Pro trader tập trung vào điểm entry (vào lệnh) hay điểm exit (thoát lệnh) hơn?

Pro trader tập trung vào điểm entry (vào lệnh) hay điểm exit (thoát lệnh) hơn?

Pro trader tập trung vào điểm entry (vào lệnh) hay điểm exit (thoát lệnh) hơn?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Kathy Lien là giám đốc điều hành quản lý tài sản BK và là người đồng sáng lập BKforex với Boris Schlossberg. Cô tốt nghiệp Đại học New York và bắt đầu công việc đầu tiên với tư cách là một nhà giao dịch chuyên nghiệp tại JP Morgan. Sau đó, cô ấy học phân tích kỹ thuật từ các kỹ thuật viên khác và đó là nơi cô ấy bắt đầu phát triển chiến lược giao dịch của mình.

Trong bài viết này, Huệ sẽ "bóc băng" cho anh em nghe câu trả lời của Kathy Lien cho câu hỏi "Pro trader tập trung vào điểm vào lệnh hay thoát lệnh hơn?" nhé!


Chào mọi người, tôi là Kathy Lien đến từ BK Forex.

Trong những video đăng hàng tuần, chúng ta đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của việc có một chiến lược giao dịch tốt, đảm bảo rằng các yếu tố phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và tâm lý thị trường đều ở cùng phe với bạn, để bạn có thể lọc ra và chỉ chọn giao dịch những trade tốt - những trade có xác suất thành công cao nhất.

Bây giờ, việc xác định điểm đẹp nhất để vào lệnh chắc chắn rất quan trọng, nhưng những pro trader biết rằng, điểm thoát lệnh (exit) thậm chí còn quan trọng hơn điểm vào lệnh (entry).

Pro-trader-tap-trung-diem-entry-hay-exit-TraderViet1.png


Khi tôi bắt đầu sự nghiệp giao dịch Forex của mình tại bàn tạo lập thị trường của JP Morgan, tôi là người phụ nữ duy nhất tại đó (vào thời điểm năm 1999). Tôi ngồi giữa hai trader dày dặn kinh nghiệm, là TD và Masa.

Tôi nhớ một ngày nọ, họ cùng ở trong một vị thế giao dịch cặp USDJPY cùng một lúc. Tuy nhiên, TD (một prop trader) vào vị thế short, còn Masa (nhà tạo lập thị trường cho USDJPY) thì vào vị thế long vì khách hàng của anh sell cặp USDJPY.

Vào cuối ngày, cả hai trader họ đều kiếm được lợi nhuận từ cặp USDJPY. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được?

Masa giữ vị thế long USDJPY để kiếm lợi nhuận 10 pips nhanh chóng. Anh mạo hiểm với số tiền khá lớn và không muốn ở lại vị thế quá lâu. TD thì thực hiện một vị thế nhỏ hơn, nên anh đã chấp nhận nhìn 10 pips đi ngược vị thế của mình và sau đó bỏ túi lợi nhuận 50 pips.

Những động thái nhỏ, nhưng với vị thế nhỏ nhất tại bàn giao dịch là 5 triệu đô, thì mỗi pip di chuyển đã có thể tạo ra ảnh hưởng to lớn đến kết quả PnL (lời và lỗ). Trong trường hợp của Masa và TD, điểm vào lệnh không thành vấn đề với lợi nhuận của họ, bởi vì họ đã long và short cùng lúc mà, phải không? Mà điều cần phải tập trung ở đây chính là điểm thoát lệnh và cách họ quản lý giao dịch của mình.

Để thực sự hình dung về vấn đề này, tôi muốn bạn tưởng tượng bạn đang ở trên một chuyến bay bay từ New York đến Bora Bora...

Pro-trader-tap-trung-diem-entry-hay-exit-TraderViet2.png


Vậy thì, bạn sẽ muốn tưởng tượng mình là phi công đang cất cánh hay hạ cánh?

Tôi cá là bất kỳ ai trong số các bạn đọc đến đây đều sẽ cầu nguyện cho chuyến bay cất cánh và hạ cánh suôn sẻ, phải không?

Tất nhiên, một phi công lái máy bay sẽ đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn là một trader thực hiện một giao dịch, nhưng trong cả hai trường hợp, việc hạ cánh (exit) cũng quan trọng như việc cất cánh (entry) bởi vì nếu bạn cất cánh hay hạ cánh không thành công, bạn đều sẽ gặp rắc rối.

Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để thoát lệnh, và theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất để quản lý một giao dịch đó là có một mục tiêu gần và xa.

Pro-trader-tap-trung-diem-entry-hay-exit-TraderViet4.png

Mục tiêu gần là những gì tôi cân nhắc như một điểm thoát lệnh dễ dàng đạt được, chẳng hạn như 20 hoặc 30 pips đối với một giao dịch day trade tiêu chuẩn, và 40-100 pips đối với một giao dịch swing trade.

Đối với giao dịch day trade, mục tiêu 40-100 pips thường rất khó để đạt được, nhưng đây có lẽ là điều bạn đang cố gắng đạt được nếu bạn đang xoay sở tìm cách có một tỷ lệ R:R hoàn hảo 2:1.

Còn mục tiêu xa sẽ lớn hơn nhiều, đâu đó từ 40-60 pips đối với giao dịch day trade, hoặc 100-300 pips đối với giao dịch swing trade. Điều này nên được quyết định bởi một chỉ báo kỹ thuật hoặc hành động giá.

Theo tôi, lý do mục tiêu xa và gần hoạt động rất hiệu quả là bởi... nó thừa nhận sự thật rằng, đôi khi, cặp tiền sẽ bị mắc kẹt trong vùng range (phạm vi giá) và không có nhiều động lượng để di chuyển. Nhưng sẽ có những lúc, giá sẽ thực hiện những động thức lớn, nhanh, và hào phóng. Vì vậy, việc thiết lập cả mục tiêu gần và xa sẽ cho phép bạn giành chiến thắng trong cả hai trường hợp, vì bạn sẽ dời dừng lỗ đến điểm hoà vốn khi đã đạt được mục tiêu gần.

Hay nói cách khác, nếu giao dịch tiếp tục di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, thì quá tuyệt... hãy cứ nhắm đến mục tiêu xa. Còn nếu nó kiệt sức và quay trở lại điểm hoà vốn, thì cũng chẳng thành vấn đề, bởi vì bạn đã bỏ túi một nửa vị thế đầu tiên, và giờ là lúc để chuyển sang giao dịch tiếp theo.

Bạn có thể đặt một mục tiêu xa hơn sau khi bạn dời dừng lỗ đến điểm hoà vốn. Bạn có thể trailing stoploss, bằng cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật như SMA 20 trong cùng khung thời gian mà bạn đang giao dịch. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng hành động giá như mô hình phá vỡ đỉnh/ đáy của 2 hoặc 3 cây nến, như trong biểu đồ này...

Pro-trader-tap-trung-diem-entry-hay-exit-TraderViet5.png


Với mô hình 3 nến này, bạn sẽ ở trong vị thế short cho đến khi giá phá vỡ đỉnh của cây nến thứ 3, gợi ý rằng xu hướng có khả năng thay đổi.

Trong nhiều năm qua, tôi đã gặp rất nhiều trader phàn nàn về việc họ đang có các giao dịch có lợi nhuận, bỗng dưng giá đảo chiều thậm tệ và khiến họ bị "stop-out". Chuyện này xảy ra không chừa một ai, và đó là lý do tại sao tôi là người rất ủng hộ việc thiết lập mục tiêu gần và xa, đặc biệt đúng đối với day trader.

Bằng cách đó, bạn có thể kiếm được tiền trong những động thái nhỏ, và sẽ để chiến thắng tiếp tục tích luỹ nếu xu hướng thực sự tiếp diễn.

Tôi hy vọng những mẹo giao dịch này sẽ cho bạn điều gì đó để suy ngẫm và giúp bạn trở thành một trader giỏi hơn!

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên