Thanh khoản (Liquidity) là gì và khái niệm thanh khoản trong từng thị trường

Thanh khoản (Liquidity) là gì và khái niệm thanh khoản trong từng thị trường

Thanh khoản (Liquidity) là gì và khái niệm thanh khoản trong từng thị trường
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----
Thanh khoản là một khái niệm thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính và các kênh đầu tư. Vậy thanh khoản là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đối với hình thức đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh? Saigon Futures mời các nhà đầu tư cùng đọc qua bài viết sau để trả lời những thắc mắc trên.

Thanh khoản là gì?


upload_2022-3-2_18-18-27.png

Hình 1
Thanh khoản (Liquidity) là một thuật ngữ kinh tế dùng để diễn tả khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt (hay còn gọi là tính lỏng) của một tài sản hoặc một sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Tiền mặt có độ thanh khoản tuyệt đối là 100%, bởi tiền có thể trở thành công cụ mua/bán trao đổi hàng hóa và có khả năng thanh toán tất cả các giao dịch. Cổ phiếu và trái phiếu được xem là các tài sản có tính khoản cao, vì chúng có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng.

Các loại tài sản như: nhà máy, hàng tồn kho hoặc máy móc…có độ thanh khoản rất thấp, vì đây là những tài sản đầu tư trong dài hạn và thường khấu hao trong quá trình sử dụng.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/62868/

Tính thanh khoản của một công ty


upload_2022-3-2_18-18-56.png

Hình 2

Theo phân tích từ các chuyên gia, độ thanh khoản của một công ty được đo lường bằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của nó. Thông thường, người ta dùng ba tỉ lệ phổ biến sau để đánh giá tính thanh khoản hoặc mức độ công ty có thể thanh lý các tài sản của mình để đáp ứng các khoản nợ trong ngắn hạn:

Tỉ lệ vốn lưu động: xác định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tất cả những tài sản có tính thanh khoản cao mà công ty đang nắm giữ như: tiền mặt chứng khoán thị trường, các khoản phải thu, hàng tồn kho…

Tỉ lệ vốn lưu động được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn của công ty chia cho các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số toán thanh toán nhanh:
được tính bằng cách lấy tỉ lệ vốn lưu động trừ đi hàng tồn kho đang có tại công ty. Như đã nói ở trên hàng tồn kho là tài sản có độ thanh khoản thấp khó có thể chuyển đổi thành tiền mặt nên chúng bị loại đi, đặc biệt là khi so sánh hàng tồn kho so với các tài sản có độ thanh khoản cao như: tiền mặt, nợ phải thu, trái phiếu…

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Người ta lấy dòng tiền đang hoạt động hiện tại để chia cho các khoản nợ hiện tại để xác định được chỉ số OCF. Nếu như chỉ số này càng tăng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển ở thế “vững mạnh”

Tính thanh khoản trong chứng khoán


Thanh khoản được xem là yếu tố được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vì mức độ thanh khoản cao, NĐT sẽ dễ dàng mua đi bán lại chúng trên thị trường với giá cả ổn định theo thời gian.

Khi mức thanh khoản này càng trở nên tăng cao và không thể kiểm soát thì thị trường đó càng nhiều biến động, đây vừa được xem là thách thức cũng như cơ hội đối với các nhà đầu tư. Bởi khi các NĐT nắm giữ quá nhiều cổ phiếu trên tay nhưng do độ thanh khoản quá lớn, các trader khó có thể tìm được người mua và đành phải chấp nhận “thua lỗ” bán với giá thấp hơn để thu hồi vốn.
Thực tế, nếu một nhà đầu tư nắm giữ trong tay rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán được, chỉ biết chịu đựng sự thua lỗ, thì đây gọi là những rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/62393/

Thanh khoản trong hàng hóa phái sinh


upload_2022-3-2_18-19-51.png

Hình 3

Hàng hóa phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua/bán các hợp đồng tương lai các sản phẩm hàng hóa trên thị trường gồm 4 nhóm chính: nông nghiệp, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng.

Do những sản phẩm được lưu thông trong thị trường hàng hóa phái sinh đều là những mặt hàng rất cần thiết đối với đời sống con người và quá trình sản xuất, nên hàng hóa phái sinh được đánh giá là một thị trường năng động và có tính thanh khoản cao.

Tuy nhiên, độ thanh khoản trong hàng hóa phái sinh hạn chế rất nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư. Bởi khi tham gia vào kênh này, NĐT có thể liên kết với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như: CBOT, NYMEX, TOCOMP…, khiến cho những thông tin truyền đạt trong thị trường có tính minh bạch và rõ ràng, tránh tình trạng nhiễu loạn giá cả trên thị trường, tạo sự an toàn cho người tham gia.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên