Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Giới thiệu tổng quan về đồ thị Điểm và Số (Point & Figure)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Giới thiệu tổng quan về đồ thị Điểm và Số (Point & Figure)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Giới thiệu tổng quan về đồ thị Điểm và Số (Point & Figure)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,885
84,553
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Những kiến thức bạn sẽ tìm hiểu trong chương:

■ 3 đặc điểm quan trọng của biểu đồ điểm và số (point & figure)
■ Xác định "kích thước ô" và sự "đảo chiều"
■ Mô tả cách xây dựng biểu đồ điểm và số
■ Giải thích tầm quan trọng của kích thước ô đối với độ nhạy của biểu đồ điểm và số
■ Xem xét các loại biểu đồ điểm và số với kích thước hộp và số ô đảo chiều khác nhau
■ Xác định các mô hình điểm và số phổ biến
■ Giải thích cách các đường xu hướng được vẽ trên biểu đồ điểm và số
■ Xác định các tín hiệu cơ bản trên biểu đồ điểm và số
■ Mô tả cách tính mục tiêu giá bằng cách đếm nền hoặc đếm cột trên biểu đồ điểm và số.​

Biểu đồ điểm và số


Không có bất kỳ ghi chép nào cho chúng ta thấy biểu đồ nào ra đời trước, biểu đồ swing hay biểu đồ điểm và số. Cả hai loại biểu đồ này đều rất giống nhau; tuy nhiên, biểu đồ điểm và số thông dụng và được nhiều người sử dụng hơn. Biểu đồ điểm và số được cho là do Charles Dow phát minh vào thế kỷ XX. Nó có 3 đặc điểm quan trọng:

1. Nó có các quy tắc giao dịch đơn giản, rõ ràng.
2. Nó bỏ qua các chuyển động nhiễu, bé hơn kích thước ô tối thiểu.
3. Nó không có yếu tố thời gian và tập trung hoàn toàn vào hành động giá. Miễn là giá không thay đổi, thì xu hướng vẫn còn nguyên vẹn.​

Khi biểu đồ điểm và số xuất hiện lần đầu tiên, nó không chứa các ô X và O như chúng ta vẫn thấy hiện nay. Nó chỉ bắt đầu xuất hiện khi cuốn “Trò chơi Phố Wall và phương pháp để thành công" được xuất bản vào năm 1898 bởi Hoyle. Tác phẩm đầu tiên viết riêng về chủ đề này là “Sử dụng đồ thị điểm và số để dự đoán biến động giá cổ phiếu” được xuất bản vào năm 1933 bởi Victor De Villiers. De Villiers đã kết hợp với Owen Taylor để xuất bản và cung cấp dịch vụ phân tích đồ thị điểm và số hàng tuần. Giống như nhiều hệ thống phân tích kỹ thuật khác, ban đầu, đồ thị này được ứng dụng cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, dần dần, nó cũng trở nên phổ biến đối với những nhà giao dịch hợp đồng tương lai tại các xưởng sản xuất ngũ cốc và gia súc ở Chicago và một số thị trường khác.

Screen Shot 2023-02-14 at 16.07.10.png


Mặc dù cơ sở lý luận cho một hệ thống phân tích kỹ thuật thuần túy đã được chúng tôi giới thiệu và nhắc đến khá nhiều, nhưng phía dưới là những trích dẫn của De Villiers:

1. Giá của một cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm bất kỳ là định giá chính xác của nó tại thời điểm đó: (a) - theo ý kiến đồng thuận của tất cả người mua và người bán trên thế giới và (b) - theo phán quyết của lực chi phối bởi quy luật cung cầu.
2. Giá cuối cùng của một cổ phiếu phản ánh hoặc kết tinh mọi thứ đã biết về nó hoặc liên quan đến nó (tin tức, tin đồn, báo cáo KQKD,...), cho đến thời điểm hiện tại.
3. Mọi ý định của những người tham gia thị trường đối với cổ phiếu không thể bị che dấu. Kế hoạch của họ sẽ được tiết lộ kịp thời bởi hành động giá tiếp theo của cổ phiếu.​

Khía cạnh độc đáo của các đồ thị điểm và số là trục thời gian được bỏ qua và chỉ tập trung vào hành động giá đơn thuần. Các cột đại diện cho xu hướng tăng sẽ chứa chữ X và các cột đại diện cho xu hướng giảm sẽ chứa chữ O (Hình minh hoạ) và một xu hướng sẽ không thay đổi cho đến khi một biến động giá tối thiểu xuất hiện.

Trong bài này, chúng ta sẽ tạm tìm hiểu như thế, trong những bài sau, chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn!

Anh em cũng có thể đọc trước những bài viết về đồ thị PnF của mình để nắm trước các khái niệm tổng quát, để từ đó dễ dàng tìm hiểu hơn trong các bài viết sau: https://traderviet.org/t/29934/

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 857 Xem / 22 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 6,552 Xem / 3 Trả lời
  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,715 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 612 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,077 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,513 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 525 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên