Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading
cảm ơn bài chia sẽ nhiệt tình từ bác, nhận định của bác và tôi khá tương đồng, nhưng có 2 điều tôi thắc mắc, tại sao chọn cổ theo FA qua 2 bước rồi nhưng mua vẫn không thắng, vấn đề là ở đâu? điều thứ 2 là bác có đồng ý với tôi ở TTCKVN có rất nhiều cổ phiêu FA chả có gì nhưng vẫn tăng rất mạnh vì đằng sau nó có 1 câu chuyện để kể trong tương lai, 1 đội lái mạnh và cách truyền thông để tạo dựng sự kỳ vọng và niềm tin cho nhà đầu tư về công ty trong tương lại, những cổ phiếu này FA dùng ko dc nhưng TA lại dùng dc, nếu dùng FA để chọn cổ phiếu sẽ bỏ qua những cơ hội như thế này
Cả hai câu hỏi của bác đều có cùng một vấn đề, đó là các yếu tố cơ bản không phải là tác nhân trực tiếp làm cổ phiếu tăng giá, mà phải là con người, cụ thể là strong hand. Phải có order lớn thảy vào TT thì giá mới bật lên được. Tôi dùng chữ strong hand để tránh hiểu lầm là cứ phải là nhà đầu tư tổ chức mới được. Strong hand ở đây có thể là đám đông hung hãn :D Thế nên FA chỉ mới là điều kiện cần. Nói theo kiểu nhà Phật thì FA mới chỉ là nhân. Còn phải có duyên nữa. Nhân duyên hội tụ thì mới trổ quả :D Duyên ở đây chính là strong hand. So sánh thế hơi khập khiễng nhưng thôi kệ, nói nôm na cho dễ hiểu bác ạ.

Thế nên có những ông blue chip cơ bản rất tốt nhưng mua vào ôm miết cả thập kỷ ăn được tí cổ tức với vài % tăng giá. Cái mất ở đây nhiều khi không phải là mất tiền, mà là mất chi phí cơ hội.

Vấn đề thứ hai chính là vấn đề cổ phiếu đang ở giai đoạn nào. Mã tốt nhưng TT đang trong giai đoạn phân phối thì vẫn chết như thường. Ngay như cụ Warren khi mua xong vẫn có những lúc phải "gồng lỗ" tạm thời vài chục % là bình thường. Tôi thì không có can đảm như thế. Nên tôi phải xem xét khía cạnh TA rất kỹ để tránh việc gồng lỗ sâu như ông cụ. Ông cụ là cá lớn, phải vào từ từ, gom lâu dài để tránh đả thảo kinh xà. Mình là cá con, vào ra trong giây lát, không cần phải vào sớm thế, nên phải timing thật kỹ.

Còn về việc có nên chạy theo những mã "tăng ảo" hay không, kiểu như GameStop (ăn theo hot trend tí :p) thì quan điểm cá nhân của tôi là nên nghe theo lời cụ Warren, đại khái cụ nói là rủi ro không đến từ việc chơi chứng khoán hay không, mà rủi ro đến từ việc mình không biết mình đang làm gì. Do đó tôi từ chối tham gia vào các cuộc đua mà mình không hiểu rõ, vì như vậy với tôi là rủi ro. Còn nếu bác tự tin với trình TA, tự tin với việc mình có thể nhảy ra kịp lúc .v.v. thì cứ chiến thôi.
 
Thị trường luôn có quy luật mà bác , quy luật đó là không có quy luật nào cả .

Mấy ngàn năm trước người ta cho là sấm sét là do thần Zeus thần Thor, anh Thor của Marvel cute vãi, sóng thần là do thần biển, động đất do thần Hades nổi giận vân vân và mây mây.

Vài ngàn năm nữa, các bác nói thị trường ngẫu nhiên cũng như các bác thờ thần Zues hồi xưa thôi. Có thể tương lai xa xôi, người ta sẽ nhận thấy việc trading là việc vô nghĩa nhất thế giới, không tạo ra bất kì sản phẩm dịch vụ nào phục vụ cho cuộc sống con người, và trading lúc đó sẽ thành trò cười trong các cuộc chuyện phiếm về loài người thời mông muội.

Việc tranh luận về tính ngẫu nhiên hay quy luật thị trường không ảnh hưởng đến việc trade.

Các bác thôi mơ mộng việc công nhận thị trường ngẫu nhiên thì sẽ từ lỗ chuyển sang lời đi.
 
Cả hai câu hỏi của bác đều có cùng một vấn đề, đó là các yếu tố cơ bản không phải là tác nhân trực tiếp làm cổ phiếu tăng giá, mà phải là con người, cụ thể là strong hand. Phải có order lớn thảy vào TT thì giá mới bật lên được. Tôi dùng chữ strong hand để tránh hiểu lầm là cứ phải là nhà đầu tư tổ chức mới được. Strong hand ở đây có thể là đám đông hung hãn :D Thế nên FA chỉ mới là điều kiện cần. Nói theo kiểu nhà Phật thì FA mới chỉ là nhân. Còn phải có duyên nữa. Nhân duyên hội tụ thì mới trổ quả :D Duyên ở đây chính là strong hand. So sánh thế hơi khập khiễng nhưng thôi kệ, nói nôm na cho dễ hiểu bác ạ.

Thế nên có những ông blue chip cơ bản rất tốt nhưng mua vào ôm miết cả thập kỷ ăn được tí cổ tức với vài % tăng giá. Cái mất ở đây nhiều khi không phải là mất tiền, mà là mất chi phí cơ hội.

Vấn đề thứ hai chính là vấn đề cổ phiếu đang ở giai đoạn nào. Mã tốt nhưng TT đang trong giai đoạn phân phối thì vẫn chết như thường. Ngay như cụ Warren khi mua xong vẫn có những lúc phải "gồng lỗ" tạm thời vài chục % là bình thường. Tôi thì không có can đảm như thế. Nên tôi phải xem xét khía cạnh TA rất kỹ để tránh việc gồng lỗ sâu như ông cụ. Ông cụ là cá lớn, phải vào từ từ, gom lâu dài để tránh đả thảo kinh xà. Mình là cá con, vào ra trong giây lát, không cần phải vào sớm thế, nên phải timing thật kỹ.

Còn về việc có nên chạy theo những mã "tăng ảo" hay không, kiểu như GameStop (ăn theo hot trend tí :p) thì quan điểm cá nhân của tôi là nên nghe theo lời cụ Warren, đại khái cụ nói là rủi ro không đến từ việc chơi chứng khoán hay không, mà rủi ro đến từ việc mình không biết mình đang làm gì. Do đó tôi từ chối tham gia vào các cuộc đua mà mình không hiểu rõ, vì như vậy với tôi là rủi ro. Còn nếu bác tự tin với trình TA, tự tin với việc mình có thể nhảy ra kịp lúc .v.v. thì cứ chiến thôi.

Về vấn đề cổ phiếu em có quan điểm khá lạ: tay to không hề kéo giá, tay to chỉ mua tích lũy khi giá giảm, chỉ có nhỏ lẻ mới mua lên bằng lệnh thị trường.

Thị trường vận động như sau: thị trường giảm về đáy, tổ chức mua tích lũy dần theo cơ bản doanh nghiệp, ngày càng nhiều tổ chức mua vào làm đà giảm ngừng và tạo đáy, nhỏ lẻ kéo lên tại đáy, nhỏ lẻ kéo lên tạo trend tăng, nhỏ lẻ kéo lên tới đỉnh, tổ chứ bán ra dần do cổ phiếu vượt quá giá trị, tổ chức bán càng nhiều tạo đỉnh, nhỏ lẻ bán tháo tạo trend giảm, nhỏ lẻ bán tháo xuống tới đáy, tổ chức mua tích lũy... vòng lặp cứ vậy.
 
Cả hai câu hỏi của bác đều có cùng một vấn đề, đó là các yếu tố cơ bản không phải là tác nhân trực tiếp làm cổ phiếu tăng giá, mà phải là con người, cụ thể là strong hand. Phải có order lớn thảy vào TT thì giá mới bật lên được. Tôi dùng chữ strong hand để tránh hiểu lầm là cứ phải là nhà đầu tư tổ chức mới được. Strong hand ở đây có thể là đám đông hung hãn :D Thế nên FA chỉ mới là điều kiện cần. Nói theo kiểu nhà Phật thì FA mới chỉ là nhân. Còn phải có duyên nữa. Nhân duyên hội tụ thì mới trổ quả :D Duyên ở đây chính là strong hand. So sánh thế hơi khập khiễng nhưng thôi kệ, nói nôm na cho dễ hiểu bác ạ.

Thế nên có những ông blue chip cơ bản rất tốt nhưng mua vào ôm miết cả thập kỷ ăn được tí cổ tức với vài % tăng giá. Cái mất ở đây nhiều khi không phải là mất tiền, mà là mất chi phí cơ hội.

Vấn đề thứ hai chính là vấn đề cổ phiếu đang ở giai đoạn nào. Mã tốt nhưng TT đang trong giai đoạn phân phối thì vẫn chết như thường. Ngay như cụ Warren khi mua xong vẫn có những lúc phải "gồng lỗ" tạm thời vài chục % là bình thường. Tôi thì không có can đảm như thế. Nên tôi phải xem xét khía cạnh TA rất kỹ để tránh việc gồng lỗ sâu như ông cụ. Ông cụ là cá lớn, phải vào từ từ, gom lâu dài để tránh đả thảo kinh xà. Mình là cá con, vào ra trong giây lát, không cần phải vào sớm thế, nên phải timing thật kỹ.

Còn về việc có nên chạy theo những mã "tăng ảo" hay không, kiểu như GameStop (ăn theo hot trend tí :p) thì quan điểm cá nhân của tôi là nên nghe theo lời cụ Warren, đại khái cụ nói là rủi ro không đến từ việc chơi chứng khoán hay không, mà rủi ro đến từ việc mình không biết mình đang làm gì. Do đó tôi từ chối tham gia vào các cuộc đua mà mình không hiểu rõ, vì như vậy với tôi là rủi ro. Còn nếu bác tự tin với trình TA, tự tin với việc mình có thể nhảy ra kịp lúc .v.v. thì cứ chiến thôi.
cảm ơn rất nhiều về bài chia sẽ của bác, mà cái tiêu chí chọn các chỉ tiêu FA là dựa theo xác suất thông kê hay có lý luận nào để giải thích cho việc lựa chọn như vậy ko bác?
 
Mấy ngàn năm trước người ta cho là sấm sét là do thần Zeus thần Thor, anh Thor của Marvel cute vãi, sóng thần là do thần biển, động đất do thần Hades nổi giận vân vân và mây mây.

Vài ngàn năm nữa, các bác nói thị trường ngẫu nhiên cũng như các bác thờ thần Zues hồi xưa thôi. Có thể tương lai xa xôi, người ta sẽ nhận thấy việc trading là việc vô nghĩa nhất thế giới, không tạo ra bất kì sản phẩm dịch vụ nào phục vụ cho cuộc sống con người, và trading lúc đó sẽ thành trò cười trong các cuộc chuyện phiếm về loài người thời mông muội.

Việc tranh luận về tính ngẫu nhiên hay quy luật thị trường không ảnh hưởng đến việc trade.

Các bác thôi mơ mộng việc công nhận thị trường ngẫu nhiên thì sẽ từ lỗ chuyển sang lời đi.
Bác ráng sống tới đó rồi tính tiếp .
 
Về vấn đề cổ phiếu em có quan điểm khá lạ: tay to không hề kéo giá, tay to chỉ mua tích lũy khi giá giảm, chỉ có nhỏ lẻ mới mua lên bằng lệnh thị trường.

Thị trường vận động như sau: thị trường giảm về đáy, tổ chức mua tích lũy dần theo cơ bản doanh nghiệp, ngày càng nhiều tổ chức mua vào làm đà giảm ngừng và tạo đáy, nhỏ lẻ kéo lên tại đáy, nhỏ lẻ kéo lên tạo trend tăng, nhỏ lẻ kéo lên tới đỉnh, tổ chứ bán ra dần do cổ phiếu vượt quá giá trị, tổ chức bán càng nhiều tạo đỉnh, nhỏ lẻ bán tháo tạo trend giảm, nhỏ lẻ bán tháo xuống tới đáy, tổ chức mua tích lũy... vòng lặp cứ vậy.
Ngày xưa tui cũng chăm đi còm dạo lắm,để rồi sau này khi đọc lại mấy cái còm đó tui tự cười cho... chính mình luôn o_O
 
Tôi có một số góp ý cho bạn nhé: Bạn cần phải phân biệt đâu là " Đầu tư " và đâu là " Đầu cơ", rất nhiều người còn không hiểu điều này. Dễ hiểu nhất " Đầu tư " là bạn tìm những tài sản có giá trị thực chất, có thể tạo lợi nhuận khi nắm giữ nó và giữ trong một thời gian dài. Warrent Buffet là nhà đầu tư, không phải đầu cơ. Ông dùng FA để xác định các cổ phiếu tốt phù hợp tiêu chí bản thân, chờ thời điểm được bán với giá rẻ để mua vào, nắm giữ cả chục năm mà không quan tâm nhiều biến động ngắn hạn, và ông có thể kiếm tiền bằng hưởng cổ tức mà không cần bán, cho nên có thể nói ông thuần FA cũng đúng. Còn đầu cơ tức là bạn giao dịch trong ngắn hạn, mục đích chính là chênh giữa giá giữa mua bán cho nên FA lại không có tác dụng, mà cần dùng TA để phân tích, tìm ra thời điểm mua bán hợp lý, điển hình là đa số trade phái sinh, CDF... Vậy nên mỗi người phải xác định mình là " đầu tư " hay " đầu cơ " để có phương pháp phù hợp.
Lấy ví dụ TTCK VN, Trong thị trường ck cơ sở không cho phép bán khống, dùng FA để chọn lọc cổ phiếu phù hợp tiêu chí, định giá trị cổ phiếu, sau đó dùng TA để xác định thời điểm mua vào hợp lý. Bạn dùng FA xác định cổ phiếu X có giá 100.000 nhưng hiện tại nó đang bán giá 200.000 thì mua vào lại chả lỗ, cho nên mới cần dùng TA để xác định thời điểm giá hợp lý để mua. Trong thị trường ck phái sinh thì lại là hoàn toàn kênh đầu cơ, chỉ số VN30 không có gì định giá nên FA vô tác dụng, mà phải dùng TA xác định thời điểm mua, bán ngắn hạn, ăn chênh lệnh chỉ số.

Một mảnh đất bạn mua, xong xây phòng trọ cho thuê thì được gọi là đầu tư, nhưng cùng mảnh đất đó bạn mua đi, bán lại ăn chênh lệch giá thì gọi là đầu cơ. đầu tư ít bị ảnh hưởng tâm lý, còn đầu cơ thì tâm lý đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở những thị trường biến động mạnh như vàng.

Hợp lý bác. Ý của em là trước giờ em vẫn luôn thắc mắc là tại sao những người nổi tiếng nhất trong giới, cho dù là trader/investor/nhà đầu cơ/nhà đầu tư hay là gì đi nữa thì phương pháp của họ 1 là FA, 2 là TA chứ em cũng không biết ai sử dụng FA kết hợp TA (có mà em không biết). Vậy nên em mới thắc mắc là có khi nào mình chỉ theo 1 bên và luyện sâu về bên đó thì sẽ tốt hơn là mình kết hợp cả 2 không.
Có khi nào chỉ cần theo FA, thấy cp ngon là hốt dù cho giá đang 200 như bác nói. có thể lần này là lỗ nhưng cứ làm như vậy cả đời lại ăn lớn.
Có khi nào chỉ cần theo TA, thấy trend là múc dù EPS giảm, không có dự án gì, dòng tiền hoạt động âm,... có thể lần này lỗ nhưng nếu làm vậy nhiều lần thì lại ăn.
Em chưa có trải nghiệm nhiều nên chỗ này hơi khó nghĩ, hy vọng hỏi thêm y kiến mấy bác để mở mang.
 
Thật ra không có ngươc lại đâu, PP của bác và người tôi nói giống nhau chỉ do cách diễn đạt của tôi làm bác hiểu lầm thôi
Còn ý tưởng của bác rất giống ý tưởng ban đầu của tôi, ban đầu ý tưởng của tôi là lấy FA làm gốc còn TA chỉ là dùng để quyết định khi nào mua khi nào bán thôi, nhưng do FA khó dùng vì các công ty nó "cook" ghê quá mà trình độ FA của tôi còn cùi, tôi cũng có đọc CANSLIM và 1 số cách chọn FA khác nhưng tôi không dùng vì tôi không hiểu ý tưởng đằng sau việc lựa chọn các yếu tố đó của họ là gì nên dùng theo họ thì máy móc quá ko tự tin chút nào, mặt khác sau thời gian nghiên cứu sâu về TA tôi mới phát hiện ra được thật ra dùng TA vẫn có thể xác định cổ phiếu nào tăng mạnh được thông qua 1 số mô hình và cách mà giá di chuyển nên tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về TA trước, thấy ko dc thì quay về lại với FA sau, bác có thể cho tôi biết các tiêu chí FA bác dùng có hiệu quả ko? vì tôi chưa định hướng dc nếu muốn nghiên cứu về FA nên bắt đầu từ đâu.

Đơn giản nhất là chiết khấu dòng cổ tức đó bác.

Ưu điểm: tuyệt vời ông mặt trời, mua giá siêu thấp, có dòng tiền cổ tức đều đặn.

Khuyết điểm: chờ 10 năm trở lên mới có cơ hội mua một lần.
 
vậy phương pháp của bác @Cybertron là dùng FA để lọc cổ phiếu và dùng TA để chọn thời điểm mua đúng không bác. Em có một thắc mắc là tại sao các trader hay nhà đầu tư nổi tiếng đều chỉ theo thuần FA hoặc theo thuần TA, thậm chí còn có thành kiến về trường phái đối lập. Liệu mình chỉ cần theo phương pháp Wickoff mà bỏ qua bước loc cp theo FA ban đầu thì có kết quả tốt hơn không. Bác @Cybertron nghĩ sao ạ
Nhìn chung thì ta nên có con mắt quan sát rộng rãi và trí óc rộng mở để đón nhận những điều tốt đẹp. Theo quan sát của cá nhân tôi thì mỗi trường phái đều có ưu nhược điểm của nó. Và tôi chọn đi theo hướng của anh Mark Minervini, đó là kết hợp ưu điểm của cả hai trường phái. Nhưng cũng cần nói rõ với bác, phong cách này là trading, cụ thể là trend following, chứ không phải là investing nhé. Tức là đầu cơ chứ không phải là đầu tư.

Có một số người phân biệt đầu tư thành 2 trường phái là đầu tư giá trị kiểu cổ điển (như ông Warren), tức là đầu tư cho dòng tiền. Còn loại kia là đầu tư tăng trưởng (growth). Về thực chất thì tôi thấy growth investing nó gần với đầu cơ (ăn trên cơ sở tăng lãi vốn) hơn là đầu tư (dòng tiền).

Nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi, kể cả khái niệm đầu tư giá trị cũng có nhiều hạn chế đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ. Ví dụ cụ thể nhé, giả sử bác mua vào VNM giá 80K (một mức giá khá tốt để đầu tư dài hạn, theo nhiều chuyên gia CK). Lợi nhuận VNM hàng năm rơi loanh quanh đâu đó tầm 8K/cp. Vậy về lý thuyết thì không quá tệ, nếu mọi việc diễn ra bình thường thì sau chừng chục năm hoặc ít hơn là bác hoàn vốn và sau đó là lãi. Nhưng vấn đề là nó chỉ chia cổ tức tầm 10% -15% gì đó (tôi không nhớ chính xác, các bác check lại), như vậy mỗi năm bác chỉ nhận được dòng tiền đầu tư giá trị của bác là 1000-1500 VNĐ (tôi ví dụ thế thôi, con số có thể không chính xác, nhưng đại khái là như thế). Vậy giả sử sau một số năm bác cần tiền, bác phải bán VNM để thu tiền về, đúng không, vậy lợi nhuận chính của bác vẫn là chênh lệch giữa giá mua và giá bán, vẫn là LÃI VỐN, chứ không phải là DÒNG TIỀN. Vậy thì đây là đầu tư hay đầu cơ?

Trả lời câu hỏi của bác là có thể dùng riêng Wyckoff hay không?
Tất nhiên là được chứ. Có một điều bác cần lưu tâm, đó là không chỉ cần biết thắng hay thua, hay thắng bao nhiêu, mà cần hiểu trading theo nghĩa trading tức là một cái business. Nghĩa là dù bác thắng, nhưng còn phải cân nhắc xem thắng bao nhiêu và trong bao lâu. Vì nó liên quan đến hiệu suất sử dụng vốn, đến chi phí cơ hội. Do đó, không những bác cần đầu tư vào những cổ phiếu tăng giá, mà còn cần có pp để đầu tư vào những mã có tiềm năng bật lên mạnh nhất nữa. Trong Wyckoff có cái này, tức là lọc CP theo RS nữa. Do đó, theo tôi thì chỉ đánh thuần theo Wyckoff vẫn tốt. Tuy nhiên Wyckoff không nói cho ta biết CP đang có câu chuyện gì thú vị. Mà tôi thì bị cái bệnh nghề nghiệp, là luôn quan tâm đến yếu tố cơ bản, nên chỉ nhảy vào những mã thực sự có nền tảng tốt.
 
Về vấn đề cổ phiếu em có quan điểm khá lạ: tay to không hề kéo giá, tay to chỉ mua tích lũy khi giá giảm, chỉ có nhỏ lẻ mới mua lên bằng lệnh thị trường.

Thị trường vận động như sau: thị trường giảm về đáy, tổ chức mua tích lũy dần theo cơ bản doanh nghiệp, ngày càng nhiều tổ chức mua vào làm đà giảm ngừng và tạo đáy, nhỏ lẻ kéo lên tại đáy, nhỏ lẻ kéo lên tạo trend tăng, nhỏ lẻ kéo lên tới đỉnh, tổ chứ bán ra dần do cổ phiếu vượt quá giá trị, tổ chức bán càng nhiều tạo đỉnh, nhỏ lẻ bán tháo tạo trend giảm, nhỏ lẻ bán tháo xuống tới đáy, tổ chức mua tích lũy... vòng lặp cứ vậy.
ko đơn giản vậy đâu bác, phải có tay to kéo lên mới dc, mục đích của tay to là sẽ kéo giá lên để kích thích nhà đầu tư khác tham gia, mục đích thứ 2 là tay to phải giữ giá để duy trì niềm tin đối với nhà đầu tư đang tham gia là tin giá sẽ còn tăng dài thì tay to mới thoát hàng từ từ dc, múc đích thứ 3 duy trì đà tăng để lôi kéo những nhà đầu tư yếu sinh lý đang còn FOMO bên ngoài nữa
còn tại sao nhỏ lẻ ko làm dc vì nhỏ lẻ ko biết tại sao mình phải kéo nó lên, nhỏ lẻ tiền rất ít sao mà trụ dc khi có nhà đầu tư lớn bán ra, nhỏ lẻ phân tán ko có tập trung nên hành động tự phát, bạn kéo lên chư chắc thằng kế bên muốn kéo lên, chỉ cần vài cú giảm mạnh là kích hoạt bán tháo rồi, chỉ có tay to mới đỡ giá dc nhỏ lẻ chỉ lo thoát hàng thôi, mình ko bán thằng bên cạnh nó bán,.....nói chung còn nhiều lý do lắm
 
Hợp lý bác. Ý của em là trước giờ em vẫn luôn thắc mắc là tại sao những người nổi tiếng nhất trong giới, cho dù là trader/investor/nhà đầu cơ/nhà đầu tư hay là gì đi nữa thì phương pháp của họ 1 là FA, 2 là TA chứ em cũng không biết ai sử dụng FA kết hợp TA (có mà em không biết). Vậy nên em mới thắc mắc là có khi nào mình chỉ theo 1 bên và luyện sâu về bên đó thì sẽ tốt hơn là mình kết hợp cả 2 không.
Có khi nào chỉ cần theo FA, thấy cp ngon là hốt dù cho giá đang 200 như bác nói. có thể lần này là lỗ nhưng cứ làm như vậy cả đời lại ăn lớn.
Có khi nào chỉ cần theo TA, thấy trend là múc dù EPS giảm, không có dự án gì, dòng tiền hoạt động âm,... có thể lần này lỗ nhưng nếu làm vậy nhiều lần thì lại ăn.
Em chưa có trải nghiệm nhiều nên chỗ này hơi khó nghĩ, hy vọng hỏi thêm y kiến mấy bác để mở mang.
Bạn cần quyết định xem mình là nhà đầu tư hay là đầu cơ. Sau đó bạn mới chọn lựa thị trường để tham gia và xây dựng bộ nguyên tắc xoay quanh, đầu tư thì tập trung vào tìm hiểu FA, đầu cơ tập trung vào TA và tâm lý. Ví dụ như tôi là đầu cơ, thị trường tôi giao dịch là gold, btc... Vậy nên tôi học cách làm chủ cảm xúc và đọc biểu đồ, quản lý vốn phù hợp, còn tôi chẳng cần quan tâm các yếu tố vi mô hay vĩ mô làm gì.
 
ko đơn giản vậy đâu bác, phải có tay to kéo lên mới dc, mục đích của tay to là sẽ kéo giá lên để kích thích nhà đầu tư khác tham gia, mục đích thứ 2 là tay to phải giữ giá để duy trì niềm tin đối với nhà đầu tư đang tham gia là tin giá sẽ còn tăng dài thì tay to mới thoát hàng từ từ dc, múc đích thứ 3 duy trì đà tăng để lôi kéo những nhà đầu tư yếu sinh lý đang còn FOMO bên ngoài nữa
còn tại sao nhỏ lẻ ko làm dc vì nhỏ lẻ ko biết tại sao mình phải kéo nó lên, nhỏ lẻ tiền rất ít sao mà trụ dc khi có nhà đầu tư lớn bán ra, nhỏ lẻ phân tán ko có tập trung nên hành động tự phát, bạn kéo lên chư chắc thằng kế bên muốn kéo lên, chỉ cần vài cú giảm mạnh là kích hoạt bán tháo rồi, chỉ có tay to mới đỡ giá dc nhỏ lẻ chỉ lo thoát hàng thôi, mình ko bán thằng bên cạnh nó bán,.....nói chung còn nhiều lý do lắm

Tay to với em là nhà đầu tư tổ chức, hiện nay thì có cả các quỹ lớn giao dịch cao tần, mặc dù vốn của nó lớn, nhưng do giao dịch cao tần nên khối lượng vào lệnh em vẫn xếp nó vào dạng nhỏ lẻ.
 
Ngày xưa tui cũng chăm đi còm dạo lắm,để rồi sau này khi đọc lại mấy cái còm đó tui tự cười cho... chính mình luôn o_O
Bác có công nhận với tôi người này như đứa trẻ mới bước chân vào thị trường không, cái tôi cao ngút trời nên mặc kệ thì hơn, thời gian sau mới thấm dần.
 
Đơn giản nhất là chiết khấu dòng cổ tức đó bác.

Ưu điểm: tuyệt vời ông mặt trời, mua giá siêu thấp, có dòng tiền cổ tức đều đặn.

Khuyết điểm: chờ 10 năm trở lên mới có cơ hội mua một lần.
Warrem chưa bao giờ thích chia cổ tức tiền mặt cả, vì chưa cổ tức song giá nó giảm tương đương nên chẳng lợi gì mà còn phải đóng phí thu nhập cá nhân do nhận cổ tức, nó chỉ có cái lợi là nhà đầu tư thấy chi cổ tức nghĩ làm ăn tốt nên đầy giá lên lại sau khi chia cổ tức
chia cổ tức nhiều chưa chắc tốt, vì chia cổ tức chứng tỏ tiền mặt dư nhiều, có nghĩa là hoạt động kinh doanh ko có nhiều cơ hội tăng trưởng, chi phí cơ hội bị mất đi do chia cổ tức, đáng lẻ phải lấy đống tiền mặt đó đem mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các dự án khác để sinh lời nhưng lại chia cổ tức chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp
 
Về vấn đề cổ phiếu em có quan điểm khá lạ: tay to không hề kéo giá, tay to chỉ mua tích lũy khi giá giảm, chỉ có nhỏ lẻ mới mua lên bằng lệnh thị trường.

Thị trường vận động như sau: thị trường giảm về đáy, tổ chức mua tích lũy dần theo cơ bản doanh nghiệp, ngày càng nhiều tổ chức mua vào làm đà giảm ngừng và tạo đáy, nhỏ lẻ kéo lên tại đáy, nhỏ lẻ kéo lên tạo trend tăng, nhỏ lẻ kéo lên tới đỉnh, tổ chứ bán ra dần do cổ phiếu vượt quá giá trị, tổ chức bán càng nhiều tạo đỉnh, nhỏ lẻ bán tháo tạo trend giảm, nhỏ lẻ bán tháo xuống tới đáy, tổ chức mua tích lũy... vòng lặp cứ vậy.
Bác nói vậy cũng đúng, nguyên lý Wyckoff cũng có nói vậy. Thế nên tôi không dùng từ Institutional mà dùng từ strong hand. Strong hand cũng có thể là đám đông nhỏ lẻ, trong những điều kiện TT nhất định nào đó họ trở nên hưng phấn và tham lam, nên mua ào ạt đẩy giá lên. Không nhất thiết phải là nhà đầu tư tổ chức đẩy giá.
 
Tay to với em là nhà đầu tư tổ chức, hiện nay thì có cả các quỹ lớn giao dịch cao tần, mặc dù vốn của nó lớn, nhưng do giao dịch cao tần nên khối lượng vào lệnh em vẫn xếp nó vào dạng nhỏ lẻ.
nước ngoài tôi ko biết, ở VN muốn đánh lên thì bạn phải chốt deal với doanh nghiệp, và có lộ trình kịch bản rõ ràng, khi nào đánh lên, khi nào bán bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu, mức giá bán khoảng bao nhiêu, tin ra khi nào, khi nào tin tiếp tục tung ra, cài này chỉ có đội lại mới làm dc còn nhà đầu tư nhỏ lẻ hay tay to nằm ngoài đội lái vẫn có thể bị thịt như thường
 
cảm ơn rất nhiều về bài chia sẽ của bác, mà cái tiêu chí chọn các chỉ tiêu FA là dựa theo xác suất thông kê hay có lý luận nào để giải thích cho việc lựa chọn như vậy ko bác?
Cái đó bác đọc trong mấy quyển sách dịch của ông O'Neil có giải thích kỹ lắm bác. Sách ông O'Neil bản tiếng Việt giờ trên mạnh cũng có nhiều, phong phú lắm, down thoải mái thôi, không tốn xiền đâu bác :D
 
Warrem chưa bao giờ thích chia cổ tức tiền mặt cả, vì chưa cổ tức song giá nó giảm tương đương nên chẳng lợi gì mà còn phải đóng phí thu nhập cá nhân do nhận cổ tức, nó chỉ có cái lợi là nhà đầu tư thấy chi cổ tức nghĩ làm ăn tốt nên đầy giá lên lại sau khi chia cổ tức
chia cổ tức nhiều chưa chắc tốt, vì chia cổ tức chứng tỏ tiền mặt dư nhiều, có nghĩa là hoạt động kinh doanh ko có nhiều cơ hội tăng trưởng, chi phí cơ hội bị mất đi do chia cổ tức, đáng lẻ phải lấy đống tiền mặt đó đem mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các dự án khác để sinh lời nhưng lại chia cổ tức chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp

Bác Buffett nói là nhà đầu tư chứ thật ra bác ấy là chủ doanh nghiệp đó bác, cổ phiếu của cty bác ấy tăng giá rất dữ tạo ra số tài sản chính.

Đầu tư đích thực là như thầy bác Buffett là ông Benjamin ý.
 
Ngày xưa tui cũng chăm đi còm dạo lắm,để rồi sau này khi đọc lại mấy cái còm đó tui tự cười cho... chính mình luôn o_O

Vâng bác, lớn tuổi thêm thì đọc lại những gì viết hồi trẻ sẽ thấy cười, mấy lý thuyết này không áp dụng với chứng Việt, VN là thành phần đặc biệt với thế giới.
 
Bác Buffett nói là nhà đầu tư chứ thật ra bác ấy là chủ doanh nghiệp đó bác, cổ phiếu của cty bác ấy tăng giá rất dữ tạo ra số tài sản chính.

Đầu tư đích thực là như thầy bác Buffett là ông Benjamin ý.
bởi tôi mới ko tin dùng FA lắm vì mình ko như Buffet được, Buffet ngoài soi kỹ BCTC, ông còn đến quan sát thực tế và tham gia quản lý doanh nghiệp luôn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 5 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 263 Xem / 7 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 142 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 556 Xem / 18 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 132 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên