Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Giới thiệu về nguyên lý sóng Elliott

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Giới thiệu về nguyên lý sóng Elliott

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 12): Giới thiệu về nguyên lý sóng Elliott

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Hello anh em,

Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phần mới, đó là nguyên lý sóng Elliott nhé!

Mục đích của chương:

■ Mô tả lý thuyết cơ bản của Nguyên lý Sóng
■ Xác định sóng xung lực và sóng điều chỉnh
■ Xác định các loại sóng xung lực như sóng đẩy, sóng chéo
■ Xác định các loại sóng điều chỉnh như sóng zigzag, sóng phẳng và sóng tam giác
■ Cách đánh nhãn sóng sử dụng ký hiệu sóng Elliott tiêu chuẩn
■ Mối quan hệ Fibonacci áp dụng cho phân tích Sóng Elliott​

Vào những năm 1930, R.N. Elliott phát hiện ra rằng các biến động giá trên thị trường tuân theo những mô hình lặp lại, và ông gọi chúng là SÓNG. Ông đề ra 1 bộ quy tắc để xác định những mô hình này - được gọi là NGUYÊN LÝ SÓNG. Mỗi sóng đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xét theo cả phương diện giá lẫn thời gian. Những sóng này kéo dài liên tục, điểm kết thúc của một sóng đánh dấu sự bắt đầu của sóng tiếp theo. Mô hình cơ bản bao gồm năm sóng riêng lẻ được liên kết với nhau và tiến triển khi giá thị trường tăng hoặc giảm (xem Hình minh hoạ bên dưới).

upload_2023-2-23_19-8-34.png

Chuỗi năm sóng này, được đánh số từ 1 đến 5, được gọi là sóng xung lực, bởi vì nó đẩy thị trường theo hướng của xu hướng chính. Sóng phụ 1, 3 và 5 cũng là sóng xung lực. Sóng phụ 2 và 4 được gọi là sóng điều chỉnh, vì chúng làm gián đoạn xu hướng chính và di chuyển theo hướng ngược lại.

Có 2 quy tắc sóng Elliott chi phối các sóng xung lực: Sóng 2 không được thoái lui quá 100% sóng 1 và sóng 3 không được phép là sóng ngắn nhất (mặc dù nó không nhất thiết phải là sóng dài nhất).

Sau khi hoàn thành chuỗi 5 sóng, sóng điều chỉnh bắt đầu. Sóng điều chỉnh lấy lại một phần tiến trình của sóng xung lực. Nó tuân theo một chuỗi 3 sóng hoặc một sự kết hợp cụ thể của các cấu trúc 3 sóng. Các sóng của nó được đánh dấu bằng các chữ cái, ví dụ A, B và C (xem Hình minh hoạ bên dưới).

upload_2023-2-23_19-9-9.png


upload_2023-2-23_19-9-57.png


Tất cả các sóng là một phần của các sóng khác ở mức độ lớn hơn. Chúng cũng được chia thành các sóng ở mức độ thấp hơn, như trong Hình minh hoạ Sóng xung lực và sóng điều chỉnh có thể tăng hoặc giảm.

Một số quy tắc và hướng dẫn sẽ được thảo luận để áp dụng cho việc đếm sóng. Hãy lưu ý rằng, các hướng dẫn khác với các quy tắc ở chỗ, chúng mô tả những gì có khả năng xảy ra nhất, chứ không phải bắt buộc xảy ra.

I. Sóng xung lực


Sóng xung lực bao gồm 2 loại sóng chính là sóng đẩy và sóng chéo (trong sóng đẩy sẽ có thêm sóng mở rộng, sóng cụt nữa nhé).

1. Sóng đẩy


Sóng đẩy, là dạng sóng xung lực mạnh nhất, tuân theo ba quy tắc và 1 hướng dẫn sau:
  • Sóng 2 không bao giờ vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1. Nói cách khác, nó luôn hồi lại ít hơn 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất, nhưng cũng không nhất thiết phải là sóng dài nhất.
  • Sóng 4 không bao giờ đi vào vùng giá của sóng 1.
  • Hướng dẫn sóng: Sóng 4 không nên đi vào vùng giá của sóng 2
Các quy tắc rất quan trọng khi chúng ta ứng dụng phương pháp đếm sóng Elliott. Chúng ta hãy cùng xem qua 5 ví dụ trong Hình minh hoạ bên dưới:

upload_2023-2-23_19-10-25.png

  • Cách đếm sóng đầu tiên không chính xác vì đáy của sóng 4 đi vào vùng giá của sóng 1.
  • Cách đếm sóng thứ hai cũng không chính xác vì sóng 3 là sóng ngắn nhất.
  • Cách đếm sóng thứ ba là chính xác.
  • Cách đếm sóng thứ 4 là chính xác bởi vì, mặc dù sóng 3 không phải là sóng dài nhất, nhưng nó cũng không phải là sóng ngắn nhất.
  • Cách đếm sóng cuối cùng không chính xác, bởi vì sóng 2 đã thoái lui hơn 100% so với sóng 1.
Trong sóng đẩy, sóng 1 và 5 là sóng xung lực (nó có thể là sóng đẩy hoặc sóng chéo), trong khi sóng 3 bắt buộc phải là sóng đẩy. Sóng 2 và sóng 4 luôn là sóng điều chỉnh. Do đó, sóng đẩy là sóng có cấu trúc 5-3-5-3-5.

Hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây, tuần tới chúng ta sẽ tìm hiểu về sóng mở rộng, sóng cụt và sóng chéo nhé! Elliott thì ta đi từ tốn thôi, không tẩu hoả nhập ma!

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
anh ơi cho e hỏi với cách đếm sóng 3 là sao lại đúng vậy ạ cách 4 thì em hiểu rồi
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên