Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Cách để dự đoán trước một sự phá vỡ (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Cách để dự đoán trước một sự phá vỡ (Bài 3)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 5): Cách để dự đoán trước một sự phá vỡ (Bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,872
84,482
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

—​

Trong bài trước, chúng ta đã xem xét những cách để xác nhận một tín hiệu phá vỡ sau khi nó xảy ra và theo mình thì những bộ lọc này khá là hữu dụng.

>>> Anh em đọc lại bài viết này tại đây: https://traderviet.org/t/68636/

Vậy thì câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có thể xác định rằng một sự phá vỡ sắp xảy ra trước khi nó thực sự xảy ra không?

Câu trả lời ở đây là, đôi khi chúng ta có thể dự đoán trước được một sự phá vỡ sắp sửa xảy ra. Để dự đoán trước 1 sự phá vỡ, nhà giao dịch có thể sử dụng 2 yếu tố là Khối lượng và Hành động Giá.

Đầu tiên, Khối lượng là một manh mối cho thấy một sự phá vỡ sắp sửa xảy ra. Tạm thời thì trong bài này chúng ta chỉ nói qua, còn trong các phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Khối lượng thường đi kèm với xu hướng. Sự gia tăng khối lượng đi kèm với một xu hướng là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng đó. Do đó, nếu giá đang dao động đi ngang, giả sử là bên dưới 1 vùng kháng cự và khối lượng gia tăng ở những đợt tăng nhỏ và giảm tại các đợt giảm nhỏ, đó là manh mối cho thấy giá có khả năng sẽ vượt qua vùng kháng cự vì khối lượng tăng thể hiện bên mua đang gia tăng.

Hành động Giá cũng có thể đưa ra gợi ý về động thái tiếp theo của chúng. Ví dụ: trong một vùng phạm vi giá (trading range, vùng giá đi ngang), nếu giá bắt đầu đảo chiều tăng quanh đường biên dưới của vùng phạm vi và các đợt điều chỉnh giảm sau đó là tương đối nhỏ, thì điều đó cho thấy rằng phe mua đang chiếm ưu thế và sẵn sàng mua vào tại các đợt điều chỉnh. Nếu các đợt tăng đi kèm với khối lượng gia tăng, thì khả năng giá bứt phá lên phía trên kháng cự sẽ tăng lên.

upload_2022-8-4_16-22-31.png

Hình bên trên là một ví dụ giả định về cách hành động giá và khối lượng gợi ý về 1 sự phá vỡ có thể sớm xảy ra. Đầu tiên, kháng cự đã ngăn chặn đợt tăng giá đầu tiên. Sự đảo chiều giảm đã diễn ra và giảm đến điểm được đánh dấu C thì chững lại. Nếu khối lượng tăng trong suốt xu hướng tăng lên vùng kháng cự nhưng lại giảm khi điều chỉnh về C, thì C sẽ trở thành điểm vào lệnh hợp lý với dự đoán về một sự phá vỡ lên phía trên ngưỡng kháng cự sắp sửa xảy ra (tất nhiên, cần phải đi kèm với các tín hiệu đảo chiều tăng). Đây là một điểm vào có tỷ lệ RR khá tốt. Tất nhiên, khả năng nó không phá vỡ sẽ lớn hơn đáng kể so với sau khi một sự phá vỡ đã xảy ra, nhưng đó lại là 1 điểm vào lệnh có mức giá “tốt hơn” và do đó, nếu thành công, có khả năng sinh lời nhiều hơn. Đây luôn là bài toán đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận mà anh em phải đánh đổi. Nếu vào lệnh trước khi phá vỡ, chúng ta có mức giá tốt hơn, nhưng rủi ro cao hơn, và ngược lại, nếu vào lệnh khi phá vỡ, chúng ta có rủi ro thấp hơn nhưng mức giá lại không tốt bằng. Tại B, giả sử khối lượng lại tiếp tục tăng lên,điều đó có nghĩa là xác suất giá phá vỡ tại điểm B sẽ cao hơn so với C, nhưng điểm vào lệnh lại không hoàn toàn có lợi so với C. Tại A, chúng ta có thể tạm khẳng định là giá đã phá vỡ và do đó, nguy cơ thất bại của chúng ta đã giảm bớt, nhưng rủi ro vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn vì vẫn có thể xảy ra phá vỡ giả. Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận là một vấn đề mà các nhà giao dịch và nhà phân tích liên tục phải đối mặt và quyết định vào lệnh ở đâu là hoàn toàn phụ thuộc vào anh em, dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro cũng như “tham vọng” của từng cá nhân. Điều này có nghĩa là, chúng ta hãy thoải mái chấp nhận sự không chắc chắn và luôn đặt vấn đề quản lý rủi ro lên hàng đầu!

upload_2022-8-4_16-23-14.png


Phía trên là 1 ví dụ khác về việc khối lượng và hành động giá có thể dự báo sự phá vỡ. Tại các đợt tăng phía trước, khối lượng tăng là khá lớn, sau đó giá đảo chiều tại kháng cự với khối lượng thấp hơn trước khi chững lại. Tại các đợt tăng tiếp theo về phía đỉnh cũ, khối lượng tăng luôn lớn hơn khối lượng giảm, cho thấy khả năng giá phá vỡ lên phía trên kháng cự là cao hơn. Tất nhiên đây chỉ là 1 ví dụ, và có vô vàn ví dụ khác nói về sự thất bại của chiến lược này, nhưng như đã đề cập phía trên, chúng ta luôn phải đối mặt với việc ra quyết định, và hãy đảm bảo là anh em đã đặt vấn đề quản lý rủi ro lên hàng đầu!



Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,786 Xem / 507 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 211 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 496 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên