Kỷ luật qua điểm entry (vào lệnh) - Bài tập khó không phải trader nào cũng biết cách giải!

Kỷ luật qua điểm entry (vào lệnh) - Bài tập khó không phải trader nào cũng biết cách giải!

Kỷ luật qua điểm entry (vào lệnh) - Bài tập khó không phải trader nào cũng biết cách giải!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Đã bao nhiêu lần bạn nhận thấy bản thân phá hoại ý tưởng giao dịch tuyệt vời của mình chỉ vì bạn đã bỏ lỡ điểm entry (vào lệnh) ban đầu của mình và quyết định vào lệnh với mức giá tệ hơn?

Điều này rất có thể là do nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) và sự thiếu kỷ luật đã len lỏi vào trong quá trình ra quyết định của bạn.

Cai-thien-ky-luat-voi-diem-entry-TraderViet6.jpeg

Bạn đã nhận định đúng hướng đi của thị trường, nhưng do FOMO và thiếu kỷ luật mà bạn đã vào lệnh sai thời điểm, và cuối cùng nhận về cái kết đắng (stop-out), để rồi đau đớn chứng kiến thị trường đi theo hướng bạn nhận định.

Đừng cảm thấy tồi tệ, vì điều này đã xảy ra với tất cả các trader (kể cả người giỏi nhất), và bài viết này sẽ thảo luận về các phương pháp cải thiện điểm entry cũng như tính kỷ luật của bạn, để đảm bảo rằng bạn không còn bị "stop-out" vì điểm entry tệ nữa!

Đừng bao giờ đeo đuổi những điểm entry bị bỏ lỡ


Giả sử thị trường đang ở trong một xu hướng tăng mạnh mẽ, tạo ra một loạt đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Và khi bạn đặt lên đó đường trung bình động 20 ngày, bạn nhận thấy thị trường đã bật ra khỏi đường trung bình động khá nhiều lần. Sau đó, bạn nhận được tín hiệu mua gần đường trung bình động, nhưng thật không may, bạn đã bỏ lỡ điểm entry và chỉ nhìn thị trường bật tăng mà không kiếm được tiền từ nó.

Bây giờ, khi bạn nhìn vào biểu đồ, thị trường ở rất xa đường MA 20 ngày. Vì vậy, mặc dù thị trường đang trong xu hướng tăng, nhưng lý tưởng nhất là bạn không mua lúc này, bởi vì từ phân tích của bạn, thì thị trường có xu hướng quay trở lại đường MA 20 ngày. Nếu bạn mua một cách bốc đồng (khi giá cách xa đường MA 20 ngày/ khi thị trường đã quá mua), thì khả năng cao là thị trường sẽ đảo chiều hoặc pullback (hồi lại), và rất có thể bạn sẽ bị "stop-out".

Tất cả chúng ta đều sẽ bỏ lỡ cơ hội và các điểm entry, và chuyện đó hoàn toàn bình thường. Đôi khi, thị trường có thể cho bạn cơ hội thứ hai để vào lệnh bằng cách quay trở lại mức giá ban đầu của bạn. Nhưng nếu không và bạn hoàn toàn bỏ lỡ động thái, thì đừng tập trung vào nó. Hãy mặc kệ và đi tiếp. Thị trường sẽ chẳng đi đâu cả, và nhiều cơ hội khác sẽ đến với bạn.

Cai-thien-ky-luat-voi-diem-entry-TraderViet2.png

Bạn có thể thấy trong hình trên lý do tại sao việc đeo đuổi các điểm entry bị bỏ lỡ lại là một ý tưởng tồi. Khi sóng đẩy (impulsive move) diễn ra và bạn bỏ lỡ động thái ban đầu, hãy để yên thị trường ở đó. Bạn nên chờ một đợt pullback để giao dịch động thái tiếp diễn xu hướng, hoặc nếu phân tích của bạn cho thấy thị trường có thể đảo chiều, thì hãy chờ tín hiệu xác nhận và giao dịch đảo chiều với giá vào lệnh tốt.

Hãy chủ động


Rất nhiều trader, đặc biệt là những người mới bắt đầu, không coi trọng các điểm entry khi cố gắng kiếm lợi nhuận ổn định trên thị trường. Lý do tại sao các điểm entry lại quan trọng là bởi tín hiệu nhiễu của thị trường và số tiền hạn chế mà các trader có.

Để tôi giải thích thêm: Các trader đang mua và bán liên tục; do đó, tất cả các thị trường đều có những biến động thăng trầm (hay còn hiểu là tín hiệu nhiễu). Điều này có nghĩa là, thị trường hiếm khi di chuyển lên/ xuống theo một đường thẳng, vì vậy khi bạn đặt số tiền vất vả kiếm được của mình vào một cú trade, vốn của bạn sẽ dao động lên xuống khi thị trường di chuyển lên xuống. Vì lẽ đó, nếu điểm entry của bạn không tốt, thì bạn có nhiều khả năng sẽ bị "stop-out" do nhiễu loạn thị trường.

Nếu bạn muốn thấy sự nhất quán trong giao dịch của mình, thì điều quan trọng bạn phải làm đó là "timing" (canh thời điểm vào lệnh) và giữ kỷ luật. Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện các điểm entry trong giao dịch của mình chính là "chủ động", không bị động.

Chủ động có nghĩa là lập kế hoạch trước cho điểm entry của bạn. Bạn phải làm bài tập về nhà của mình để dự đoán các mức giá quan trọng trên thị trường, nhằm giúp bạn có được những điểm vào lệnh tốt nhất.

Thiết lập các giao dịch sau khi thị trường đóng cửa hoặc trong những lúc thị trường yên tĩnh là một cách hiệu quả để chủ động và giúp cải thiện điểm entry của bạn.

Khác với một trader bị động, bạn sẽ không nghi ngờ bản thân vì bạn đã có khâu chuẩn bị đàng hoàng. Trader bị động thường phản ứng trước những nhiễu loạn thị trường, để rồi rốt cuộc, họ sẽ luôn rơi vào trạng thái thất vọng và bối rối.



Sử dụng lệnh giới hạn (limit order) để cải thiện điểm entry


Khi sử dụng lệnh giới hạn, bạn đặt một giới hạn về số tiền bạn sẵn sàng trả để mua hoặc bán một sản phẩm cụ thể. Lệnh giới hạn cho phép trader vào lệnh với mức giá tốt nhất có thể.

Ví dụ: Nếu bạn có một setup cụ thể với mức giá vào lệnh mà thị trường có thể tìm đến, thì bạn có thể đặt lệnh giới hạn ở mức giá cụ thể đó để mua hoặc bán.

Lệnh giới hạn rất hữu ích trong việc mang lại cho các trader sự kiên nhẫn và kỷ luật để chờ đợi giá vào lệnh của họ, thay vì vào lệnh một cách tự nhiên ở các mức ngẫu nhiên mà rất có thể sẽ khiến họ bị "stop-out".

Nhược điểm chính của lệnh giới hạn là không có gì đảm bảo rằng lệnh đó sẽ thực sự được khớp. Giá phải đáp ứng các thông số kỹ thuật của lệnh giới hạn để được khớp lệnh; tuy nhiên, ngay cả với nhược điểm này, vẫn tốt hơn nếu bạn kiểm soát điểm entry của mình bằng cách vào lệnh ở một mức giá bạn muốn, thay vì vào lệnh ở mức giá mà bạn không cảm thấy thoải mái.

Cai-thien-ky-luat-voi-diem-entry-TraderViet3.png

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự


Các ngưỡng hỗ trợkháng cự xuất hiện trên thị trường là có lý do và bạn nên sử dụng chúng để trợ giúp cho các điểm entry của mình. Một trong những điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là nghĩ rằng thị trường đang đi lên và cuối cùng lại mua ngay ngưỡng kháng cự trước khi nó lao xuống để khiến bạn bị "stop-out".

Hãy luôn quan sát biểu đồ của bạn và tập thói quen nhìn sang bên trái biểu đồ. Tại sao ư? Bởi vì nhìn sang bên trái sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các biến động giá trong lịch sử và với những biến động đó, bạn sẽ thấy các khu vực nhất quán mà thị trường bất lên ( hỗ trợ) và hồi lại ( kháng cự),

Khi bạn thực sự hiểu điều này và nắm bắt được cách hoạt động của các ngưỡng hỗ trợ - kháng cự, bạn sẽ hiểu các mức này theo bản năng và sẽ thực sự nhận thấy thị trường di chuyển về phía chúng để retest (chạm lại). Vì vậy, lần tới, khi bạn nghĩ rằng thị trường đang đi lên, hãy cố gắng vào lệnh gần hoặc ngay ngưỡng hỗ trợ, và nếu bạn nghĩ thị trường đang đi xuống thì hãy cố gắng vào lệnh gần hoặc ngay ngưỡng kháng cự.

Cai-thien-ky-luat-voi-diem-entry-TraderViet4.png

Hình trên cho thấy ngưỡng kháng cựhỗ trợ trên thị trường. Bạn có thể nhận thấy cách thị trường luôn bị các ngưỡng này hút vào không? Bạn có thể quan sát thấy nhiều lần thị trường đã giao dịch xung quanh các khu vực này. Những khu vực này thường là điểm entry tốt cho các giao dịch của bạn, và bạn nên dành thời gian để tìm các ngưỡng này trên biểu đồ của mình.


Sử dụng khung thời gian bổ sung


Sử dụng một hoặc nhiều khung thời gian bổ sung để kiểm tra lại xu hướng có thể giúp cải thiện điểm entry của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn đang sử dụng biểu đồ khung H4 làm khung thời gian chính để tìm kiếm cơ hội giao dịch trên một sản phẩm cụ thể và bạn phát hiện ra một cú pullback (hồi lại) từ một đợt tăng giá có khả năng đảo chiều lớn, thì bạn có thể xác nhận động thái rộng lớn hơn bằng cách xem biểu đồ khung D1 để xác nhận xu hướng đã kéo dài bao lâu hoặc xác định một số ngưỡng hỗ trợ - kháng cự trong xu hướng rộng hơn của nó. Ngoài ra, bạn có thể chuyển sang biểu đồ khung H1 hoặc M30 và xem điều gì đang xảy ra trên khung thời gian nhỏ hơn.

Bằng cách này, bạn cũng có thể kiểm tra xem phe mua hay phe bán có đang chiếm ưu thế trong giai đoạn giao dịch hiện tại hay không.

Tuy nhiên, điều bạn không nên làm đó là thêm quá nhiều biểu đồ khác nhau vào phân tích của mình và di chuyển giữa chúng một cách ngẫu nhiên để tìm cơ hội vào lệnh. Thay vào đó, hãy sử dụng "biểu đồ cơ sở" mà bạn sử dụng để giao dịch, cùng với một hoặc hai biểu đồ khác để xác nhận các động thái.

Cai-thien-ky-luat-voi-diem-entry-TraderViet5.png

Như bạn có thể thấy trong hình trên, có 3 biểu đồ. Trên khung thời gian chính, một tín hiệu đảo chiều tiềm năng đã được phát hiện và có thể có khả năng xảy ra pullback sau một đợt tăng giá. Bằng cách xem xét cả khung thời gian lớn hơn lẫn khung thời gian nhỏ hơn giúp hỗ trợ phân tích, bạn sẽ cải thiện điểm entry của mình. Bởi lẽ, ví dụ, nếu tất cả các khung thời gian xung đột với nhau hoặc hiển thị các tín hiệu xung đột, thì điều này có thể giúp trader suy nghĩ lại phân tích ban đầu của mình và có thể quyết định chờ các tín hiệu xác nhận rõ ràng hơn trên tất cả các khung thời gian trước khi quyết định vào lệnh.


Lời kết


Mục tiêu của mọi trader chính là kiếm lợi nhuận ổn định trên thị trường, và điểm entry đóng vai trò quan trọng trong việc này. Bạn có thể nhận định đúng hướng đi của thị trường và vẫn mất tiền do các điểm entry tệ.

Bạn càng hiểu rõ các ngưỡng quan trọng (key level) trên thị trường và có kỷ luật để chờ đợi và giao dịch xung quanh chúng, thì bạn càng có nhiều khả năng thực hiện được các giao dịch đi theo hướng mình mong đợi.

Mặc dù chúng ta vẫn có khả năng thua lỗ khi thực hiện các điểm entry tốt, nhưng trading vốn là kết quả mang tính xác suất và không có gì là chắc chắn cả. Vậy tại sao bạn lại muốn vào lệnh với điểm entry tệ chỉ toàn đem lại bất lợi cho mình trên thị trường thậm chí trước khi giao dịch bắt đầu nhỉ?

Chào thân ái. Giao dịch an toàn và có trách nhiệm nhé!

Nguồn: tradingview

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên