Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 2)

Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 2)

Tất tần tật về quản lý rủi ro: Cẩm nang giúp trader thoát kiếp nạn cháy tài khoản (Phần 2)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Khi mọi người bắt đầu tìm hiểu về trading, quản lý rủi ro có lẽ là điều cuối cùng họ quan tâm đến. Đó cũng có thể là lý do khiến hơn 90% trader thua lỗ.

Chưa hết, các tài liệu hướng dẫn cách quản lý rủi ro trên mạng đôi khi có thể khá mơ hồ: "Đừng mạo hiểm nhiều hơn X% cho mỗi giao dịch."

Nhưng vấn đề là, mỗi người sẽ giao dịch ở tần suất, thị trường và khung thời gian khác nhau. Do vậy, chủ đề "quản lý rủi ro trong trading" cần phải được đào sâu thêm một chút, chứ không chỉ dừng lại ở những lời khuyên chung chung như thế.

Sau đây là Phần 2 của series tất tần tật những gì bạn cần biết về quản lý rủi ro trong trading, được chia sẻ bởi tác giả Adam trên trang tradingriot.com nhé mọi người!


***​

Chốt lời từng phần


"Đóng một nửa lệnh ở đây, dời stoploss đến điểm hoà vốn và để phần lệnh còn lại tiếp tục chạy mà không chịu rủi ro!"

Tôi cá là bạn đã đọc câu nói này ở đâu đó trước đây.

Mọi người thích chốt lời từng phần vì họ cảm thấy như họ đã lấy được thứ gì đó từ thị trường và bây giờ họ không phải gặp bất kỳ rủi ro nào.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet1.png

Sử dụng giao dịch tương tự như trong ví dụ trước, bạn có thể thấy việc chốt lời được chia thành 2 phần: phần đầu tiền sẽ đóng ở mức 1,5R và phần thứ hai ở mức 3R.

Hãy cùng đào sâu vấn đề một chút.

Trước hết, giả sử chúng ta xem xét bạn không sử dụng chốt lời từng phần và đóng lệnh hoàn toàn ở mức 3R.

Nếu bạn mạo hiểm $300 cho giao dịch này, bạn sẽ kiếm được $900 lợi nhuận.

Nhưng nếu bạn chia mức chốt lời của mình như thế này thành 2 phần, bạn sẽ chỉ có $675.

Bạn có thể xem điều này như việc đảm nhận 2 vị thế riêng biệt với rủi ro$150. Vị thế đầu tiên được đóng với lợi nhuận $225 (1,5R) và vị thế thứ hai với lợi nhuận $450 (3R).

So với cách tiếp cận đóng lệnh toàn phần, tổng cộng, giao dịch này sẽ lấy đi của bạn khoảng 0,7R.

Tất nhiên, ngược lại, nếu bạn chỉ đóng một nửa vị thế và sau đó thị trường đảo chiều bất lợi, điều đó sẽ dẫn đến khoản lỗ nhỏ hơn. Nhưng thường thì việc chốt lời từng phần chỉ mang lại cho chúng ta sự thoải mái và không có lợi về lâu về dài.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet2.png

Điều chỉnh các thông số rủi ro


Một điều khác mà các trader thường làm là giảm kích thước vị thế trong chuỗi thua và tăng kích thước trong chuỗi thắng.

Nếu bạn còn nhớ các đường cong vốn khác nhau trong Phần 1, bạn có thể nhận ra rằng, thị trường sẽ mang lại cho bạn sự phân bổ ngẫu nhiên giữa lệnh thắng và lệnh thua.

Đây là lý do tại sao việc tuân thủ chiến lược của bạn là điều quan trọng nhất, vì bạn có thể nhận về kết quả tồi tệ trong 10 giao dịch, nhưng lại có kết quả tuyệt vời trong 500 giao dịch.

Dù sao đi nữa, giả sử đây là sự phân phối ngẫu nhiên của bạn trong 10 giao dịch:

Thắng - Thắng - Thắng - Thua - Thua - Thua - Thua - Thắng - Thắng - Thắng

Bạn đang mạo hiểm mức cố định $100 cho mỗi giao dịch với tỷ lệ R:R là 2:1.

Phân phối lãi và lỗ sẽ như sau:

+$200 +$200 +$200 -$100 -$100 -$100 -$100 +$200 +$200 +$200

Rốt cuộc, bạn có $800 lợi nhuận.

Như bạn có thể thấy, bạn đã có chuỗi 4 lệnh thua liên tiếp trong giai đoạn này.

Ví dụ: Nhiều trader sẽ cảm thấy không an tâm về điều này và giảm kích thước vị thế xuống một nửa cho đến khi họ có ít nhất 2 lệnh thắng.

Phân phối lãi và lỗ sẽ như sau:

+$200 +$200 -$100 -$100 -$100 -$100 +$100 +$100 +$200 +$200

Kết thúc với tổng lợi nhuận là $600.

Tương tự như chốt lời từng phần, đây không phải là cách tiếp cận có lợi cho giao dịch của bạn.

Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên phân loại chiến lược cho các setup khác nhau và theo dõi hiệu suất của từng setup riêng lẻ, đồng thời thiết lập một "yếu tố kích hoạt ngừng giao dịch" trên mỗi setup mà bạn giao dịch.

Ví dụ: Bạn có thể nói rằng nếu setup giao cắt đường trung bình động của bạn gặp phải 10 lần thua lỗ liên tiếp, bạn sẽ ngừng giao dịch và xem xét hiệu suất trong quá khứ, sau đó cố gắng cải thiện nó hoặc loại bỏ nó hoàn toàn.

Điều này thông minh hơn nhiều so với việc liên tục điều chỉnh kích thước vị thế vì bạn đã sa vào vũng lầy thua lỗ.

Mặc dù việc tăng kích thước vị thế trong chuỗi chiến thắng cũng không có nhiều ý nghĩa, nhưng bạn có thể áp dụng nó khi giao dịch 2 setup tuân theo các quy tắc giống nhau, tuy nhiên:
  • Setup A có winrate là 40% với 2,5R và xuất hiện trung bình 5 lần/tuần.
  • Setup B có winrate là 80% với 3R và xuất hiện trung bình 2 lần/tuần.
Bạn có nên mạo hiểm với % hoặc số tiền tương tự trong các setup này?

Không hẳn!

Tất nhiên, đừng dốc toàn lực vào setup B. Nhưng nếu bạn phát hiện ra rằng setup B xảy ra trong điều kiện thị trường rất thuận lợi, nơi bạn có thể tự tin bước vào, thì bạn nên đặt nhiều rủi ro hơn vào đó.

Chỉ đừng vung tay quá trán là được!



Hoà vốn


Phần lớn chúng ta đều là những nhà giao dịch kỹ thuật.

Chúng ta sử dụng hành động giá, order flow, chỉ báo... để xác định các điểm vào lệnh, vô hiệu hoá giao dịch và nơi chốt lời của chúng ta.

Tất cả kiến thức kỹ thuật này sau đó sẽ bị gạt sang một bên khi chúng ta dời stoploss của mình đến điểm hoà vốn.

Điểm hoà vốn cũng giống như chốt lời từng phần. Đó là tấm đệm tâm lý trấn an chúng ta rằng chúng ta đã "đánh bại" thị trường.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet3.png

Đây là một trong những ví dụ phổ biến nhất về giao dịch bị huỷ hoại mà tôi đã từng nói với bạn trước đây.

Bạn đang vào lệnh tại ngưỡng hỗ trợ, nhắm mục tiêu tại ngưỡng kháng cự tiếp theo. Không có gì phức tạp cả.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet4.png

Sau khi vào lệnh, thị trường ngay lập tức ép bạn. Sau một thời gian khoanh tay chịu drawdown và lo lắng về khả năng thua lỗ, cuối cùng chúng ta cũng được đẩy lên cao hơn.

Đây là lúc mà bạn dời stoploss về mức hoà vốn, vì bạn không muốn trải qua cảm giác khó chịu khi mất tiền một lần nữa.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet5.png

Thị trường ngay lập tức quay lại điểm vào lệnh của bạn, tiễn bạn ra ngay điểm hoà vốn và quay trở lại với mục tiêu chốt lời.

Giao dịch của bạn có bị vô hiệu hoá vì bạn thoát ra để hoà vốn không?

Không! Bạn chỉ sợ mất tiền thôi!

Thay vào đó, điều bạn nên làm là dời stoploss dựa trên chiến lược và tín hiệu vô hiệu hoá của nó.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet6.png

Trên biểu đồ này, chúng ta cũng có thể thấy một khái niệm thú vị khác được gọi là Evolving R (R tiến hoá), và tôi đã được giới thiệu thông qua Tom Dante.


R tiến hoá


Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet7.png

Nhìn vào mũi tên trên biểu đồ, bạn có thể thấy giá đi được khoảng 80% mức chốt lời của bạn, nhưng thị trường đang bắt đầu gặp khó khăn.

Tat-tan-tat-ve-quan-ly-rui-ro-traderviet9.png

Vì chúng ta đã được đẩy lên cao hơn, nên mức độ vô hiệu hoá giao dịch của bạn cũng tăng cao hơn, nhưng nó vẫn ở ngay dưới điểm vào lệnh của bạn.

Điều đó có nghĩa là, nếu thị trường chỉ đảo chiều ngay trước khi bạn chốt lời và đưa bạn ra ngoài, bạn sẽ không chỉ mất một số tiền nhỏ khi dừng lỗ, mà còn phải trả lại toàn bộ lợi nhuận chưa thực hiện cho thị trường.

Đây là lý do tại sao việc đóng lệnh và bỏ lỡ khoản lợi nhuận nhỏ cuối cùng đó có thể rất có lợi, thay vì mạo hiểm trả lại tất cả cho thị trường.

Trong phần 3, tôi sẽ nói về:
  • Ghi nhật ký
  • Xây dựng một tài khoản nhỏ
  • Tâm lý giao dịch
  • Chuẩn bị giao dịch
Các bạn nhớ đón xem nhé!

Nguồn: tradingriot.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên