Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Sóng tam giác và sóng phức tạp trong Elliott Wave

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Sóng tam giác và sóng phức tạp trong Elliott Wave

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Sóng tam giác và sóng phức tạp trong Elliott Wave

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Hello anh em,

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu dạng sóng điều chỉnh cuối cùng là sóng tam giác và sóng phức tạp:

Sóng Tam giác



Tam giác là một sóng điều chỉnh đi ngang với các sóng con được gắn nhãn A-B-C-D-E. Trong hầu hết các trường hợp, tất cả các sóng con của sóng tam giác đều là sóng zigzag hoặc nhiều sóng zigzag. Do đó, sóng tam giác sẽ có cấu trúc là 3-3-3-3-3. Đôi khi, một trong những sóng phụ lại có dạng một tam giác khác và sóng phụ đó thường là sóng E. Chỉ 1 trong số các sóng phụ này được phép có dạng phức tạp, thường là sóng C, D hoặc E. Hình bên dưới minh họa 3 dạng sóng tam giác: hội tụ, rào chắn và mở rộng. Dưới đây là một vài hướng dẫn sóng tam giác:

upload_2023-3-7_17-56-9.png
  • Trong sóng tam giác, đường kết nối các điểm kết thúc của sóng A và C là đường xu hướng A-C và đường kết nối các điểm kết thúc của sóng B và D là đường xu hướng B-D.
  • Sóng E có thể kết thúc khi chạm vào đường xu hướng A-C, ngắn hơn hoặc vượt ra ngoài đường xu hướng A-C đều được.
  • Trong sóng tam giác hội tụ và rào chắn, các đường xu hướng A-C và B-D hội tụ.
  • Trong sóng tam giác rào chắn, đường xu hướng B-D nằm ngang và đường xu hướng A-C dốc theo xu hướng ở cấp độ cao hơn.
  • Trong sóng tam giác mở rộng, các đường xu hướng A-C và B-D phân kỳ.
  • Trong sóng tam giác hội tụ, sóng C không được phép vượt quá điểm kết thúc của sóng A, sóng D không được phép vượt quá điểm kết thúc của sóng B và sóng E không bao giờ được vượt quá điểm kết thúc của sóng C. Sóng B có thể vượt quá điểm bắt đầu của sóng C, và nếu trường hợp này xảy ra, nó được gọi là sóng chạy có dạng Tam giác - sóng này khá phổ biến.
upload_2023-3-7_17-56-58.png
  • Sóng tam giác rào chắn có các đặc điểm tương tự, giống như tam giác hội tụ, chỉ khác ở 1 điểm: Trong tam giác rào chắn, sóng D kết thúc ở cùng mức với sóng B.
  • Sóng tam giác mở rộng là sóng mà sau khi kết thúc sóng A, các sóng con mới vượt quá điểm bắt đầu của sóng con trước đó.
  • Sóng tam giác thường xuất hiện trước 1 sóng xung lực cuối cùng. Điều này có nghĩa là sóng tam giác thường là sóng 4. Sau khi phá vỡ khỏi sóng tam giác, giá sẽ chuyển động nhanh và mạnh theo xu hướng chính.
  • Đối với sóng tam giác hội tụ hoặc tam giác rào chắn, chúng ta có thể ước tính điểm kết thúc tối thiểu của sóng phá vỡ bằng cách kẻ 1 đường vuông góc từ đường xu hướng A-C đến điểm bắt đầu của sóng A. Khoảng cách đó là “chiều rộng” của tam giác. Sau đó, chúng ta kẻ 1 đường từ điểm kết thúc của sóng E song song và bằng chiều rộng của sóng tam giác, đó có thể là điểm kết thúc của sóng tiếp theo sau khi phá vỡ tam giác. Trong một sóng đẩy, phép đo này cho phép chúng ta ước tính độ dài tối thiểu của sóng 5. Nếu sóng 5 vượt ra ngoài điểm ước tính, thì sóng 5 có thể sẽ là sóng mở rộng.
upload_2023-3-7_17-57-41.png

Sóng phức tạp


Sóng phức tạp là một mô hình điều chỉnh đi ngang bao gồm hai hoặc nhiều sóng điều chỉnh với tối đa là sự kết hợp của 3 sóng điều chỉnh. Mỗi sóng điều chỉnh sẽ được liên kết bởi một sóng X, sóng X này có ba đặc điểm:
  • Nó có thể là bất kỳ dạng sóng điều chỉnh nào;
  • Nó luôn di chuyển theo hướng ngược lại với sóng điều chỉnh trước đó;
  • Nó thường là một sóng zigzag.
Thông thường, sẽ không bao giờ có nhiều hơn một sóng tam giác trong một tổ hợp sóng phức tạp, và khi một sóng tam giác xuất hiện, nó dường như luôn là sóng điều chỉnh cuối cùng trong tổ hợp. Có 2 loại sóng phức tạp thường gặp là sóng đôi (double three) và sóng ba (triple three).

upload_2023-3-7_17-59-56.png

Sóng đôi bao gồm hai sóng điều chỉnh: sóng đầu tiên được dán nhãn W và sóng thứ hai được dán nhãn Y, chúng được liên kết bởi một sóng X. Hình minh hoạ bên trên là một trong nhiều biến thể của sóng đôi. Sóng ba sẽ chứa 3 sóng điều chỉnh, được gắn nhãn W, Y và Z, mỗi sóng đều sẽ được liên kết bởi các sóng X - sóng này khá hiếm. Trong sóng đôi và sóng ba, sóng X thường là sóng zigzag và không bao giờ được phép là sóng tam giác.

Ok, hôm nay chúng ta đã tìm hiểu xong phần sóng điều chỉnh. Bài tới chúng ta sẽ nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên