Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Nhà phân tích kỹ thuật cần những dữ liệu gì để “phân tích"?

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Nhà phân tích kỹ thuật cần những dữ liệu gì để “phân tích"?

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Nhà phân tích kỹ thuật cần những dữ liệu gì để “phân tích"?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Nhà phân tích kỹ thuật cần những dữ liệu gì để “phân tích"?


Có nhiều loại dữ liệu quan trọng đối với nhà phân tích kỹ thuật nhưng chỉ có 2 loại được sử dụng nhiều nhất - giá và khối lượng. Hầu hết các chỉ báo đều bắt nguồn từ hai mục này.

Giá (Mở, Cao, Thấp và Đóng): Đề cập đến các mức giá được giao dịch thực tế trong bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào (phút, giờ, ngày, tuần, v.v.).​

Khối lượng: Số lượng cổ phiếu đổi chủ trong một giao dịch cụ thể hoặc tính tổng trong một khoảng thời gian. Đôi khi, một số công cụ không có dữ liệu khối lượng (như thị trường ngoại hối), nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng số lượng giao dịch được thực hiện trong 1 khoảng thời gian.
Screenshot 2023-07-25 at 15.37.43.png




Bên cạnh giá và khối lượng, các nhà giao dịch cũng cần quan tâm đến những thông số sau:

Giá mua/bán: Giá hiện tại mà người mua sẵn sàng trả và người bán sẵn sàng chấp nhận.​

Quy mô: Số lượng cổ phiếu mà người đặt giá thầu hoặc chào bán sẽ giao dịch.​

Thời gian: Thời gian giao dịch diễn ra.​

Đỉnh và đáy trong 52 tuần: Giá cao nhất và thấp nhất được giao dịch trong năm qua.​

Giá trị vốn hóa thị trường: Giá trị của tất cả các cổ phiếu có sẵn công khai của một công ty. Nó là giá nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành.​

Mặc dù phân tích kỹ thuật không xem xét trực tiếp những điều bên dưới, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến hành động giá & chúng ta cũng cần lưu ý (Ví dụ: Vào ngày chia tách, giá cổ phiếu có thể giảm, nhưng nó không phải do cung/cầu, nên chúng ta hãy bình tĩnh, chớ bán tống bán tháo)

Ngày giao dịch không hưởng quyền: Nếu nhà đầu tư tiến hành mua cổ phiếu của công ty sau ngày này thì không có quyền nhận cổ tức, họ mua cổ phiếu "không có cổ tức". Trong khi đó, các nhà đầu tư bán cổ phiếu trước ngày này cũng không được hưởng khoản thanh toán cổ tức.​

Chia tách: Một công ty có thể chia nhỏ cổ phần của mình vì một số lý do. Nó khiến số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá được điều chỉnh, nhưng giá trị giao dịch sẽ được giữ nguyên. Ví dụ: Giả sử cổ phiếu chia tách ở mức giá 90 euro, có 1 lấy 3. Sau khi chia tách, số lượng cổ phiếu sẽ nhiều gấp ba lần, trong khi giá được điều chỉnh về mức 30 euro. Sự thay đổi này sau đó lan truyền ngược thời gian trên biểu đồ. Nếu có 300 cổ phiếu được giao dịch với giá 90 euro vào tuần trước (300 × 90 euro = 27.000 euro), thì sau khi chia tách, dữ liệu cho ngày đó sẽ là 900 cổ phiếu với giá 30 euro (900 cổ phiếu 30 euro = 27.000 euro). Giá trị của giao dịch ngày hôm đó vẫn giữ nguyên.​

Phân tách: Ngược lại với chia tách, phân tách là cắt giảm số lượng cổ phiếu lưu hành, nhưng giá sẽ được điều chỉnh tăng. Một lần nữa, giá trị giao dịch vẫn sẽ giữ nguyên sau khi phân tách. Điều này thường xảy ra khi giá một cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng giá đủ để được niêm yết trên sàn giao dịch.​

Chào bán thứ cấp: Khác với đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), các đợt chào bán thứ cấp là việc một công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu mới và bán ra công chúng (không phải lần đầu). Các công ty làm điều này để huy động thêm vốn nhưng thay vì phát hành nợ, họ phát hành cổ phiếu. Hành động này làm loãng giá trị của các cổ phiếu hiện có trước đây.​

Cổ phiếu bị hạn chế (thường là ESOP): Trong các công ty mới hoặc công ty mới thành lập, những nhân vật thuộc nội bộ công ty như giám đốc và nhân viên chủ chốt có thể được thưởng bằng cổ phiếu khi công ty lên sàn hoặc tại các đợt chào bán ESOP. Một trong những hạn chế đối với những cổ phiếu này là họ phải nắm giữ cổ phiếu trong một khoảng thời gian gọi là thời gian “khóa”. Khi giai đoạn đó kết thúc, khả năng những người nội bộ này bán ra tăng mạnh và giá cổ phiếu có thể giảm xuống, ít nhất là tạm thời.


Phân khúc thị trường


Mỗi cổ phiếu riêng lẻ và mỗi thị trường đều có những tính chất khác nhau. Làm thế nào để các nhà phân tích kỹ thuật phân biệt các phân khúc thị trường để đưa ra những chiến lược phân tích khác nhau? Dưới đây là tóm tắt một số cách khác nhau để nhóm các cổ phiếu riêng lẻ.

Phân theo Lĩnh vực và ngành nghề: Ngân hàng, công ty khoan dầu, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công ty khai thác vàng, v.v.​

Phân theo Vốn hóa: Lớn, trung bình, nhỏ và vi mô.​

Phân theo Địa lý: Quốc gia hay cả một khu vực trên thế giới. VD: S&P 500, Kospi, DAX, châu Á, Châu Phi, thị trường mới nổi,....​

Các phân loại khác: Cổ phiếu tăng trưởng, giá trị, phòng thủ và tấn công.
----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên