FED cuối cùng sẽ "phá vỡ" một điều gì đó với chính sách hiện tại, nhưng là khi nào và ở đâu?

FED cuối cùng sẽ "phá vỡ" một điều gì đó với chính sách hiện tại, nhưng là khi nào và ở đâu?

FED cuối cùng sẽ "phá vỡ" một điều gì đó với chính sách hiện tại, nhưng là khi nào và ở đâu?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,827
Sau nhiều năm lãi suất bằng 0, việc thắt chặt đột ngột như hiện tại của FED chắc chắn sẽ “phá vỡ” điều gì đó, và câu hỏi lúc này là: “cái gì sẽ bị phá vỡ, khi nào và ở đâu?”

Khi lãi suất thấp, tín dụng rẻ và do đó các chủ thể tài chính có xu hướng tăng đòn bẩy mạnh mẽ hơn. Mức nợ tăng lên và khả năng chi trả nợ chính phủ cũng tăng theo.

Tuy nhiên, thực tế là các chính phủ là người phát hành tiền pháp định và do đó, trên danh nghĩa họ luôn có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình bằng cách phát hành thêm nợ.

Tuy nhiên nó cũng có giới hạn, bởi theo thời gian, các động thái như vậy sẽ làm giảm giá trị thực của đồng tiền và tình trạng thâm hụt tài chính không ngừng có thể dẫn đến lạm phát vượt mức.

Các chính phủ có thể tránh né đối diện với vấn đề này trong thời gian dài, nhưng khu vực tư nhân và người tiêu dùng thì không. Nếu chi phí thế chấp trong phần thu nhập khả dụng của chúng ta tăng cao hơn thì chúng ta không thể in tiền để trả nợ.

Nếu chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng cao và tốc độ tăng trưởng thu nhập không cải thiện đáng kể, các công ty sẽ nhanh chóng buộc phải giảm đòn bẩy tài chính hoặc cắt giảm chi phí.

Vì vậy, nói chung, nên theo dõi cả mức nợ của chính phủ và khu vực tư nhân (vì biểu đồ dưới đây cho thấy tổng nợ kinh tế càng cao thì lãi suất càng phải thấp để giữ cho hệ thống tiếp tục hoạt động).

Screen Shot 2023-10-18 at 13.43.03.png
Nợ khu vực công và khu vực tư nhân so với lãi suất kỳ hạn 30 năm



Các quốc gia có nợ tư nhân cao dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh tế


Trong các cú sốc vĩ mô, các quốc gia có mức nợ tư nhân cao và ngày càng tăng sẽ dễ bị tổn thương hơn các quốc gia có mức nợ công cao.

Lịch sử cho thấy điều đó thực sự đúng, hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới của Dario Perkins.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.43.10.png
Tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân so với tỷ lệ GDP

Các cuộc khủng hoảng gồm:
  • Khủng hoảng bất động sản Nhật Bản những năm 1990
  • Cuộc khủng hoảng của “con hổ châu Á” cuối thập niên 1990
  • Khủng hoảng nhà ở Tây Ban Nha đầu những năm 2010
  • Trung Quốc bây giờ...
Tất cả những giai đoạn này đều có một điểm chung: nợ khu vực tư nhân quá cao và tăng quá nhanh! Tuy nhiên điều đáng nói là nỗi ám ảnh về mức nợ chính phủ đã làm sai lệch những đánh giá về tính dễ bị tổn thương đối với các quốc gia có chính sách “sai lầm”.

Các quốc gia duy trì mức thâm hụt siêu thấp sẽ “bỏ bê” các nguồn tài nguyên mới của khu vực tư nhân và vì vậy các hộ gia đình và tập đoàn sẽ tìm cách tận dụng nguồn lực tư nhân.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.43.29.png
Tác động của mức nợ chính phủ thấp



Lấy Trung Quốc làm ví dụ: mức nợ chính phủ chính thức của họ rất được kiềm chế nhưng đằng sau bức màn, họ đã tích cực thúc đẩy nợ khu vực tư nhân của mình. Và nếu bạn làm điều đó quá nhanh một cách không hiệu quả thì các rắc rối sẽ đến.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.44.09.png
So sánh mức tăng trưởng tỷ lệ nợ khu vực tư nhân của Mỹ và Trung Quốc

Hoặc hãy lấy trường hợp Canada làm ví dụ, quốc gia đã sử dụng rất nhiều nợ bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng tài sản trong nước. Ngày nay, Canada đang có mức nợ/ GDP khu vực tư nhân cao hơn Nhật Bản ngay trước khi thị trường bất động sản của họ phát nổ vào những năm 90.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.44.23.png
Nợ khu vực tư nhân Canada

Thay vào đó, nếu nhìn vào Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ nợ phi tài chính của khu vực tư nhân trên GDP hiện nay thấp hơn 20%so với năm 2007.

Trong khi các nhà bình luận truyền thông chính thống bị ám ảnh về nợ chính phủ Mỹ mặc dù Mỹ được hưởng đặc quyền phát hành đồng tiền dự trữ của thế giới, xu hướng đòn bẩy của khu vực tư nhân ở Mỹ cho thấy một bức tranh tương đối lành tính nếu so sánh với các nước khác trên thế giới.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.44.39.png
Nợ phi tài chính của khu vực tư nhân của Mỹ



Nếu bản đặt câu hỏi rằng những nước nào có mức điểm tệ nhất theo số liệu thống kê này thì hãy nhìn bảng dưới. Nó có thể giúp bạn nhanh chóng đánh giá nợ khu vực tư nhân ở nước nào quá cao và tăng quá nhanh trong 10 năm qua.

Screen Shot 2023-10-18 at 13.45.16.png
Nợ khu vực tư nhân tính theo GDP

Rõ ràng hiện nay, mức độ và tốc độ thay đổi nợ của khu vực tư nhân không phải là những biến số duy nhất cần xem xét khi đánh giá khi nào/ở đâu/điều gì sẽ xảy ra trong điều kiện kinh tế vĩ mô.

Chúng ta cũng cần xem xét các nguyên tắc cơ bản khác như bản chất của thị trường nợ khu vực tư nhân (lãi suất thả nổi hoặc cố định, ngắn hạn hoặc dài hạn), rào cản cho việc tái cấp vốn và nhiều biến số khác.

Do đó, đây chỉ là phần mở đầu cho “cuộc điều tra” về chuyện sẽ có điều gì đó bị phá vỡ khi FED nâng lãi suất quá nhanh. Bạn hãy đón xem những phần phân tích sau nhé!

Hẹn gặp lại!

Tác giả: Alfonso Peccatiello
Nguồn: Investing
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,019 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,853 Xem / 1,108 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,623 Xem / 112 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên