Ba sự kiện có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng không tưởng tại Mỹ, mức độ nghiêm trọng đang ra sao?

Ba sự kiện có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng không tưởng tại Mỹ, mức độ nghiêm trọng đang ra sao?

Ba sự kiện có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng không tưởng tại Mỹ, mức độ nghiêm trọng đang ra sao?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
ING cho rằng đang có những vấn đề lớn chi phối thị trường, chúng đã phát triển chậm rãi nhưng khá chắc chắn. Những tháng tới sẽ được chứng minh là một giai đoạn quan trọng, một giai đoạn được gọi là “make or break”. Ba nhân tố đó bao gồm:
  • Khi quyền lực được chuyển giao từ ông Trump cho ông Biden trong những năm đại dịch, mầm mống lạm phát đã được gieo hạt, và sự bùng nổ nhu cầu sau đó đã gây ra cuộc khủng hoảng lạm phát.
  • Bản thân đại dịch đã không làm dịu đi sức nóng đã hình thành trong nền chính trị nước Mỹ, nó chỉ trở nên dữ dội hơn kể từ thời điểm đó, và hiện tại cuộc khủng hoảng về trần nợ một lần nữa nổ ra.
  • Và sau đó, việc tăng mạnh lãi suất từ 0% lên mức 5% và từ việc bơm thanh khoản ồ ạt đã tạo ra những hệ quả. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng không hoàn toàn là do điều này, nhưng rõ ràng nó cũng không phải là không liên quan. Cuộc khủng hoảng lạm phát đã mang lại điều này.


Vậy những sự kiện này sẽ dẫn dắt thị trường ra sao trong tương lai? Đây là góc nhìn từ ING:

Diễn biến khủng hoảng ngân hàng được đo lường bởi Chỉ số ngân hàng khu vực - Vẫn chưa đến mức lo ngại


Có một số chỉ số mà chúng ta có thể theo dõi để giúp đánh giá việc tình hình thực tế đang như thế nào và khả năng nào sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy bắt đầu với câu chuyện ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực chú trọng đến tiền gửi. Tại khu vực này, Chỉ số theo dõi tâm lý ngân hàng khu vực của Mỹ đang ở mức 80, chỉ vài tháng trước nó là 120.

Screen Shot 2023-05-16 at 18.29.00.png

Trong thời kỳ đại dịch, nó đã có lúc giảm xuống mức 60, và xa hơn nữa vào cuộc khủng hoảng tài chính, chỉ số này là 40. Vậy có hay không khả năng nó giảm xuống mức 40 ở thời điểm này?

Cho đến nay câu trả lời có lẽ là không. Chúng tôi xem xét mức chênh lệch FRA / OIS thứ 3 ở đây để được hướng dẫn. Về cơ bản, nó đo lường phí bảo hiểm mà các ngân hàng ngụ ý cần phải trả so với lãi suất phi rủi ro trong tiền gửi không gian kỳ hạn. Hiện tại mức chênh lệch FRA / OIS thứ 3 là khoảng 40bp. Nó tăng vọt lên 60 bp vào thời điểm mà SVB sụp đổ. Sau khi quay trở lại mức thấp nhất 20 bp, nó đã tăng trở lại khi mà First republic bank sụp đổ. Khi cuộc Đại khủng hoảng tài chính nổ ra khoảng 15 năm trước, mức chênh lệch FRA/OIS nhanh chóng lên tới 70 điểm cơ bản, sau đó tăng vọt lên hơn 150 điểm cơ bản.

Và do vậy, chúng ta vẫn không ở gần mức nguy hiểm được thấy trong quá khứ. Tham chiếu đơn giản về tính trung lập sẽ là khoảng 20bps, rõ ràng là chúng ta đã có con số tăng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần, nhưng không phải là mức báo hiệu sự sụp đổ của toàn hệ thống.



Mức độ thành công trong việc xử lý lạm phát được đo bằng tỷ lệ lạm phát hòa vốn thị trường - FED có vẻ đã thành công


Nguồn gốc của căng thẳng ngân hàng một phần phản ánh sự chuyển đổi trong lập trường chính sách của Fed sang thắt chặt do lo ngại lạm phát gia tăng. Mối quan tâm như vậy đã giảm bớt nhưng vẫn chưa biến mất – các dữ liệu về PCE lõi mới nhất vẫn xác định Hoa Kỳ là nền kinh tế có “lạm phát 5%”. Nhưng có một số tin tốt đến từ con số lạm phát hoà vốn của thị trường, được tình toán từ sự khác biệt giữa lợi suất trái phiếu kho bạc thông thường và lợi suất thực của các chứng khoán được bảo vệ khỏi lạm phát. Những điểm lạm phát hoà vốn này đang gần mức 2% hơn là 3%.

US economy 03.jpeg

Trên thực tế, mức hòa vốn 2 năm vừa mới giảm xuống dưới 2% trong tuần này. Nếu đó là những gì được duy trì thì công việc thắt chặt của FED đã hoàn thành và thực sự có cơ sở để kỳ vọng vào khả năng hạ lãi suất trong tương lai. Trong khi việc cắt giảm lãi suất có khả năng xảy ra nhiều hơn nếu tỷ lệ người tiêu dùng quá hạn thanh toán tín dụng gia tăng, các doanh nghiệp phá sản nhiều hơn, các dấu hiệu căng thẳng mới trong hệ thống ngân hàng, thì việc lạm phát không giảm như kỳ vọng có thể đẩy FED vào thế khó khăn hơn trong việc thực hiện các ý định hạ lãi suất đó.

Rủi ro khủng hoảng nợ công được đo lường bằng Hợp đồng hoán đổi nợ mặc định - Đã đến mức lo ngại


Rủi ro cuối chúng ta bàn đến ở đây là trần nợ công của Mỹ. Chỉ cần một khoản thanh toán lãi suất bị bỏ lỡ (quá hạn) sẽ có nghĩa là nước Mỹ chính thức vỡ nợ.

Mối quan tâm của thị trường về mặt này khá cao, với Hợp đồng hoán đổi tín dụng mặc định của Mỹ (CDS) 5 năm hiện ở khu vực 75 bp. Đây là mức cao nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính và cũng là mức rộng nhất của “khu vực lõi” của khối EU từ trước đến nay. Mặc dù không có hiện tượng vỡ nợ chéo trong trái phiếu Mỹ, tức một trái phiếu bị vỡ nợ kéo phần còn lại vào trạng thái vỡ nợ, vẫn sẽ có một sự hoen ố đáng kể đối với trái phiếu Mỹ khi họ bỏ lỡ việc thanh toán một khoản nào đó.

Screen Shot 2023-05-16 at 18.33.57.png

Nhiều người chơi sẽ không muốn chấp nhận rủi ro này. Một vụ vỡ nợ sẽ không phá hủy hệ thống nếu các khoản thanh toán được thực thi khi có quyết định nâng trần nợ khẩn cấp. tuy nhiên nếu tình hình trở nên xấu đi, nó sẽ diễn biến rất nhanh chóng và không thể kiểm soát. Mặc dù vậy, hãy lưu ý rằng mặc dù CDS của Hoa Kỳ thực sự đã tăng lên, khả năng Mỹ vỡ nợ vẫn là thấp.

Tóm lại, với việc lạm phát vẫn ở mức cao, hệ thống ngân hàng còn nhiều căng thẳng và rủi ro Mỹ vỡ nợ thành hiện thực, những sự kết hợp đó là không thể được phép xảy ra, đặc biệt là hai điều sau. Nếu nó thực sự xảy ra, hãy quên lạm phats đi, bởi khi đó FED sẽ làm tất cả để giải cứu hệ thống.

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên