Điểm nóng forex tuần 20-24/4: Bức tranh kinh tế đã rõ ràng hơn

Điểm nóng forex tuần 20-24/4: Bức tranh kinh tế đã rõ ràng hơn

Điểm nóng forex tuần 20-24/4: Bức tranh kinh tế đã rõ ràng hơn

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,824
Nhìn vào lịch kinh tế chúng ta có thể thấy tuần này dữ liệu rất mỏng, không hứa hẹn sẽ mang lại nhiều biến động cho thị trường, các tin đáng chú ý nhất cũng chỉ là:
  • Thứ ba:
    • 16:00: Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức: Dự đoán: -41, trước đó: -49.5
    • 19:30: Doanh số bán lẻ lõi của Canada: Dự đoán: 0.3%, trước đó: -0.1%
  • Thứ tư:
    • 13:00: Lạm phát Anh: Dự đoán: 1.5%, trước đó: 1.7%
    • 19:30: Lạm phát Canada: Dự đoán: -0.4%, trước đó: 0.4%
    • 09:30: Dự trữ dầu Mỹ: Dự đoán: 11.6 triệu thùng, trước đó: 19.2 triệu thùng
  • Thứ năm:
    • 13:00: Doanh số bán lẻ Anh: Dự đoán: -3.8%, trước đó: -0.3%
    • 14:30: PMI sản xuất Đức: Dự đoán: 39, trước đó: 45.0 (dưới 50 là co hẹp)
    • 19:30: Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp Mỹ: Dự đoán: chưa có, trước đó: 5.2 triệu
  • Thứ sáu:
    • 15:00: Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức: Dự đoán: 80, trước đó: 86.1
    • 19:30: Đơn hàng lâu bền Mỹ: Dự đoán: -6.0%, trước đó: -0.6%
Do đó trong bài điểm nóng của tuần này, thay vì nói về các sự kiện sắp tới, chúng ta sẽ điểm lại những đã xảy ra trên thị trường để có cái nhìn rộng hơn khi mà tháng đầu tiên của Q2 đã sắp kết thúc và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã rõ ràng hơn rất nhiều.

Đầu tiên hãy bắt đầu bằng những con số không mấy vui vẻ:
  • Tăng trưởng của Trung Quốc đã co hẹp gần 7% trong Q1;
  • Mỹ đã mất gần như tất các các việc làm được tạo ra nhờ vào sự sự tăng trưởng liên tục kỷ lục trước đó (từ khủng hoảng tài chính);
  • NHTW Canada cảnh báo rằng sản lượng kinh tế nước họ - nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới - có thể giảm 30% trong nửa đầu 2020;
  • Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu ước tính rằng doanh số có thể mất 55% trong tháng 3, gấp đôi tốc độ lớn nhất thời khủng hoảng 2008;
Tất cả các dữ liệu này đều xuất phát bởi sự phong tỏa hoạt động kinh tế ở các nước. Và như đã đề cập trong các bài phân tích cơ bản gần đây, sự chú ý của thị trường đang dịch chuyển từ diễn biến dịch bệnh sang quá trình giảm bớt/ gỡ bỏ các lệnh phong tỏa.

Sự lạc quan…quá mức?

Thị trường chứng khoán Mỹ lại đang tỏ ra quá lạc quan về những gì sắp tới với chỉ số SP500 đã tăng đến 31% kể từ mức đáy tháng 3 – phục hồi hơn ½ số điểm đã mất và chính thức thoát khỏi thị trường gấu. Nguyên nhân đến từ những “lời hứa” của FED và Chính phủ Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế bằng mọi cách và những báo cáo rằng việc phát triển vaccin đang có tiến triển tốt.

1.jpg

Tuy vậy, một số người bi quan có thể nhớ lại những năm 1980s với đại dịch HIV, đến tận 35 năm sau chúng ta vẫn chưa có vaccin đặc trị chủng virus này.

Bằng chứng về một cuộc khủng hoảng đang diễn ra đã thật sự rõ ràng với hơn 20 triệu người Mỹ mất việc, doanh số bán lẻ giảm 8%. Và việc suy giảm kinh tế của Mỹ tương tự như Trung Quốc là tất yếu, thậm chí còn tệ hơn bởi dịch bệnh tại Mỹ đã vượt Trung Quốc về mọi mặt.

Một Châu Âu rối ren…

Ở Eurozone, các nước Bắc Âu bước vào cuộc khủng hoảng với vị thế tốt hơn các nước miền nam, tức họ sẽ có nguồn lực lớn hơn để tái thiết và phục hồi kinh tế. Hệ quả là những áp lực đe dọa “dự án một Châu Âu” sẽ quay lại (ý chỉ nguy cơ tan rã).

Anh và EU cũng đã lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán hàng tháng bắt đầu trong tuần tới để tìm kiếm một hiệp định thương mại mới thời hậu Brexit. Tuy nhiên, Anh đã cứng rắn hơn nhiều. Không chỉ có Thủ tướng Johnson đã từ chối xem xét việc gia hạn thời gian chuyển tiếp mà cả một phát ngôn viên của Chính phủ Anh cũng đã nói rằng Anh sẽ từ chối yêu cầu chính thức của EU về việc trì hoãn (nếu có). Điều này có nghĩa rằng nếu không có thỏa thuận, nền kinh tế của cả hai sẽ chịu các cú đánh kép.

2.jpg

Sự phân kỳ chính sách giữa hai nước lớn

Trong khi phản ứng chính sách của Trung Quốc trước đợt khủng hoảng #covid-19 đang diễn ra được đánh giá là không ấn tượng và mờ nhạt hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và so với cả các nước khác; thì Mỹ lại đang bị nhiều nhà quan sát cáo buộc là hành động quá nhiều. Một nhà phân tích đã lập luận rằng vì FED đang mua tài sản cho Bộ Tài chính nên họ đã đánh mất đi sự độc lập vốn có và Nhà Trắng đang điều hành tổ chức này.

Mình đã tóm lược những gì đang diễn ra trên thị trường thời điểm hiện tại, anh em chuẩn bị tốt cho tuần mới nhé!

Safe trade!
Tham khảo các phân tích từ Investing
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 361 Xem / 12 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 452 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,867 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,305 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 124 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên