Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 33: Nosce te ipsum!

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 33: Nosce te ipsum!

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 33: Nosce te ipsum!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,150
29,852
Bài học số 33: Nosce te ipsum!
-----​

Nosce te ipsum!

Nosce te ipsum là tiếng Latinh có nghĩa là “biết chính mình”.

Câu cách ngôn Hy Lạp cổ đại "know thyself - hãy tự biết mình" là một trong ba câu châm ngôn của Delphic. Hai châm ngôn còn lại là " nothing to excess - không có gì thừa thải" và "certainty brings insanity - sự chắc chắn mang đến sự điên rồ". Thật dễ dàng để kết nối cả ba câu cách ngôn này với việc giao dịch và trong bài chia sẻ của tuần này tôi sẽ tập trung nói về việc trader nên hiểu rõ bản thân.

Đối với tôi, câu châm ngôn “Không có gì thừa thải” bao hàm hai ý nghĩa:
  • Đừng ám ảnh về giao dịch. Tắt điện thoại trước khi đi ngủ và bật lên vào buổi sáng. Đừng để cuộc sống của bạn bị chi phối và dính chặt với việc trading. Jesse Livermore là một trader huyền thoại, không ai phủ nhận điều đó, nhưng sự thái quá của ông trong giao dịch và cuộc sống cá nhân đã dẫn đến việc ông tự sát. Giao dịch chỉ đơn giản là công việc, đừng để nó biến chất bạn.
  • Xu hướng không kéo dài mãi mãi. Có một điểm mà sự chú ý quá mức và sự di chuyển giá quá mức có thể khiến một xu hướng bị phá hoại, bởi nó sẽ gây ra những thay đổi về cung và cầu, cuối cùng dẫn đến sự đảo ngược về giá trị trung bình.
Trong khi “Sự chắc chắn mang đến sự điên rồ” là một câu cách ngôn hoàn hảo cho thị trường bởi vì bạn phải luôn suy nghĩ theo xác suất chứ không phải theo định nghĩa. Hầu hết mọi người có đường cong niềm tin so với kết quả trong giao dịch giống như sau:

Screen Shot 2023-06-16 at 14.54.00.png

Tự tin là rất quan trọng nhưng tự tin thái quá là chết người.

Nếu bạn nghĩ rằng tất cả các giao dịch của mình đều là ý tưởng 5 sao thì khả năng xác định giá trị kỳ vọng của các giao dịch đó có thể bị cản trở bởi quan điểm quá lạc quan của bạn. Quá tự tin dẫn đến giao dịch quá mức, đánh giá xác suất kém, kéo theo hiệu suất kém cỏi. Các nhà giao dịch quá tự tin cũng ít có khả năng khám phá các giả thuyết thay thế và sẽ đón nhận thông tin xác nhận một cách cởi mở hơn nhiều so với thông tin phủ định/đối lập.

Đặc điểm của trader quá tự tin là:
  • Rủi ro quá mức
  • Giao dịch quá thường xuyên
  • Hành xử một cách liều lĩnh
  • Khả năng đánh giá về xác suất kém cỏi
  • Không có một tâm thế cởi mở
  • Dư thừa những bằng chứng xác nhận cho ý tưởng của họ nhưng bỏ qua các tín hiệu phủ định nó
  • Không xem xét các giả thuyết thay thế
  • Từ chối nhận sai
Screen Shot 2023-06-16 at 14.49.44.png


Hầu hết các câu cách ngôn khôn ngoan và những sự thật hiển nhiên về bản thân đều có thể áp dụng trực tiếp vào giao dịch. Ba câu cách ngôn Hy Lạp cổ đại ở trên cũng không ngoại lệ. Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại câu cách ngôn đầu tiên.



[B]Know thyself - Biết mình[/B]


Khía cạnh thú vị, và cũng nguy hiểm của giao dịch đó là nó buộc bạn phải thực hiện hành trình khám phá bản thân. Cho dù bạn có muốn thừa nhận hay không, việc theo đuổi giao dịch như một nghề là một hành trình khám phá bản thân. Không có nhà giao dịch hoặc con người nào đã được trang bị đầy đủ khi họ mới bắt đầu giao dịch. Giao dịch buộc bạn phải tìm hiểu về bản thân—hầu hết là một cách khó khăn.

Nếu bạn định theo đuổi sự nghiệp giao dịch, bạn không thể cứ lặp đi lặp lại những sai lầm giống nhau. Mặc dù bạn có thể nhanh chóng học cách sửa các lỗi như về quy trình phân tích, quản lý vốn, kỷ luật kém…nhưng cảm xúc là một vấn đề nan giải của trader, bạn sẽ khó để kiểm soát nó, bạn cần nhiều thời gian cho việc này.

Tuần trước tôi đã đề cập đến hai nguồn lợi thế của một trader, và cả hai đều cần thiết để thành công, bạn cần chiến thuật hoặc chiến lược rút khỏi thị trường và bạn cần một tập hợp các quy trình nghiêm ngặt để kiểm soát tâm lý.

Viết nhật ký và viết lách có thể là một phần quan trọng trong việc phát triển các quy trình tốt và đó là lý do tại sao tôi dành một bài để nói về tầm quan trọng của điều đó trong tuần trước. Tuần này, chúng ta hãy nói về một phần phức tạp hơn của quy trình: nỗ lực không ngừng để hiểu rõ bản thân, phát huy điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu.

Không phải tất cả các đặc điểm tâm lý có thể được sửa đổi nhưng con người có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Hãy luôn bắt đầu với một tư duy cải tiến, phát triển nhé!

Tư duy tăng trưởng


Nếu bạn có con, bạn có thể quen với ý tưởng về phát triển tư duy, đây là một chủ đề thời thượng lâu năm trong mảng giáo dục. Ý tưởng này được phổ biến bởi nhà tâm lý học người Mỹ Carol Dweck. Đây là cách cô ấy định nghĩa nó trong một cuộc phỏng vấn năm 2012:

Trong tư duy cố định, học sinh tin rằng những khả năng nền tảng như trí thông minh, tài năng của họ là những đặc điểm cố định.

Screen Shot 2023-06-16 at 14.52.22.png

Nhưng với một tư duy phát triển, các học sinh hiểu rằng tài năng và khả năng của họ có thể được phát triển thông qua nỗ lực, giảng dạy tốt và kiên trì. Họ tin rằng mọi người có thể trở nên thông minh hơn nếu nỗ lực.

Khái niệm này tương tự như khái niệm Kaizen của Nhật Bản hay “sự cải tiến liên tục” vốn là thành phần chính tạo nên chất lượng và năng suất vượt trội của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khi họ làm lu mờ các nhà sản xuất ô tô Bắc Mỹ vào những năm 1980.

Nếu không có tư duy phát triển, bạn sẽ lầm tưởng rằng nhiều đặc điểm, điểm mạnh và điểm yếu mà bạn sở hữu là cố định hoặc quá khó thay đổi. Đó không phải là thái độ đúng đắn. Chọn một điểm yếu và khắc phục nó. Bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện theo thời gian.

Dưới đây là tóm tắt nhanh về sự tương phản của hai tư duy:

Screen Shot 2023-06-16 at 14.54.15.png

Bạn phải từ bỏ ý nghĩ rằng bạn là một con người không thể thay đổi, thay vào đó bạn cần hành động liên tục, triệt để, bắt đầu với những thay đổi nhỏ, bạn sẽ thấy mình tiến bộ hàng ngày.

Đây là mức độ tận tâm trong việc cải thiện bản thân theo độ tuổi:

Screen Shot 2023-06-16 at 14.54.28.png

Nhưng hãy nhớ rằng đây là mức trung bình, bạn có thể làm tốt hơn mức đó.

Nếu bạn muốn biết mình đạt điểm ở đâu trong Năm đặc điểm tính cách lớn (cởi mở, tận tâm, hướng ngoại, dễ chịu và loạn thần kinh), hãy xem liên kết này. Sẽ rất hữu ích khi thực hiện những kiểu đánh giá tính cách này bởi vì mặc dù chúng sẽ tiết lộ hầu hết những gì bạn đã biết, nhưng chúng cũng sẽ có thể giúp bạn nhận ra những điều trước đây bạn chưa nhận ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách Big Five liên quan đến thành công trong giao dịch trong cuốn sách Alpha Trader của tôi. Trong cuốn sách đó, tôi đưa vào một bảng câu hỏi về tính cách liên quan trực tiếp đến giao dịch vì nó xem xét tất cả các đặc điểm chính tạo nên một nhà giao dịch thành công. Và bạn nên tìm và điền bản khảo sát đó trước khi tiếp tục.

Sau khi làm việc trên nhiều sàn giao dịch khác nhau trong nhiều năm và nghiên cứu về thành công và thất bại của nhà giao dịch, đây là những ước tính tốt nhất của tôi về các đặc điểm lý tưởng của một trader thành công.

Screen Shot 2023-06-16 at 14.54.45.png

Một trong những mục tiêu chính của Alpha Trader là giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình và tìm ra cách cải thiện chúng. Phần này nói về việc bắt đầu quá trình tìm hiểu bản thân và bảng câu hỏi là một bước đi theo hướng đó. Hãy coi đây là giai đoạn tự đánh giá.

Bây giờ, hãy chọn một đặc điểm (điểm mạnh hoặc điểm yếu) từ bản khảo sát bạn đã hoàn thành và suy nghĩ về cách bạn sẽ cải thiện nó.



Tìm cho mình một mục tiêu


Tôi rất tin tưởng vào việc chỉ thực hiện một hoặc hai mục tiêu có thể đo lường được và có thể đạt được tại một thời điểm. Tôi thấy nó sẽ hiệu quả hơn khi so với việc phải tập trung vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Dưới đây là một số ví dụ về cách cải thiện bản thân cũng như quá trình trading của bạn.

Nâng cao kỷ luật tự giác của bạn


Nếu bạn có kỷ luật tự giác kém, hãy thừa nhận điều đó. Sau đó, tạo ra các hệ thống để đối phó với nó. Quá nhiều người chỉ hy vọng lần sau họ sẽ mạnh mẽ và kỷ luật hơn thay vì tạo ra lộ trình để làm điều đó.

Tạo một bộ quy tắc quản lý rủi ro rõ ràng và giữ chúng càng đơn giản càng tốt. Nếu bạn có mức dừng lỗ hàng ngày là 100 đô la, thì thật dễ dàng để biết khi nào bạn hoàn thành công việc trong ngày. Mặt khác, nếu bạn sử dụng một bộ quy tắc rất phức tạp để điều chỉnh việc quản lý rủi ro của mình và không có con số rõ ràng, rất khó để bạn cắt lỗ một cách kỷ luật.

Hãy tập yoga, thiền, và đọc sách về sức mạnh ý chí và tự chủ. Những quyển sách mà tôi gợi ý bao gồm: Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strength bởi Roy Baumeister và John Tierney, The Science of Self-Discipline bởi Peter Hollins, và quyển The Disciplined Trader bởi Mark Douglas. Khi bạn đọc xong những cuốn sách này, hãy tạo một danh sách ngắn những điều rút ra được: hai hoặc ba hành động bạn dự định thực hiện để cải thiện quy trình của mình và trở nên kỷ luật hơn. Giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể.

Screen Shot 2023-06-16 at 14.50.37.png

Tìm một người chỉ đường. Nếu có điều kiện, bạn hãy tìm cho mình một người dẫn dắt, con đường của bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Gia tăng sức mạnh ý chí bản thân


Bạn đừng bao giờ có quan điểm hoặc câu nói rằng: “Tôi chỉ như thế thôi, hay “Tôi thực sự không thể có kỷ luật”… Việc có tính tổ chức hoặc đúng giờ hay rộng hơn là tính kỷ luật là một sự chọn lựa, bạn có thể thay đổi!

Hãy đọc cuốn sách: “Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strength - Sức mạnh ý chí: Khám phá lại sức mạnh vĩ đại nhất của con người”, của Roy Baumeister và John Tierney. Nó chứa đầy những nghiên cứu và giai thoại về cách cải thiện không chỉ sức mạnh ý chí mà cả kỹ năng tổ chức và siêu nhận thức của bạn. Tôi đã học được rất nhiều thông tin có thể áp dụng từ cuốn sách đó.

Thừa nhận sức mạnh ý chí của bạn không hoàn hảo và tạo ra các hệ thống để bảo vệ bạn khỏi điểm yếu này. Tạo ra những “rắc rối” để cản trở những điều bạn không nên làm, ví dụ bạn nên tắt điện thoại khi đang ăn tối để tránh kiểm tra nó, hay xoá những ứng dụng giao dịch khỏi điện thoại của bạn nếu bạn đang giao dịch quá mức. Bằng cách làm cho quá trình kiểm tra điện thoại trở nên rắc rối hơn, bạn sẽ ít có khả năng thực hiện hành vi theo thói quen hoặc hành vi gây nghiện. Và ngược lại, bạn có thể tạo ra những sự thuận lợi để củng cố các thói quen tốt.



Nâng cao kỹ năng định lượng của bạn


Tìm hiểu về giá trị kỳ vọng (expected value - EV) và mô hình “decision trees - cây quyết định”. Chúng đặc biệt hữu ích khi bạn giao dịch với các sự kiện kinh tế.

Học Python. Điều này đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn để phân tích dữ liệu trong tài chính. Excel cũng được nhưng nó không tốt bằng Python.

Tham gia một khóa học về thống kê, xác suất hoặc trực quan hóa dữ liệu.

Đọc tài liệu nghiên cứu học thuật về tài sản bạn giao dịch. Nghiên cứu học thuật có sẵn miễn phí là một nguồn tài nguyên cực kỳ ít được sử dụng. Hầu hết các nghiên cứu có thể được tìm thấy trên mạng. Truy cập Google Scholar và nhập một chủ đề mà bạn thấy thú vị (ví dụ: sự thiếu hiệu quả của thị trường chứng khoán, tâm lý giao dịch, định giá tiền tệ hoặc giao dịch tần suất cao). Nếu bạn tìm thấy một bài báo hay, hãy vào phần thư mục và đọc một số bài báo được trích dẫn.

Tìm hiểu về Định lý Bayes và cập nhật Bayesian. Có rất nhiều trang web hay về chủ đề này (ví dụ: directiondatascience.com). Ý tưởng cơ bản của Bayesian là những người dự báo giỏi bắt đầu với một xác suất trước đó và sau đó cập nhật nó khi có thông tin mới. Điều này trái ngược với những người đưa ra ý kiến và sau đó bỏ qua thông tin mới. Tư duy tốt và dự báo tốt không thể thực hiện được nếu không theo kiểu Bayesian.

Đọc Superforecasting của Phil Tetlock và Dan Gardner. Đây là một trong những cuốn sách hay nhất về thống kê và dự báo, và nó có rất nhiều ứng dụng cả trong thế giới thực và giao dịch. Cuốn sách cũng giải thích rất tốt về định lý Bayes. Tôi có thể nói Superforecasting là một trong những cuốn sách ảnh hưởng nhiều nhất đến phong cách tư duy định lượng của tôi (cùng với Fooled by Randomness bởi Nassim Taleb, Risk bởi Dan Gardner, và quyển Thinking in Bets bởi Annie Duke).

Kiểm tra lại ý tưởng của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng cổ phiếu có xu hướng giảm vào thứ Hai hàng tuần và phục hồi vào thứ Ba hàng tuần, hãy kiểm tra lại nó. Nếu có cảm giác như giá dầu tăng mỗi ngày từ 2 giờ chiều đến 3 giờ chiều, hãy tiến hành kiểm tra điều đó. Không quan trọng nó đúng hay sai, bất cứ khi nào một giả thuyết xuất hiện trong đầu bạn, hãy đào sâu và tìm hiểu xem nó có đúng không. Chơi với những ý tưởng và dữ liệu như thế này có thể truyền cảm hứng cho những ý tưởng mới và hiểu rõ hơn về hoạt động bên trong của thị trường bạn giao dịch.

Nâng cao khả năng sáng tạo và sự tò mò của bạn


Nghiên cứu các thị trường tài sản hoặc doanh nghiệp có liên kết với thị trường của bạn. Bạn càng hiểu rõ về thị trường quặng sắt, bạn càng giao dịch đồng AUD tốt hơn. Bạn càng hiểu American Airlines, bạn càng có thể giao dịch ETF hàng không: XAL tốt hơn. Đi sâu vào các yếu tố chính thúc đẩy thị trường của bạn và tìm hiểu chi tiết về chúng.

Screen Shot 2023-06-16 at 14.52.08.png

Đọc về các chủ đề ngẫu nhiên và đa dạng. Nó có vẻ quá rõ ràng nhưng tôi chưa bao giờ thực sự hiểu điều này cho đến gần đây. Nếu bạn đọc ngấu nghiến, bạn nạp thông tin mới vào tâm trí mình và thông tin đó sau đó có thể giao thoa với thông tin cũ và khơi dậy những ý tưởng mới. Hầu hết các ý tưởng đến từ việc kết hợp hai dạng kiến thức khác nhau. Nếu bạn đọc về nghệ thuật, không gian vũ trụ hoặc fractals hoặc bất cứ thứ gì… Những ý tưởng thú vị liên quan đến tài chính có thể thỉnh thoảng nảy ra trong đầu bạn nhờ sự kích thích.

Đi dạo. Ngồi ở bàn làm việc nhìn chằm chằm vào những con số lên xuống sẽ khiến bạn gặp rắc rối vào một lúc nào đó. Hãy đứng dậy và đi ra ngoài trong vài phút.

Nói chuyện với những người trong mạng lưới của bạn. Những ý tưởng mới đến từ sự tiếp xúc với những luồng tư tưởng mới. Đừng chỉ là người nhận, hay thỉnh thoảng cung cấp ý tưởng cho mạng lưới của bạn. Để hình thành một mạng lưới mạnh mẽ, bạn cần cung cấp và nhận thông tin và ý tưởng liên tục.

Hãy tò mò và phát triển sở thích bên ngoài tài chính. Hãy thử tìm hiểu lịch sử, âm nhạc…xem não của bạn như một hệ thống cơ bắp, nó cần luyện tập để trở nên mạnh mẽ.

Nếu bài viết quá dài, hãy lưu lại và đọc lại nó một lúc nào đó và ghi ra các ý tưởng để cải thiện bản thân bạn, cải thiện công việc trading của bạn!

Và hãy “Know yourself – tự biết rõ mình”!

Cảm ơn bạn đã đọc bài,

Brent Donnelly,

Nguồn: 50in50
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 112 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 199 Xem / 10 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 15 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 444 Xem / 16 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 573 Xem / 35 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 606 Xem / 13 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên