Pro Trader thường làm gì vào cuối tuần để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới?

Pro Trader thường làm gì vào cuối tuần để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới?

Pro Trader thường làm gì vào cuối tuần để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Tom Dante là một day trader tại London. Anh ấy bắt đầu giao dịch bằng một câu chuyện thực sự thú vị và độc đáo, đó là vào khoảng năm 1999. Và kể từ thời điểm đó trong khoảng thời gian 7 năm, Tom đã phải vật lộn để đạt được sự nhất quán với kết quả giao dịch của mình.

Sau khi phát triển thành tích về lợi nhuận, Tom gia nhập một công ty prop trading, nơi anh học được nhiều nguyên tắc giao dịch vững chắc đã định hình anh thành nhà giao dịch như ngày nay.

Hiện Tom là một trader độc lập, chủ yếu tập trung vào thị trường trái phiếu trong ngày, cũng như các thị trường giao sau khác. Ngoài ra, anh cũng là một mentor chuyên nghiệp cho các trader nghiêm túc.

trader Dante đã được phỏng vấn, viết bài trên các trang web nổi tiếng như Bloomberg Markers, Chat With Traders, FT.

https://chatwithtraders.com/ep-039-tom-dante/

Sau đây là chia sẻ của trader Tom Dante về những gì anh ấy làm vào cuối tuần để chuẩn bị cho tuần giao dịch mới nhé!

***​

Như tôi đã từng đề cập trước đây:
  • Thứ Bảy là thời điểm để đánh giá lại tuần vừa rồi.
  • Chủ nhật là thời điểm để lập kế hoạch cho tuần tới.
Đây là quy trình tôi luôn tuân theo vào mỗi cuối tuần.

Tối Chủ nhật, khoảng 2 giờ trước khi broker của tôi mở cửa (9 giờ tối tại Vương quốc Anh), tôi sẽ thực hiện những hoạt động sau đây:

1. Dọn dẹp bàn làm việc của mình


Pro-trader-lam-gi-vao-cuoi-tuan-TraderViet2.jpeg

Nghe có vẻ bình thường, nhưng tôi tin rằng, môi trường làm việc của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của bạn và tất nhiên, tư duy của bạn có tác động trực tiếp đến hiệu suất giao dịch của bạn.

Bàn làm việc gọn gàng = Đầu óc không lộn xộn.

Hãy loại bỏ mọi yếu tố gây xao nhãng.

>> Đọc thêm bài hay: https://vn.tradertop.net/t/64550/

2. Nhớ lại những bài học được rút ra từ đánh giá hàng tuần


Những đánh giá vào thứ Bảy có thể làm nổi bật những lĩnh vực cần tập trung vào tuần tới.

Nếu vậy, tôi sẽ nhắc nhở bản thân về những điều này trước khi thị trường mở cửa.

3. Kiểm tra lịch kinh tế


Pro-trader-lam-gi-vao-cuoi-tuan-TraderViet4.jpeg

Tôi sẽ xem xét các sự kiện kinh tế được lên kế hoạch cho cả tuần tới.

Bằng cách đó, tôi có thể đánh giá thị trường đang chờ đợi điều gì, đồng thời biết nên dự đoán biến động xuất hiện ở đâu và khi nào.

4. Rà soát các lực lượng vĩ mô


Tôi dành thời gian đọc những câu chuyện tài chính quan trọng đã xảy ra vào cuối tuần và xem chúng có thể tác động như thế nào đến các thị trường mà tôi giao dịch.

Tôi làm điều này không chỉ để cố gắng tìm hiểu xem liệu có nên kỳ vọng một phiên mở cửa biến động hay không, mà còn để có được manh mối về hành vi của thị trường bằng cách xem xét liệu thị trường phản ứng mạnh/yếu khi đối mặt với tin tốt/xấu hay không.

Quan trọng là, điều này cũng cho tôi ý tưởng về việc liệu thị trường có đang chờ đợi một thông báo nào đó hay không.

Cái này rất thiết yếu đối với tôi, bởi vì tôi sẽ có được lợi thế trong giao dịch tin tức đột xuất.

>> Đọc thêm bài hay: https://vn.tradertop.net/t/75395/

5. Lập kế hoạch cho từng thị trường


Pro-trader-lam-gi-vao-cuoi-tuan-TraderViet1.jpeg

Tiếp theo, tôi xem qua các biểu đồ cho tất cả các thị trường mà tôi giao dịch.

Trong mỗi lần quan sát, bước đầu tiên tôi làm là xem liệu có xu hướng nào trong khung thời gian (W1/D1) hay không.

Nếu có, tôi sẽ chuyển xuống khung H1 (swing trading) và khung H1/ M5 (giao dịch ngắn hạn) để tìm kiếm các điểm entry (vào lệnh) tiềm năng.

Nếu không có xu hướng nào hiện hữu, tôi vẫn lên kế hoạch cho các giao dịch mà tôi sẽ thực hiện, trong khoảng 2xATR của mức giá thị trường đóng cửa chẳng hạn (giao dịch theo kiểu Mean Reversion).

Bằng cách này, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng phòng khi thị trường có một động thái đáng kể và tôi không phải loay hoay cố gắng tìm ra những việc cần làm.

6. Cam kết kế hoạch của tôi trên giấy


Pro-trader-lam-gi-vao-cuoi-tuan-TraderViet5.jpeg

Tôi ghi lại mọi giao dịch mà tôi muốn thực hiện cùng với các điểm dừng lỗ và mục tiêu chốt lời của chúng. Điều đó có nghĩa là, tôi có thể vào lệnh nhanh chóng khi broker của tôi mở cửa.

Ngay cả khi có những tình huống mà tôi đang chờ đợi điều gì đó (chẳng hạn như mô hình nến SFP) và tôi không chắc chắn về điểm entry, stoploss và take profit, tôi vẫn viết tất cả chúng ra giấy.

Tôi nhận thấy, viết một kế hoạch ra giấy sẽ giúp tôi sắp xếp suy nghĩ hiệu quả hơn, đặc biệt đúng khi phải xem xét nhiều thị trường.

7. Đặt cảnh báo giá (Alert)


Tôi cài alert cho bất kỳ ngưỡng giá nào mà tôi biết mình cần phải chú ý vào.

8. Thiết lập trọng tâm chính trong tuần


Pro-trader-lam-gi-vao-cuoi-tuan-TraderViet3.jpeg

Trong khi chờ đợi các giao dịch, tôi muốn tạo cho mình một thứ gì đó để tập trung vào trong tuần.

Nhiều khi, trọng tâm là thu thu thập số liệu thống kê về một thứ gì đó, chẳng hạn như một mẫu hình mà tôi để ý trên thị trường hoặc trong giao dịch của chính mình.

>> Đọc thêm bài hay: https://vn.tradertop.net/t/76716/

Lời kết


Như bạn có thể thấy, có khá nhiều việc phải làm và cần có thời gian, nhưng mỗi bước đều quan trọng.

Chỉ khi nào tôi hoàn thành quy trình này, tôi mới coi mình đã sẵn sàng cho tuần giao dịch mới.

Nguồn: en.rattibha.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên