Nguỵ biện con bạc (Gambler’s fallacy) - Lý do khiến trader không thể "cắt lỗ sớm và để lệnh thắng chạy"!

Nguỵ biện con bạc (Gambler’s fallacy) - Lý do khiến trader không thể "cắt lỗ sớm và để lệnh thắng chạy"!

Nguỵ biện con bạc (Gambler’s fallacy) - Lý do khiến trader không thể "cắt lỗ sớm và để lệnh thắng chạy"!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,308
32,465
Xin chào cả nhà!

Hãy tưởng tượng, một đồng xu được tung 10 lần, mỗi lần đều có "mặt ngửa". Bạn sẽ đặt cược mặt nào cho lần tung thứ 11? Bạn có nghĩ rằng, có nhiều khả năng nó sẽ ra mặt sấp? Nếu bạn muốn nói "Có", đó có thể dấu hiệu của Nguỵ biện con bạc (Gamber's fallacy).

Vậy Nguỵ biện con bạc (Gamber's fallacy) là gì?


Nguy-bien-con-bac-Gambler-fallacy-trong-trading-TraderTop1.png

Nguỵ biện con bạc là niềm tin cho rằng, xác suất xảy ra điều gì đó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn khi quá trình được lặp lại.

Đó là niềm tin cho rằng, các sự kiện ngẫu nhiên được kết nối với nhau bằng cách nào đó, và mỗi sự kiện ảnh hưởng đến khả năng xảy ra của một sự kiện khác.

Với tư duy này, người ta có thể diễn giải kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên các sự kiện trong quá khứ, ngay cả khi chúng hoàn toàn độc lập. Đây là một sai lầm phổ biến trong phán đoán của con người.

Trong trading, thiên kiến này có thể khiến các trader đóng các lệnh có lãi sớm vì họ tin rằng, giá khó có thể tiếp tục quỹ đạo của nó và khả năng giao dịch kiếm được nhiều lợi nhuận hơn sẽ giảm dần theo thời gian.

Các trader trở thành nạn nhân của Nguỵ biện con bạc có thể mạo hiểm nhiều hơn khi họ thua lỗ. Ví dụ, họ tiếp tục tăng khối lượng giao dịch của mình lên mặc dù chứng kiến các khoản lỗ ngày một lớn - tin tưởng một cách mù quáng rằng giá có nhiều khả năng sẽ quay đầu khi các khoản lỗ ngày càng tăng. Thường thì suy nghĩ này sẽ càng chắc nịch khi thời gian gồng lỗ càng tăng.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/75211/

Ai là người đầu tiên mô tả thuật ngữ "Nguỵ biện con bạc" (Gamber's fallacy)?


Thuật ngữ "Gamber's fallacy" (Nguỵ biện con bạc) lần đầu tiên được định nghĩa bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng Amos Tversky và Daniel Kahneman vào năm 1971. Đó là một suy nghiệm mang tính đại diện, đề cập đến một lỗi trong phán đoán.

Nguy-bien-con-bac-Gambler-fallacy-trong-trading-TraderTop2.jpeg

Ngụy biện con bạc, còn được gọi là ngụy biện Monte Carlo, thể hiện sự hiểu biết không chính xác về xác suất. Một ví dụ điển hình của thiên kiến phổ biến này có thể được nhìn thấy ở vòng quay roulette trong sòng bạc. Một số người đánh bạc tin rằng nếu các số màu đỏ xuất hiện thường xuyên hơn trong vài vòng trước, thì họ nên đặt cược vào màu đen ở lần quay tiếp theo và ngược lại. Tuy nhiên, không có hỗ trợ hợp lý cho kỳ vọng này.

Nguỵ biện con bạc (Gamber's fallacy) trong giao dịch và đầu tư


Nguy-bien-con-bac-Gambler-fallacy-trong-trading-TraderTop3.jpeg

Việc đưa ra các quyết định giao dịch chỉ dựa trên “linh cảm” của bạn có vẻ phi logic. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trader lại đưa ra các quyết định giao dịch rủi ro và thua lỗ dựa trên niềm tin có vẻ phi lý đó.

Bộ não của chúng ta cực kỳ giỏi trong việc suy luận. Chúng ta gom nhặt mọi thứ, lắp ráp chúng, nối chúng lại với nhau và tạo ra một suy luận. Tuy nhiên, cách tiếp cận xác suất không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nói một cách đơn giản, bộ não của chúng ta có thể tìm ra những khuôn mẫu không tồn tại trong cuộc sống thực.

Một ví dụ kinh điển về Nguỵ biện con bạc trong đầu tư là khi các nhà đầu tư bắt đầu thanh lý vị thế của họ đối với một tài sản liên tục tạo ra những mức đỉnh mới. Đơn giản là họ sợ rằng, giá tăng càng lâu thì nó sẽ đảo chiều càng sớm.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/75395/

Một loạt các sự kiện trong quá khứ không ảnh hưởng đến xác suất xảy ra của một sự kiện cụ thể trong tương lai. Điều này cũng tương tự với các giao dịch của bạn: các giao dịch trong quá khứ của bạn không tương ứng với các giao dịch trong tương lai của bạn. Mỗi giao dịch là độc lập.

Sử dụng một xu hướng kéo dài làm tham chiếu để mua hoặc bán có thể khiến bạn gặp rủi ro vì xu hướng này có thể đảo ngược bất cứ lúc nào. Để hiểu rõ hơn, thấu đáo hơn về các xu hướng, trader có thể sử dụng phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật, vốn được thiết kế với mục đích cung cấp thông tin chính xác hơn.

Nhà kinh tế học và toán học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes đã từng nói rằng:

“Thị trường có thể tồn tại phi lý lâu hơn khả năng chịu đựng của bạn.”


Nguy-bien-con-bac-Gambler-fallacy-trong-trading-TraderTop4.jpeg

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/75164/

Làm thế nào để tránh mắc phải Nguỵ biện con bạc (Gamber's fallacy)?


Nhìn lại ví dụ tung đồng xu ở đầu bài viết: sau khi bạn tung đồng xu 3 lần, nếu bạn tin rằng xác suất ra "mặt ngửa" thấp hơn 50% thì bạn có nguy cơ đưa ra những quyết định phi lý.

Khi giao dịch, hãy chú ý đến sự tăng giảm của giá, nhìn vào xu hướng chung - nó đang tăng hay giảm? Hãy đưa ra quyết định giao dịch của bạn dựa trên logic, nghiên cứu độc lập và phân tích kỹ thuật nhé!

Nguồn: capital.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,836 Xem / 1,108 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 961 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,581 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 674 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,937 Xem / 107 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên