Anh em Trader Việt nào là Kế toán, Sale xe, Môi giới bất động sản, Giám đốc, Sếp ... hãy đọc ngay bài này!

Anh em Trader Việt nào là Kế toán, Sale xe, Môi giới bất động sản, Giám đốc, Sếp ... hãy đọc ngay bài này!

Anh em Trader Việt nào là Kế toán, Sale xe, Môi giới bất động sản, Giám đốc, Sếp ... hãy đọc ngay bài này!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
Hello anh em,

Gần đây, nếu anh em đọc về chủ đề pháp luật liên quan đến đầu tư tiền ảo, tiền điện tử, anh em có thể thấy một mô-típ rất chung về vấn đề này, đó là: Đầu tư vào tiền ảo, chứng khoán ... THUA LỖ, rồi dấn thân vào con đường LỪA ĐẢO để gỡ gạc.

Không đâu xa, những dạng bài này hiện đang xuất hiện rất dày đặc trên TraderViet của chúng ta trong thời gian gần đây. Anh em có thể dễ dàng bắt gặp những "kế toán trưởng", "giám đốc", "sale xe", "môi giới bất động sản"... thua lỗ tiền ảo, rồi đi lừa đảo.

>> Anh em có thể đọc các bài đó theo link bên dưới:







Vậy thì những người này có đặc điểm chung là gì? Và có lẽ đã đến lúc chúng ta nhìn lại một chút về vấn đề này & có những bài học riêng cho bản thân?

1. Đầu tiên, phần lớn những người này đều làm việc liên quan tới TIỀN:


Tất nhiên, ai cũng làm việc liên quan tới tiền, nhưng đây là những người làm việc trực tiếp với tiền, hàng ngày tiếp xúc với tiền và những con số. Kế toán thì là người quản lý thu chi, giám đốc thì cầm tiền của 1 doanh nghiệp, sale xe, môi giới đều có những khoản tiền cọc của khách hàng, hoặc thậm chí là cầm tiền của khách hàng khi họ được tin tưởng.

1.jpeg


2. Thứ hai, họ đều bị TIỀN khống chế:


Khá rõ ràng, tiền luôn là động lực phát triển của xã hội bên cạnh những khía cạnh quan trọng khác, nhưng nếu họ xem tiền là công cụ và không để bị nó khống chế, bị lòng tham nuốt chửng thì mọi thứ đã khác.

3. Cuối cùng, họ đều thiếu kinh nghiệm giao dịch tài chính, nhưng lại quá tự tin:


Nói chung thì kinh nghiệm tài chính không bao giờ là đủ, ngay cả những người giao dịch lâu năm, những nhà quản lý gạo cội ăn nằm hàng ngày với thị trường thi thoảng vẫn còn bị thị trường nuốt chửng nếu họ thiếu cẩn thận thì những người mới có là gì so với thị trường. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc đó là: Với thị trường, ai cũng là newbie!

2.jpeg


Vậy thì từ những bài học nhãn tiền của các "kế toán trưởng", "giám đốc", "sale xe", "môi giới bất động sản" này, chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân? Câu trả lời là: RẤT NHIỀU BÀI HỌC.

1. Có đam mê kiếm tiền là tốt, nhưng đừng trở thành công cụ của tiền:


Đam mê kiếm tiền, mang lại hạnh phúc đầy đủ cho vợ con, gia đình là 1 ham muốn cực kỳ tích cực, nhưng nếu mình bị cái đam mê này tha hoá, thì sẽ dễ dẫn đến những ham muốn như: Làm giàu nhanh, kiếm tiền bất chấp.... Những tư duy này rất toxic và có thể để lại hậu quả về lâu về dài. Khi anh em muốn làm giàu nhanh, anh em sẽ vào lệnh với khối lượng quá lớn, vay nợ nóng để giao dịch với tư duy kiếm tiền dễ,... Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ lớn, mất khả năng chi trả của rất, rất nhiều trader hiện nay.



2. Sử dụng đòn bẩy quá lớn khi kinh nghiệm quản lý tiền bằng không là con dao một lưỡi, và cái lưỡi con dao đó hướng về phía chúng ta:


Đòn bẩy ở đây không chỉ là đòn bẩy mà sàn cung cấp. Khi chúng ta vay tiền để đầu tư, trading, chúng ta cũng đang sử dụng đòn bẩy. Giả sử, từ 0 đồng vốn, chúng ta vay 100 đồng vốn để kiếm lợi nhuận, sau khi hoàn vốn thì chúng ta sẽ kiếm được 1 khoản lợi tức vượt trội (với số vốn ban đầu cực kỳ hạn chế). Đòn bẩy nếu vào tay những nhà kinh doanh thiên tài thì sẽ giúp họ thăng tiến vượt bậc, nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách, nó sẽ là con dao 1 lưỡi và cái lưỡi đó hướng về phía chúng ta. Giả sử, nếu anh em vay ngân hàng, thậm chí vay xã hội đen để đầu tư, anh em sẽ chịu 2 nguồn áp lực: (1) áp lực phải kiếm lợi nhuận hàng tháng, hàng năm - đây gần như là điều bất khả thi bởi sẽ có những ngày, những tháng, những năm thua lỗ; (2) áp lực trả lãi. Chính 2 áp lực này sẽ dẫn đến việc anh em gặp phải những vấn đề tâm lý xấu như nôn nóng, gồng lỗ, chốt non, mỏ neo, ám ảnh thua lỗ,... Đây đều là những tâm lý xấu ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động trading, đầu tư.

3. Bữa ăn miễn phí chỉ có trên cái bẫy chuột:


3.jpeg

Đây là điều khá rõ ràng, mình đã giao dịch trên thị trường này khá lâu, và có thể khẳng định rằng, đây không phải là nơi để chúng ta "kiếm tiền dễ". Đầu tư, hay giao dịch đòi hỏi thời gian trau dồi, thực chiến và biết cách tận dụng lãi kép nữa. Chưa kể, để thành công, chúng ta cần phải kết hợp với các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng quản trị lối sống...

Nếu ai đó nói với anh em kiếm tiền nhờ trade coin, oánh chứng, đánh forex là dễ, thì có 1 cái bẫy chuột nào đó đang chờ anh em phía trước.



4. Học quản lý vốn và hiểu về rủi ro trước khi "go all-in":


Tất nhiên, trong kinh doanh người ta vẫn có câu "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Kinh doanh, giao dịch bắt buộc chúng ta phải "mạnh bạo" và lắm lúc cũng cần huy động 1 số tiền lớn. Mình có 1 thằng em năm 2021 đã mạnh dạn vay tiền Ngân hàng để mua chứng Việt, và sau 1 thời gian thì nó cũng đã có được những thứ nó cần, 1 ngôi nhà cho vợ con, 1 chiếc xe hơi để "che mưa che gió" mỗi khi đi làm xa. Tuy nhiên, trước khi "bạo vì tiền", nó cũng đã nghiên cứu rất rõ những rủi ro gặp phải, để khi thua lỗ, nó không mất tất cả!

Trước khi xuống vốn, anh em hãy đảm bảo rằng mình đã lường trước những rủi ro mất tiền, và đừng xuống vốn, khi chưa hiểu rõ rủi ro.

Còn rất, rất nhiều những bài học nữa có thể rút ra, nhưng mình xin phép tạm dừng ở đây. Chúc anh em luôn thành công trong con đường phía trước!

Mạc An​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Làm vì tiền gọi là làm tiền
Làm vì tình gọi là làm tình
Gái làm tiền thì làm tình.
 
Những năm 1995, 1998, Việt Nam chưa có chứng khoán nhưng lúc đó phim truyền hình chiếu nhiều bộ phim nước ngoài, trong các bộ phim đó nhiều lần nói đến nhảy lầu vì chứng khoán. Cứ nói đến chứng khoán là gắn liền với "nhảy lầu", đặc biệt là các phim singapore. Vài năm sau đến năm 2000 thì bắt đầu có chứng khoán, lúc đầu mình cũng chưa hiểu chứng khoán thì liên quan gì đến nhảy lầu
 
Những năm 1995, 1998, Việt Nam chưa có chứng khoán nhưng lúc đó phim truyền hình chiếu nhiều bộ phim nước ngoài, trong các bộ phim đó nhiều lần nói đến nhảy lầu vì chứng khoán. Cứ nói đến chứng khoán là gắn liền với "nhảy lầu", đặc biệt là các phim singapore. Vài năm sau đến năm 2000 thì bắt đầu có chứng khoán, lúc đầu mình cũng chưa hiểu chứng khoán thì liên quan gì đến nhảy lầu
Chung quy lại thì cũng vì nghĩ dễ ăn, muốn kiếm tiền nhanh thôi bác ạ!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,019 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,853 Xem / 1,108 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,623 Xem / 112 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên