng vô dụng.

Tóm lại, vậy trước tiên là phải hiểu sâu cái đã. Hiểu rồi mới có niềm tin, từ đó mới có thể kiên định giữ kỷ luật. Lâu ngày sẽ hình thành tâm lý vững vàng. Vì thế, trở thành trader pro không dễ. Học pp giao dịch, quản lý vốn ... thì chỉ cần vài tuần vài tháng, nhưng để hình thành chữ Định thì cần nhiều năm khổ luyện.

Giới Định Tuệ vầy là sai rồi bác. Nhờ trì Giới lâu dài mà các căn được thanh tịnh, dẫn tới Định, nhờ Định mà dẫn tới Tuệ.

Nếu giải thích theo quan điểm Giới Định Tuệ về trading thì. Giới là giữ quy tắc vào lệnh và quy tắc quản lý rủi ro, giữ quy tắc lâu ngày thì sinh Định tức là tâm lý giao dịch, sau đó thì xuất hiện Tuệ tức là khả năng giao dịch.

Cũng là giả sử ứng dụng vào trading thôi, và theo trên thì cái gốc vẫn là quy tắc giao dịch và quy tắc quản lý vốn.
 
Các bác sa đà vào chỉ trích cá nhân làm cho ae căng thẳng quá.
Gửi @Seabird @tradermapmap : Mình đặc biệt rất thích những bài chia sẻ kiến thức của 2 bác, nhất là "thuyết trading chi đạo" của bác tradermapmap, và đặc biệt là hệ thống breakout sideway với khẩu hiệu "lúc nó yếu nhất lúc mình ngon nhất" của bác Seabird.

Em chỉ chém gió vui thôi chứ có chia sẻ được gì đâu, em chỉ bất bình bác @Seabird đang gây ảo tưởng cho những trader mới là cứ gia nhập Hội thánh Đức Tâm lý giao dịch là thắng.

Đầu tiên là phải nắm kiến thức cơ bản, trade nhiều rút kinh nghiệm thực tế để áp dụng hệ thống hiệu quả, khi đã trade thành công tài khoản nhỏ, thì nâng tâm lý để trade tk lớn, kỹ năng bằng zero trade demo còn cháy mà tin vào Hội thánh Đức Tâm lý giao dịch của giáo chủ @Seabird thì chỉ có chết.
 
Giới Định Tuệ vầy là sai rồi bác. Nhờ trì Giới lâu dài mà các căn được thanh tịnh, dẫn tới Định, nhờ Định mà dẫn tới Tuệ.
Cái này có 2 dòng quan điểm bác ạ. Tôi thấy một số thầy có giải thích cái này. Tùy theo người mà các thầy dẫn giải pp phù hợp. Như bác nói Giới -> Định -> Tuệ là đúng chuẩn, nhưng với điều kiện là Giới phải đúng trước cái đã. Ví dụ Đức Phật dạy giữ ngũ giới, ngũ giới này đã trải qua 2600 năm kiểm chứng, nên các thầy dạy cho đệ tử đầu tiên là giữ giới, từ đó sinh ra Định, có Định rồi thì Tuệ trổ quả. Cái này không có gì phải bàn. Sở dĩ như vậy là do mình đã có Đức Phật soi sáng trước rồi.

Nhưng vào trading thì nó khác, bác đọc sách này sách nọ, học khóa này khóa kia, đã chắc gì nó đúng. Thế nên phải đi lại từ đầu, dùng trí tuệ để soi sáng trước, hiểu rồi mới đủ niềm tin để giữ Giới. Đức Phật lúc đầu cũng đi theo con đường sai lầm (tu khổ hạnh, hành xác), sau rồi Ngài dùng trí tuệ để soi sáng, mới xác định được Giới nào là đúng. Bác đọc lịch sử Phật Giáo sẽ rõ điểm này.
 
Cái này có 2 dòng quan điểm bác ạ. Tôi thấy một số thầy có giải thích cái này. Tùy theo người mà các thầy dẫn giải pp phù hợp. Như bác nói Giới -> Định -> Tuệ là đúng chuẩn, nhưng với điều kiện là Giới phải đúng trước cái đã. Ví dụ Đức Phật dạy giữ ngũ giới, ngũ giới này đã trải qua 2600 năm kiểm chứng, nên các thầy dạy cho đệ tử đầu tiên là giữ giới, từ đó sinh ra Định, có Định rồi thì Tuệ trổ quả. Cái này không có gì phải bàn. Sở dĩ như vậy là do mình đã có Đức Phật soi sáng trước rồi.

Nhưng vào trading thì nó khác, bác đọc sách này sách nọ, học khóa này khóa kia, đã chắc gì nó đúng. Thế nên phải đi lại từ đầu, dùng trí tuệ để soi sáng trước, hiểu rồi mới đủ niềm tin để giữ Giới. Đức Phật lúc đầu cũng đi theo con đường sai lầm (tu khổ hạnh, hành xác), sau rồi Ngài dùng trí tuệ để soi sáng, mới xác định được Giới nào là đúng. Bác đọc lịch sử Phật Giáo sẽ rõ điểm này.

Nhưng sự chứng ngộ của Đức Phật cũng nhờ từng bước lúc trước, Phật giáo nguyên thủy là tiệm tu, truyền qua TQ nó mới ra khái niệm đốn ngộ. Mà hơi lạc đề rồi :D
 
Em chỉ chém gió vui thôi chứ có chia sẻ được gì đâu, em chỉ bất bình bác @Seabird đang gây ảo tưởng cho những trader mới là cứ gia nhập Hội thánh Đức Tâm lý giao dịch là thắng.

Đầu tiên là phải nắm kiến thức cơ bản, trade nhiều rút kinh nghiệm thực tế để áp dụng hệ thống hiệu quả, khi đã trade thành công tài khoản nhỏ, thì nâng tâm lý để trade tk lớn, kỹ năng bằng zero trade demo còn cháy mà tin vào Hội thánh Đức Tâm lý giao dịch của giáo chủ @Seabird thì chỉ có chết.
Thực sự kiến thức của 2 bác đều rất bổ ích, rất nhiều điểm đáng để học tập và rèn luyện :):D
 
Mạn đàn với các bác thêm chút :D
Đức Phật dạy 3 gốc Giới Định Tuệ, 3 yếu tố này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ta cần cân bằng cả 3 yếu tố này.

Chiết giải 3 yếu tố này vào trong trading tôi có ý kiến như sau:
Yếu tố tâm lý nằm trong chữ Định. Tâm an, thần định nghĩa là tâm lý trading vững vàng. Tâm lý vững vàng có được là do khởi nguồn từ chữ Tuệ, tức là trí tuệ, hiểu biết. Cái này bao gồm cả sự am hiểu về bản chất TT, về tâm lý các bên tham gia vào TT, và cả sự am hiểu về triết lý giao dịch, pp giao dịch, system, rồi quản lý rủi ro, quản lý vốn .v.v. Từ đó hình thành nên pp giao dịch, các quy tắc vào lệnh, cắt lệnh, SL, quản lý rủi ro .v.v.

Khi chữ Tuệ đã có rồi, thì kế tiếp là phải đạt được chữ Giới, tức là giữ gìn kỷ luật bản thân, tuân thủ các quy tắc đã đặt ra. Giữ Giới được rồi thì lâu ngày sẽ hình thành nên chữ Định.

Như vậy, theo ngu kiến của tôi, thì anh em mới trade trước tiên phải tìm cách nâng cao kiến thức, hiểu biết liên quan đến trading. Theo khoa học phương Tây thì đó là quá trình tư duy phân tích tổng hợp. Theo tư duy phương Đông thì về bản chất cũng không khác gì, chỉ khác ở cách nói thôi, đó là quá trình cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Anh em cũng nên cẩn thận trước những câu kiểu như trading là sự đơn giản .v.v. Câu đó không sai, nhưng đừng hiểu nó theo một cách quá giản đơn, hiểu sai sẽ khổ vào thân. Thứ nhất là đơn giản và dễ dàng là hai khái niệm khác nhau. Đơn giản không có nghĩa là dễ dàng.
Thứ hai là sự đơn giản không phải là tìm vài ba pp đơn giản để giao dịch là xong. Sự đơn giản phải bắt đầu từ một quá trình tìm hiểu sâu xa, chi tiết, tìm đến ngọn nguồn của pp giao dịch, của triết lý giao dịch. Sau khi đã hiểu được cái sâu xa, thì mới gạn lọc, đúc kết để tạo ra 1 pp đơn giản để giao dịch. Nếu không chịu khó tìm hiểu sâu, mà chỉ học sơ sài mấy cái pp giao dịch đơn giản, thì kết quả sẽ sớm nắng chiều mưa. Khi đã như thế rồi, làm sao mà đủ kiên định để theo đuổi đến cùng, dù là chén Thánh cũng bằng vô dụng.

Tóm lại, vậy trước tiên là phải hiểu sâu cái đã. Hiểu rồi mới có niềm tin, từ đó mới có thể kiên định giữ kỷ luật. Lâu ngày sẽ hình thành tâm lý vững vàng. Vì thế, trở thành trader pro không dễ. Học pp giao dịch, quản lý vốn ... thì chỉ cần vài tuần vài tháng, nhưng để hình thành chữ Định thì cần nhiều năm khổ luyện.
Bạn nói rất hay. Sự đơn giản của thiểu hiểu biết khác xa Sự đơn giản khi thấu hiểu bản chất qua trải nghiệm: biết loại bỏ những gì vô nghĩa, giữ lại phần tinh túy và chỉ tập trung vào nó. Trong Trading phần tinh túy nhất chính là nguyên tắc giao dịch của bản thân, nhưng để hoàn toàn hiểu rõ, tin tưởng vào nó thì phải trải qua quá trình phức tạp: hiểu thị trường, hiểu bản thân, hiểu nguyên tắc giao dịch. Cuối cùng mói có thể hành động nhẹ nhàng.
 
Các bác sa đà vào chỉ trích cá nhân làm cho ae căng thẳng quá.
Gửi @Seabird @tradermapmap : Mình đặc biệt rất thích những bài chia sẻ kiến thức của 2 bác, nhất là "thuyết trading chi đạo" của bác tradermapmap, và đặc biệt là hệ thống breakout sideway với khẩu hiệu "lúc nó yếu nhất lúc mình ngon nhất" của bác Seabird.
Hình như là tôi đâu có nói nhiều về phương pháp giao dịch của mình. Sao bạn lại biết nó là br sw?
 
Bạn nói rất hay. Sự đơn giản của thiểu hiểu biết khác xa Sự đơn giản khi thấu hiểu bản chất qua trải nghiệm: biết loại bỏ những gì vô nghĩa, giữ lại phần tinh túy và chỉ tập trung vào nó. Trong Trading phần tinh túy nhất chính là nguyên tắc giao dịch của bản thân, nhưng để hoàn toàn hiểu rõ, tin tưởng vào nó thì phải trải qua quá trình phức tạp: hiểu thị trường, hiểu bản thân, hiểu nguyên tắc giao dịch. Cuối cùng mói có thể hành động nhẹ nhàng.

Vậy cuối cùng quan trọng nhất là nguyên tắc giao dịch hay tâm lý giao dịch?
 
Được rồi, nguyên tắc giao dịch là quan trọng nhất, bạn đúng. Tôi hy vọng bạn tìm ra nó trước khi bị thị trường đấm bầm dập rồi từ bỏ.

Nguyên tắc giao dịch nó có bao gồm cả quy tắc ql vốn, và ai cũng phải trải qua thời gian bầm dập thôi, có quy tắc thì không chết được.
 
Nguyên tắc giao dịch nó có bao gồm cả quy tắc ql vốn, và ai cũng phải trải qua thời gian bầm dập thôi, có quy tắc thì không chết được.
Rồi, cứ cho là bạn có quy tắc của mình đi ( mặc dù tôi nghĩ là bạn chẳng có ). Làm sao bạn duy trì nó trong thời gian dài? 1 năm, 2 năm, 10 năm?
 
Hai bác @Seabird@tradermapmap cứ chém thế này thì đến tết Congo cũng chả đi đến đâu. Lý thuyết nào cũng đúng, có chuyển hóa được mớ lý thuyết đó ra thực tế hay không mới là câu chuyện.
 
Hình như là tôi đâu có nói nhiều về phương pháp giao dịch của mình. Sao bạn lại biết nó là br sw?
Mình thường có thói quen lưu lại bài post hay để đọc lại khi cần. Còn làm sao biết bài nào hay bài nào ko trong hàng nghìn bài đăng trên forum thì do kinh nghiệm + sở thích :D:D:D
 
Mạn đàn với các bác thêm chút :D
Đức Phật dạy 3 gốc Giới Định Tuệ, 3 yếu tố này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và ta cần cân bằng cả 3 yếu tố này.

Chiết giải 3 yếu tố này vào trong trading tôi có ý kiến như sau:
Yếu tố tâm lý nằm trong chữ Định. Tâm an, thần định nghĩa là tâm lý trading vững vàng. Tâm lý vững vàng có được là do khởi nguồn từ chữ Tuệ, tức là trí tuệ, hiểu biết. Cái này bao gồm cả sự am hiểu về bản chất TT, về tâm lý các bên tham gia vào TT, và cả sự am hiểu về triết lý giao dịch, pp giao dịch, system, rồi quản lý rủi ro, quản lý vốn .v.v. Từ đó hình thành nên pp giao dịch, các quy tắc vào lệnh, cắt lệnh, SL, quản lý rủi ro .v.v.

Khi chữ Tuệ đã có rồi, thì kế tiếp là phải đạt được chữ Giới, tức là giữ gìn kỷ luật bản thân, tuân thủ các quy tắc đã đặt ra. Giữ Giới được rồi thì lâu ngày sẽ hình thành nên chữ Định.

Như vậy, theo ngu kiến của tôi, thì anh em mới trade trước tiên phải tìm cách nâng cao kiến thức, hiểu biết liên quan đến trading. Theo khoa học phương Tây thì đó là quá trình tư duy phân tích tổng hợp. Theo tư duy phương Đông thì về bản chất cũng không khác gì, chỉ khác ở cách nói thôi, đó là quá trình cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Anh em cũng nên cẩn thận trước những câu kiểu như trading là sự đơn giản .v.v. Câu đó không sai, nhưng đừng hiểu nó theo một cách quá giản đơn, hiểu sai sẽ khổ vào thân. Thứ nhất là đơn giản và dễ dàng là hai khái niệm khác nhau. Đơn giản không có nghĩa là dễ dàng.
Thứ hai là sự đơn giản không phải là tìm vài ba pp đơn giản để giao dịch là xong. Sự đơn giản phải bắt đầu từ một quá trình tìm hiểu sâu xa, chi tiết, tìm đến ngọn nguồn của pp giao dịch, của triết lý giao dịch. Sau khi đã hiểu được cái sâu xa, thì mới gạn lọc, đúc kết để tạo ra 1 pp đơn giản để giao dịch. Nếu không chịu khó tìm hiểu sâu, mà chỉ học sơ sài mấy cái pp giao dịch đơn giản, thì kết quả sẽ sớm nắng chiều mưa. Khi đã như thế rồi, làm sao mà đủ kiên định để theo đuổi đến cùng, dù là chén Thánh cũng bằng vô dụng.

Tóm lại, vậy trước tiên là phải hiểu sâu cái đã. Hiểu rồi mới có niềm tin, từ đó mới có thể kiên định giữ kỷ luật. Lâu ngày sẽ hình thành tâm lý vững vàng. Vì thế, trở thành trader pro không dễ. Học pp giao dịch, quản lý vốn ... thì chỉ cần vài tuần vài tháng, nhưng để hình thành chữ Định thì cần nhiều năm khổ luyện.
hay lắm bác, đúng cái em muốn nói nhưng em ko có nói hay như bác được, em ko có rành về Phật Pháp

Nói đơn giản như thế này, em thấy mọi người bị tâm lý rồi sau đó hành động thiếu kỹ luật không tuân thủ các quy tắc đặt ra về điều kiện vào lệnh và quản trị rủi ro. Vậy bây giờ giả sử chúng ta hành động nhất quán có kỷ luật từ đầu đến cuối thì chúng ta kiếm được tiền nhờ vào cái gì, cái gì sinh ra tiền cho chúng ta, là do hành động có kỷ luật hay lợi nhuận dc sinh ra là do kiếm dc lãi từ hệ thống vào lệnh và ít bị mất lãi do biết cách quản trị rủi ro. Vậy cốt lõi của việc kiếm được tiền là ở hệ thống vào lệnh với quản trị rủi ro hay do chỉ cần tuân thủ kỷ luật là có thể kiếm được tiền đây?

Nhiều người đang bị các trader thành công tẩy não do họ thường đề cập đến vấn đề quản lý cảm xúc hành động nhất quán là kiếm được tiền mà thiếu để ý là mấy ông này quan tâm chủ yếu đến quản trị rủi ro với quản lý cảm xúc là do họ đã có 1 hệ thống tối ưu đã được rèn luyện qua năm này tháng nọ rồi, nên kỷ năng phân tích và kỹ năng giao dịch của họ ở dạng bậc thầy rồi nên đối với họ chỉ cần quan tâm đến quản lý rủi ro và quản lý cảm xúc là chủ đạo

Một hệ thống tốt là nó phải gắn kết giữa hệ thống vào lệnh và hệ thống quản trị rủi ro, nó phải phản ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh của thị trường, ví dụ như khi bạn vào lệnh buy, thị trường đi được một đoạn thì yếu dần thì có nên chốt sớm hay vẫn đợi nó TP theo cách quản tri rủi ro đặt ra trước đó hoặc vừa mới vào lệnh buy chạy được tí thì nó đảo chiều cắm đầu thì có nên cắt sớm hay đợi nó hit SL? và phải giải thích được lý do đưa ra quyết định của mình dựa trên xác suất thống kê thì mới đáng tin cậy. Nếu trader có thể phản ứng lình hoạt trọng mọi tình huống thì sao tâm lý chốt non vẫn sinh ra được, nếu hiểu thị trường nó đang vào trend mạnh, có thể đợi nó chỉnh vào sau cũng được thì sao tâm lý FOMO sinh ra và quấy nhiễu mình được. Vấn đề là do ko hiểu thị trường và ko hiểu hệ thống của mình đang dùng nên ko tự tin và biến đổi linh hoạt được nên mới sinh ra tâm lý này tâm lý kia. Chúng ta lào vào tìm cách giải quyết vấn đề tâm lý nhưng chưa bao giờ đặt câu hỏi: "ủa vấn đề tâm lý nó sinh ra từ đâu? tại sao mình lại sợ hãi, rõ ràng mình vào lệnh đúng như set up và cách quản trị rủi ro cũng đã thống nhất rồi vậy vì sao vẫn sợ hãi"
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 468 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 233 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,512 Xem / 506 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,662 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 640 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 251 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên