Hiểu lầm tai hại này chính là thứ khiến trader thất bại, dù có hệ thống xịn cỡ nào cũng vậy!

Hiểu lầm tai hại này chính là thứ khiến trader thất bại, dù có hệ thống xịn cỡ nào cũng vậy!

Hiểu lầm tai hại này chính là thứ khiến trader thất bại, dù có hệ thống xịn cỡ nào cũng vậy!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Trong cuốn sách "Trading in The Zone", Mark Douglas đã phác thảo 3 giai đoạn phát triển của một trader gồm:
  1. Giai đoạn cơ học
  2. Giai đoạn chủ quan
  3. Giai đoạn trực quan
Hieu-lam-khien-trader-that-bai-traderviet2.jpeg


Trong giai đoạn cơ học, trader sẽ xây dựng các kỹ năng giao dịch dẫn đến kết quả nhất quán và đường cong vốn tăng đều đặn. Họ triển khai hệ thống giao dịch của mình một cách hoàn hảo và tư duy theo xác suất, điều này dẫn đến sự tự tin và tính nhất quán.

Giai đoạn chủ quan và trực quan là những cấp độ cao hơn, dựa trên kinh nghiệm và trực giác phát triển qua rất nhiều thời gian "ngồi trong buồng lái". Trong các giai đoạn này, bạn sẽ hiểu rằng, mặc dù việc giao dịch theo hệ thống thuần tuý phần lớn sẽ hoạt động, nhưng đôi khi, việc "vi phạm các quy tắc" là cần thết.

Hieu-lam-khien-trader-that-bai-traderviet1.jpeg

Phù thuỷ thị trường Ed Seykota thậm chí còn có một quy tắc mang tên "Biết khi nào nên phá vỡ các quy tắc" và nói rằng:

"Đôi khi tôi giao dịch hoàn toàn dựa trên phần cơ học, đôi khi tôi gạt các tín hiệu sang một bên để nghe theo cảm xúc mạnh mẽ, và đôi khi tôi không nghe theo cái nào cả."




Lý do hầu hết các trader không bao giờ tiến xa được là vì họ bỏ qua giai đoạn cơ học và tiếp cận trading giống như một tay cờ bạc với phong cách vội vã và thiếu suy nghĩ: làm những việc ngẫu nhiên và giao dịch dựa trên cảm xúc.

Hoặc, họ bị mắc kẹt trong giai đoạn cơ học, nghĩ rằng việc có thêm kiến thức hoặc thay đổi nhiều chỉ báo kỹ thuật hơn chính là câu trả lời cho vấn đề của họ, nhưng rồi họ không bao giờ thực sự áp dụng những công cụ đó một cách hiệu quả cả. Họ chỉ dựa hoàn toàn vào các tín hiệu cơ học và bỏ quên đi bối cảnh chủ quan quan trọng - thứ đôi khi rất thiết yếu trong trading.

Mark Douglas kể câu chuyện về hai trader - một người là tân binh, một người là lão làng.

mark-douglas-feature-image-1.jpg

Trader tân binh thì tập trung vào "hệ thống" chứ không phải việc "thấu hiểu thị trường". Khi làm như vậy, anh ta phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống, nhưng không thể đoán trước hoặc hiểu được các chu kỳ thị trường, dẫn đến "mùa thua lỗ" không thể tránh khỏi trong hệ thống của anh ta. Trader tân binh muốn tìm một hố câu nơi mà cá luôn cắn câu.

Trader lão làng thì chỉ đơn giản là tìm kiếm những ý tưởng giúp anh nâng cao hiểu biết của mình. Anh coi hệ thống không phải là "con ngỗng vàng", mà chỉ đơn thuần là một cách để tìm kiếm những cơ hội có rủi ro thấp, lợi nhuận cao. Anh ấy quan tâm nhiều hơn đến việc khi nào thì hệ thống được áp dụng tốt nhất và khi nào nó có thể không được áp dụng.

Trader lão làng sẽ không tìm kiếm một hố câu nơi cá luôn cắn câu, bởi điều này là phi thực tế. Thay vì thế, anh đảm bảo rằng, hố câu nơi anh đang ở trước tiên phải thực sự có cá. Nếu không có cá ở hố câu này, anh sẽ tìm một hố câu nơi cá có thể cắn câu trong một khoảng thời gian, hoặc anh ấy sẽ đợi cho đến mùa câu cá cao điểm, khi việc đánh bắt cá dễ dàng hơn rất nhiều.

Hieu-lam-khien-trader-that-bai-traderviet3.jpeg

Về bản chất, các trader chiến thắng sẽ tìm cách để hiểu về thị trường (cá), chứ không tìm kiếm các hệ thống thần kỳ (hố câu kỳ diệu). Hệ thống chỉ đơn thuần là công cụ để khai thác các cơ hội khi chúng xuất hiện.

Giao dịch theo hệ thống (cơ học) là bước đầu tiên mà một trader cần thực hiện để tìm ra sự nhất quán. Nhưng, tại một thời điểm nào đó, trader cần hiểu rằng: quản lý rủi ro > môi trường thị trường > thiết lập/ hệ thống giao dịch.

Vâng, bạn cần phải xác định những lợi thế thị trường thực sự (điểm vào lệnh, thoát lệnh và quản lý lệnh) cũng như xác định trước rủi ro cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, nếu bạn bị mắc kẹt với phần cơ học của hệ thống, cứ lo tinh chỉnh, backtest mà không chú ý đến khâu "quản lý rủi ro" và "môi trường thị trường", thì việc bạn có "hệ thống" đến mức nào cũng không thực sự quan trọng. Bạn có thể sẽ không tồn tại được lâu, hoặc bạn sẽ liên tục ở trong vòng lặp "bùng nổ và phá vỡ".

Hieu-lam-khien-trader-that-bai-traderviet4.jpeg


Điều tốt nhất một trader cần làm đó là đảm bảo quản lý rủi ro, và nhận thức về tình hình thị trường là những phần không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của bạn, chứ không chỉ là các chiến thuật cụ thể mà bạn sử dụng để vào lệnh, thoát lệnh và quản lý lệnh.

Việc gia tăng rủi ro khi thị trường đang thuận lợi và giảm thiểu rủi ro khi điều kiện thị trường đã nguội lạnh chính là phần chủ quan và trực quan của việc hiểu bối cảnh và chu kỳ giao dịch mà nhiều trader chưa thực sự nắm bắt được.

Nguồn: twitter

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên