Đâu là 12 yếu tố chính khiến cho thị trường tài chính bùng nổ theo nhà kinh tế học Robert Shiller

Đâu là 12 yếu tố chính khiến cho thị trường tài chính bùng nổ theo nhà kinh tế học Robert Shiller

Đâu là 12 yếu tố chính khiến cho thị trường tài chính bùng nổ theo nhà kinh tế học Robert Shiller

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
Trong 1 báo cáo, Robert Shiller đã nêu lên 12 yếu tố cấu trúc góp phần vào sự bùng nổ chưa từng có của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung từ năm 1995 đến năm 2000, và có thể tiếp tục cho đến sau này. Những lý do này cũng là nguyên nhân chính giúp chúng ta tự tin hơn khi tham gia vào thị trường tài chính, nhưng cũng hãy đảm bảo rằng phải có kiến thức đã anh em nhé:

1. Sự bùng nổ của xã hội sở hữu, khuyến khích đầu tư chứng khoán. George W. Bush thúc đẩy xã hội sở hữu bằng cách ủng hộ việc mọi người sở hữu tài sản và cổ phiếu. Quy mô doanh nghiệp thu hẹp và sự đi xuống trong chức năng của các liên đoàn lao động đã thúc đẩy mọi người tự nắm lấy vận mệnh của mình và sản sinh ra tinh thần kinh doanh. Các tập đoàn gắn tiền lương với các tuỳ chọn sở hữu cổ phiếu.



2. Những thay đổi về văn hóa và chính trị ủng hộ tinh thần doanh nhân. Đã có sự gia tăng đáng kể về giá trị vật chất trong những năm qua. Shiller báo cáo rằng vào giữa những năm 90, nhiều người coi tiền là yếu tố quan trọng để thành công hơn là vào giữa những năm 70. Xã hội coi trọng các doanh nhân thành đạt hơn các nhà khoa học hay nghệ sĩ. Đại hội Đảng Cộng hòa năm 1995 đã đề xuất cắt giảm thuế đầu tư chứng khoán. Những đợt cắt giảm thuế này đã tạo động lực để mua cổ phiếu.

1.jpeg


3. Công nghệ thông tin bùng nổ. Những chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1980, đó là khi thị trường tăng giá mạnh bắt đầu. Internet ra đời vào giữa những năm 1990 và phát triển nhanh chóng trong 5 năm tiếp theo. Các nhà đầu tư xem cuộc cách mạng Internet này như một yếu tố thay đổi cuộc chơi, làm tiền đề cho sự bùng nổ của thị trường chứng khoán.

4. Chính sách tiền tệ của Greenspan (cựu chủ tịch Fed nhiệm kỳ 1987 đến 2006) đã loại bỏ rủi ro nhận thức ra khỏi phương trình. Fed đã không làm gì để ngăn thị trường chứng khoán tăng vọt từ năm 1995 đến năm 1999. Lãi suất không tăng cho đến tháng 8 năm 1999. Ngoài việc để bong bóng phình to, Fed còn cho biết rằng họ sẽ ở đó để nhặt nhạnh những mảnh vỡ nếu có bất cứ điều gì sai trái xảy ra chứ không can thiệp. Fed luôn ở chế độ chờ thay vì hành động.

2.jpeg


5. Những tác động của thế hệ baby boomer. Thực sự đã có một đợt bùng nổ trẻ em sau Thế chiến thứ hai và sự bùng nổ này dẫn đến một số lượng lớn người có độ tuổi 35-55 vào năm 2000. Shiller lập luận rằng, cũng như với Internet, nhận thức của công chúng về ảnh hưởng của sự bùng nổ dân số giúp thổi phồng thị trường chứng khoán.



6. Sự bùng nổ của phương tiện truyền thông kinh doanh vào những năm 1990 chắc chắn đã góp phần thu hút sự quan tâm đến thị trường chứng khoán. Không cần giải thích nhiều ở đây. Các tờ báo đã tạo ra các mục kinh doanh lớn để thu hút độc giả. Những câu chuyện hay ho thay thế những tin tức khô khan. Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông ngày càng tăng dẫn đến nhiều quảng cáo hơn, khiến công chúng thèm muốn cổ phiếu hơn. Các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa tin về nó, với chương trình đầu tư Mad Money ra mắt vào năm 2005.

7. Các nhà phân tích thường quá lạc quan. Shiller lưu ý rằng Zachs đã khuyến nghị bán đối với 9,1% số cổ phiếu lưu hành trên thị trường vào năm 1989 nhưng chỉ 1% cổ phiếu vào cuối năm 1999. Các nhà phân tích do dự trong việc đưa ra khuyến nghị bán vì nhiều công ty môi giới cũng có quan hệ đầu tư với các công ty. Các nhà phân tích cũng không muốn “xúc phạm” các công ty vì sau đó họ có thể bị loại khỏi việc tiếp cận các thông tin nội bộ.

Screen Shot 2023-06-20 at 15.18.40.png


8. Các quỹ Hưu trí bắt đầu quan tâm tới thị trường chứng khoán. Ngày càng có nhiều người muốn kiểm soát quỹ hưu trí của họ, làm tăng mối quan tâm đối với cổ phiếu.

9. Số lượng quỹ tương hỗ tăng mạnh. Từ 1982 đến 1998, số quỹ tương hỗ đã tăng gấp 10 lần (340 lên 3513). Tại một số thời điểm, số quỹ tương hỗ ra đời còn nhiều hơn cả số cổ phiếu niêm yết trên NYSE. Việc quảng cáo rộng rãi của các quỹ tương hỗ này cũng đã tạo nên sự tăng trưởng và nâng cao nhận thức của công chúng lên một tầm cao mới.



10. Lạm phát lành tính tạo ra ảo tưởng về sự giàu có và thịnh vượng. Sau khi lạm phát tăng cao vào những năm 1970, triển vọng lạm phát đã được cải thiện đều đặn từ năm 1982. Nghiên cứu của Shiller cho thấy công chúng liên kết lạm phát với sự thịnh vượng kinh tế và phúc lợi xã hội. Nhận thức như vậy thúc đẩy kỳ vọng tích cực cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

11. Sự bùng nổ về khối lượng giao dịch đi kèm với việc giảm phí môi giới giao dịch. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với thị trường chứng khoán và việc hoa hồng môi giới giảm đã tạo điều kiện cho khối lượng giao dịch trên các sàn tăng đột biến. Sự tăng trưởng trong giao dịch trực tuyến cũng tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của công chúng và giúp giao dịch dễ dàng, thường xuyên hơn.

4.jpeg


12. Các hình thức cờ bạc đã gia tăng trong những năm qua thúc đẩy khả năng chấp nhận rủi ro. Cờ bạc, xổ số đã trở nên phổ biến trong những năm qua. Những người chơi poker đã trở thành các ngôi sao. Giải độc đắc xổ số được quảng bá rầm rộ. Những quảng cáo bóng bẩy đã làm tăng xu hướng chấp nhận rủi ro của các cá nhân.

Nguồn: Stockcharts​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên