Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 21): Thách thức khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào giao dịch thị trường tương lai

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 21): Thách thức khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào giao dịch thị trường tương lai

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 21): Thách thức khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào giao dịch thị trường tương lai

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Nhà phân tích kỹ thuật cần gì để áp dụng PTKT vào thị trường tương lai?


Giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá cuối cùng, hợp đồng mở và khối lượng rất quan trọng trong việc phân tích các sản phẩm tương lai. Giá của các hợp đồng tương lai kỳ hạn xa đang được giao dịch (Ví dụ: Hợp đồng gần nhất là tháng 09, thì các hợp đồng kỳ hạn xa là tháng 10, 11, 12, …) cũng được sử dụng để tính chênh lệch và xác định xem thị trường đang ở trạng thái bù hoãn mua hay bù hoãn bán.



Những thách thức đối với một nhà phân tích kỹ thuật khi phân tích thị trường tương lai:


Vấn đề lớn nhất mà một nhà phân tích kỹ thuật phải đối mặt khi giao dịch trên thị trường tương lai là sự đáo hạn. Điều này làm cho việc lập biểu đồ dài hạn cho các thị trường trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể (mỗi kỳ hạn 1 biểu đồ, và nó không liên tục).

Để khắc phục vấn đề này, có một số phương pháp được sử dụng để ghép các hợp đồng tương lai liên tiếp lại với nhau thành "hợp đồng liên tục - Continuous contract". Các nhà cung cấp dữ liệu có thể chọn sử dụng mọi tháng hợp đồng có sẵn hoặc chỉ những tháng hợp đồng hoạt động tích cực nhất, nên biểu đồ của các hợp đồng liên tục này không phải lúc nào cũng giống nhau.

Thiết kế chưa có tên.png

Hợp đồng vàng liên tục và hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 09. Rõ ràng, nếu chỉ phân tích hợp đồng tháng 09 mà không sử dụng dữ liệu liên tục, rất khó, nếu nói là không thể!​

Dưới đây là 1 số phương pháp được sử dụng bởi các nhà cung cấp dữ liệu:

Time Rollover: Phương pháp này chỉ đơn giản là ghép các hợp đồng liên tiếp lại với nhau. Khi hợp đồng hiện tại đến ngày đáo hạn, chuỗi dữ liệu sẽ chuyển sang hợp đồng tiếp theo. Mỗi điểm dữ liệu là một mức giá đang được giao dịch thực sự, của hợp đồng kỳ hạn gần nhất nhưng biểu đồ có xu hướng tạo các khoảng gap do giá của các hợp đồng có kỳ hạn khác nhau là không giống nhau. Điều này làm cho việc sử dụng các chỉ báo, chỉ số và phân tích kỹ thuật trở nên kém hữu ích hơn.
Có 1 vấn đề khác với phương pháp Time Rollover là khi nó sử dụng dữ liệu những ngày cuối cùng của hợp đồng hiện tại, thị trường sẽ kém thanh khoản hơn nên khối lượng giao dịch cũng sẽ không thể hiện chính xác. Để khắc phục, nhà cung cấp dữ liệu có thể chuyển sang hợp đồng tiếp theo một ngày vài tuần trước khi hợp đồng hiện tại đáo hạn.

Screenshot 2023-09-12 at 14.49.20.png

Hợp đồng vàng liên tục và kỳ hạn tháng 09, 10, 11. Các hợp đồng kỳ hạn khác nhau sẽ có giá khác nhau.​




Activity Rollover: Tương tự như phương pháp Time Rollover, nhưng nhà cung cấp dữ liệu sẽ tạo ra một thuật toán để thay đổi từ hợp đồng gần nhất sang hợp đồng tiếp theo nếu (khi) hợp đồng tiếp theo có khối lượng, hợp đồng mở hoặc cả hai cao hơn. Với phương pháp này, hợp đồng quan trọng nhất — hoạt động tích cực nhất luôn được lập biểu đồ. Tuy nhiên, vấn đề về việc giá tạo gap hoặc thay đổi giá vẫn còn.

Rollover có điều chỉnh: Với phương pháp này, nhà cung cấp dữ liệu sẽ điều chỉnh dữ liệu sao cho thời điểm kết thúc báo cáo của một hợp đồng khớp với thời điểm bắt đầu báo cáo của hợp đồng mới. Mặc dù điều này tạo ra một biểu đồ mượt mà nhưng tất cả dữ liệu trước dữ liệu tháng hiện tại đều không có thật.

Phương pháp Làm mịn: Với phương pháp này, nhà cung cấp dữ liệu sẽ tạo ra một hợp đồng liên tục dựa trên trọng số của các hợp đồng đang hoạt động (ưu tiên hợp đồng có trọng số lớn nhất).

Ví dụ: còn 20 ngày nữa là đến ngày đáo hạn, hợp đồng hiện tại có trọng số là 20 và hợp đồng tiếp theo có trọng số bằng 0. Giá trị của hợp đồng liên tục sẽ giống như hợp đồng hiện tại.

Với 19 ngày còn lại, hợp đồng hiện tại có trọng số là 15 và hợp đồng tiếp theo có trọng số là 5.
….

Đến ngày 15, hợp đồng hiện tại có trọng số bằng 9 và hợp đồng tiếp theo có trọng số là 11. Khi đó, nhà giao dịch sẽ sử dụng dữ liệu của hợp đồng tiếp theo để đưa lên biểu đồ liên tục.

Lợi ích là một biểu đồ mượt là các mức cao, thấp, đường xu hướng sẽ được thể hiện tốt hơn. Nhược điểm là có ít điểm dữ liệu là thực (do sử dụng dữ liệu của các hợp đồng kế).

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên