Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Vị trí của giá trong xu hướng (Phần I - Bài 4)

Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Vị trí của giá trong xu hướng (Phần I - Bài 4)

Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Vị trí của giá trong xu hướng (Phần I - Bài 4)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
Xin chào toàn thể anh em,

Vậy là chúng ta đã đi đến những bài học cuối cùng trong Series "Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff". Trong 3 bài học trước đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 2 nguyên tắc khởi đầu, xu hướng thị trường chung, đỉnh và đáy trong phương pháp và ước lượng mục tiêu giá. Ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về: VỊ TRÍ CỦA XU HƯỚNG.

Trước khi đi vào chi tiết, mình xin đính kèm lại các bài viết trước đó cho anh em tiện theo dõi:

Bài 1: Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Giới thiệu và 2 quy tắc khởi đầu! (Phần I - Bài 1)

Bài 2: Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Xu hướng tổng quan và đỉnh, đáy! (Phần I - Bài 2)

Bài 3: Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Ước lượng mục tiêu giá (Phần I - Bài 3)

--------​

Trước khi đưa ra quyết định giao dịch hoặc đầu tư, các "chart thủ" cần biết THỊ TRƯỜNG ĐANG Ở ĐÂU TRONG XU HƯỚNG CỦA NÓ. Các thị trường quá mua thường đứng trước nguy cơ bị pullback; khi bạn nắm giữ một vị thế trong điều kiện quá mua, bạn có thể sẽ phải gánh chịu những sự sụt giảm ngắn hạn trong tài khoản, có thể dẫn đến những sự ức chế nhất định trong tâm lý. Tương tự như vậy, sẽ có những sự phục hồi khi thị trường bị quá bán, ngay cả khi xu hướng chính đang là giảm. Bán khống khi điều kiện thị trường quá bán cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong tài khoản và ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ Risk/Reward.

Wyckoff lưu ý rằng xu hướng tăng khởi đầu với giai đoạn TÍCH LŨY và được xác nhận bởi các đợt tăng giá đều (MARK-UP). Có năm điểm mua có thể thực hiện trong toàn bộ xu hướng tăng (Có 5 vị trí chính mà các nhà giao dịch cần xác định trong xu hướng tăng)
  1. Đầu tiên, những nhà giao dịch "hiếu chiến" có thể mua vào tại các cú Selling Climax (Bán xả mạnh, vùng mà các weak hand bỏ cuộc) hoặc Spring (Bật tăng, phục hồi, nơi các tay to bắt đầu tham gia thị trường). Khu vực này mang lại lợi nhuận tiềm năng cao nhất, nhưng rủi ro thất bại là trên mức trung bình vì xu hướng giảm vẫn chưa chính thức bị đảo ngược.
  2. Điểm mua thứ hai là khi giá phá vỡ lên phía trên các ngưỡng kháng cự, với sự xác nhận của khối lượng giao dịch gia tăng.
  3. Các "chart thủ" bỏ lỡ điểm mua phá vỡ đôi khi vẫn có cơ hội với điểm mua thứ ba, đó là khi giá quay trở lại ngưỡng kháng cự bị phá vỡ trước đó, nay đã biến thành hỗ trợ (Pullback). Các cú pullback không phải khi nào cũng xảy ra, nên cơ hội không phải lúc nào cũng có đối với những nhà giao dịch đã bỏ lỡ điểm mua thứ hai.
  4. Khi giai đoạn Tăng giá (Markup) được định hình (Phục hồi sau khi Pullback về hỗ trợ), các "chart thủ" phải dựa vào các đợt điều chỉnh để có thể giao dịch (Các đợt điều chỉnh này được hình thành dưới dạng hợp nhất - đi ngang hoặc thoái lui). Wyckoff gọi sự hợp nhất (đi ngang) trong một xu hướng tăng là một giai đoạn TÁI TÍCH LŨY. Sự bứt phá trên ngưỡng kháng cự của VÙNG TÁI TÍCH LŨY này báo hiệu sự tiếp tục của giai đoạn tăng (Markup).
  5. Ngược lại với hợp nhất (tái tích lũy), THOÁI LUI là một đợt giảm điều chỉnh lớn hơn, thoái lui một phần của động thái tăng trước đó. Với thoái lui, các "chart thủ" nên sử dụng các mức hỗ trợ tại các đường xu hướng, các ngưỡng kháng cự cũ hoặc đỉnh của các đợt tái tích lũy trước đó để mua vào. Thường thì Wyckoff sẽ xác đinh các điểm hỗ trợ hoặc đảo chiều quanh ngưỡng thoái lui 50% của bước giá tăng trước đó.
upload_2020-12-29_9-11-59.png


Xu hướng tăng gồm có 5 vị trí chính được đánh dấu trên đây, tương ứng với 5 vị trí mua được nêu phía trên!

Xu hướng giảm khởi đầu với GIAI ĐOẠN PHÂN PHỐI và được xác nhận bởi một đợt giảm giá đều (MARK-DOWN). Anh em hãy lưu ý rằng, Wyckoff không né tránh việc bán khống trong thị trường giảm. Ông luôn ủng hộ các nhà giao dịch tìm kiếm cơ hội kiếm tiền trên cả xu hướng tăng lẫn xu hướng giảm. Cũng như giai đoạn tích lũy và markup, có năm điểm bán tiềm năng trong xu hướng giảm kéo dài này:
  1. Đầu tiên, đỉnh thấp hơn trong mô hình phân phối tạo cơ hội bán khống trước khi sự phá vỡ hỗ trợ thực tế diễn ra và xu hướng thay đổi. Đây là chiến lược giao dịch năng động, mang lại lợi nhuận tiềm năng lớn nhất, nhưng cũng có nguy cơ thất bại vì xu hướng giảm chưa chính thức bắt đầu.
  2. Điểm phá vỡ là điểm thứ hai có thể sử dụng để bán khống, miễn là nó được xác nhận bởi sự gia tăng của khối lượng giao dịch.
  3. Sau một khi giá phá vỡ và bị quá bán, giá có thể sẽ quay ngược trở lại vùng hỗ trợ đã bị phá vỡ trước đó, nay chuyển thành kháng cự (Throwback). Điều này cung cấp cho các nhà giao dịch cơ hội thứ ba để bán xuống, mặc dù nhiều lúc nó sẽ không diễn ra.
  4. Khi giai đoạn giảm giá bắt đầu được xác nhận (Markdown), các "chart thủ" nên chờ đợi những đợt hợp nhất đi ngang (TÁI PHÂN PHỐI) hoặc những đợt điều chỉnh, đưa thị trường về vùng quá bán trong xu hướng tăng. Wyckoff gọi những đợt hợp nhất là giai đoạn TÁI PHÂN PHỐI. Sự phá vỡ xuống dưới hỗ trợ của vùng hợp nhất báo hiệu sự tiếp tục của giai đoạn giảm giá, cung cấp cơ hội bán xuống lần thứ 4 cho các nhà giao dịch.
  5. Ngược lại với sự hợp nhất, một đợt tăng đưa giá về vùng quá bán là một đợt tăng điều chỉnh làm thoái lui một phần của đợt giảm trước đó. Các "chart thủ" có thể bán xuống tại các vùng kháng cự của đường xu hướng, các mức hỗ trợ trước đó hoặc các vùng hợp nhất trước đó. Wyckoff thường tìm kiếm các kháng cự hoặc dấu hiệu đảo chiều quanh ngưỡng điều chỉnh 50% của bước giá giảm gần nhất.
upload_2020-12-29_9-27-3.png


LỜI BÌNH:


Có bốn bước chúng ta cần làm để sử dụng phương pháp Wyckoff:
  1. Xác định xu hướng,
  2. Xác nhận các mô hình đỉnh/đáy,
  3. Ước lượng mục tiêu giá
  4. Xác định vị trí của xu hướng.
4 bước này tương đương với 4 bài mà chúng ta đã cùng nhau trải qua, anh em đọc lại để có thể nắm rõ hơn. Nắm bắt được xu hướng chính xác là nắm được 50% tiên cơ, vì phần lớn các cổ phiếu di chuyển cùng với xu hướng thị trường chung. Xu hướng này tiếp tục cho đến khi hình thành một mẫu hình tạo đỉnh hoặc tạo đáy được xác nhận. Những nhà giao dịch hiếu chiến có thể hành động trước khi các mô hình đảo chiều này hoàn tất, nhưng xu hướng vẫn chưa chính thức đảo chiều cho đến khi giá phá vỡ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng với khối lượng giao dịch cao (hoặc tương đối). Khi đỉnh hoặc đáy được hoàn tất, các "chart thủ" có thể sử dụng phương pháp đếm nền trên biểu đồ Point and Figure (P&F) để dự báo độ dài của đợt tăng hoặc giảm tiếp theo để lựa chọn cổ phiếu có ước lượng giá tốt nhất. Một xu hướng được coi là chín muồi và có thể đảo chiều là khi giá chạm đến các khu vực mục tiêu này. Trong giai đoạn xu hướng được hình thành, các "chart thủ" có thể xác định VỊ TRÍ CỦA GIÁ trong xu hướng này để đảm bảo tỷ lệ Risk/Reward tốt khi mở các vị thế. Chúng ta nên tránh việc mở các vị thế mua khi thị trường quá mua và tránh việc mở các vị thế bán khi thị trường quá bán. Như đã lưu ý ở phần đầu, đây là những hướng dẫn để giải thích các chuyển động của thị trường. Quyết định cuối cùng là tùy thuộc vào anh em.!

Vậy là chúng ta đã đi qua 4 bài học, tương đương với 4 bước khởi đầu trong phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff. Mình dự tính sẽ làm 1 bài riêng, với các ví dụ thực tiễn cho anh em dễ hình dung, tuy nhiên nó sẽ mất thời gian và làm chậm tiến độ đi tiếp tới các phần sau (Vì chúng ta còn 2 phần với rất nhiều bài học phía trước) nên có gì anh em post các ví dụ phía dưới để chúng ta trao đổi cùng nhau nhé!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Phần tới chúng ta sẽ đến với phần Hướng dẫn tổng quan về Phương pháp Wyckoff!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Phiền Mạc ca cho em link phần còn lại của series được không ạ? Ngồi search mãi chỉ thấy 4 bài này. :(
 
Tôi cũng chỉ dùng phương pháp này để giao dịch, vào lệnh ở 2 điểm là 1 và 4. Điểm 1 cho tỉ lệ R:R đẹp nhất vì mua đúng đáy, bán đúng đỉnh, phân tích sâu hơn thì là mô hình vai đầu hai vai, điểm vào lệnh 1 là ở vai 2, stoploss ở Shakeout ( đầu ), tuy nhiên phải kiên nhẫn vì nhiều lúc thị trường đi ngang rất lâu, dễ chốt lời non. Điểm 4 thì lúc đó xu hướng đã rõ ràng rồi nên Rewask sẽ thấp hơn. Trade đẹp nhất là vào lệnh ở điểm 1, đến điểm 4 double vị thế, kéo st ở điểm 1 lên st điểm 4. Còn ở điểm 2 và 3 tôi không vào, lý do vì Risk lớn, điểm Stoploss phải đặt ở điểm 1 và cú phá vỡ đầu tiên tỉ lệ cao là giả. Có 1 điều tôi thắc mắc đó là khối lượng, đa số đều nói cú Breakout đi kèm khối lượng lớn là thật, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì khi giá đột ngột phá vỡ kc/ht, sau đó dừng lại thì xác suất cao là Shakeout ( tay to thoát hàng cho nhỏ lẻ ), ngược lại giá phá vỡ chậm, khối lượng nhỏ thì lại là cú Breakout thật, tôi đang đi ngược lại mọi người à ?
 
Tôi cũng chỉ dùng phương pháp này để giao dịch, vào lệnh ở 2 điểm là 1 và 4. Điểm 1 cho tỉ lệ R:R đẹp nhất vì mua đúng đáy, bán đúng đỉnh, phân tích sâu hơn thì là mô hình vai đầu hai vai, điểm vào lệnh 1 là ở vai 2, stoploss ở Shakeout ( đầu ), tuy nhiên phải kiên nhẫn vì nhiều lúc thị trường đi ngang rất lâu, dễ chốt lời non. Điểm 4 thì lúc đó xu hướng đã rõ ràng rồi nên Rewask sẽ thấp hơn. Trade đẹp nhất là vào lệnh ở điểm 1, đến điểm 4 double vị thế, kéo st ở điểm 1 lên st điểm 4. Còn ở điểm 2 và 3 tôi không vào, lý do vì Risk lớn, điểm Stoploss phải đặt ở điểm 1 và cú phá vỡ đầu tiên tỉ lệ cao là giả. Có 1 điều tôi thắc mắc đó là khối lượng, đa số đều nói cú Breakout đi kèm khối lượng lớn là thật, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì khi giá đột ngột phá vỡ kc/ht, sau đó dừng lại thì xác suất cao là Shakeout ( tay to thoát hàng cho nhỏ lẻ ), ngược lại giá phá vỡ chậm, khối lượng nhỏ thì lại là cú Breakout thật, tôi đang đi ngược lại mọi người à ?
Mình cũng thừa nhận là điểm 2 thường SL rất xa, trong khi điểm 4 vẫn là đẹp nhất - nó tương ứng với mô hình "Cờ chặt" hoặc "Cờ rủ".
 
Ví dụ phân tích Gold hiện tại: Giá đi ngang trong vùng 1877-1880.5. Sau đó phá vỡ ngưỡng 1800.5 lên 1882. điểm 2 và 3 trong Wykoff là mua ở vùng 1880.5 - 1882, mua ở đây thì phải đặt St dưới 1877. Sau đó giá tiếp tục phá vỡ 1882 lên 1884, Retest lại không phá xuống 1882 và sideway, điểm 4 mua vào ở vùng sideway 1882-1884, ST dưới 1882. Điểm 5 sẽ là khi tt phá vỡ 1886 và Retest lại. Bây giờ 1882 đang là hỗ trợ,thời điểm giá phá vỡ 1882 và khi retest lại không vượt lên thì đảo chiều giảm.
 
Mình cũng thừa nhận là điểm 2 thường SL rất xa, trong khi điểm 4 vẫn là đẹp nhất - nó tương ứng với mô hình "Cờ chặt" hoặc "Cờ rủ".
Tôi dùng khung M5, bác phân tích trên khung time nào vậy ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình thì D1, mình gd swing bác ạ!
Thật ra mình rất khâm phục bác nào giao dịch khung H1 trở lên, phải có khả năng chấp nhận rủi ro mỗi giao dịch lớn, cộng thêm phải cực kì kiên nhẫn với lợi nhuận. Chắc do phong cách mỗi người chứ mình chỉ có thể giao dịch đúng khung duy nhất M5 @@
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên