Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Cấu trúc và cách tự vẽ đồ thị Điểm và Số (point & figure)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Cấu trúc và cách tự vẽ đồ thị Điểm và Số (point & figure)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 11): Cấu trúc và cách tự vẽ đồ thị Điểm và Số (point & figure)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Hello anh em,

Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc của đồ thị PnF. Vì trong giáo trình CMT thì họ chỉ nói sơ qua, và hơi loằng ngoằng 1 chút, nên mình sẽ tự biên tự diễn luôn, nhưng vẫn bám theo giáo trình, với mục đích cho anh em dễ hiểu hơn.

Đầu tiên, trong giáo trình thì đây là 1 bảng thể hiện cấu trúc và cách vẽ tay 1 đồ thị PnF mà mình đã Việt hoá:

Bắt đầu.png


Tuy nhiên, nếu 1 người mới, chưa hiểu gì về đồ thị này thì anh em không thể tự mình tạo nên 1 đồ thị với lược đồ đó được, nên mình phải làm lại cho nó dễ hiểu hơn.

Đầu tiên, anh em cần ghi nhớ 1 cấu trúc của đồ thị PnF chỉ gồm 5 yếu tố đơn giản:
  1. Cột X - đại diện cho giá tăng.
  2. Cột O - đại diện cho giá giảm.
  3. Trục giá nằm ở bên phải hoặc bên trái đồ thị theo chiều dọc.
  4. X; O là các Ô (hoặc box) dùng để thể hiện mức giá tối thiểu (Ví dụ, nếu X, O là 1$ thì khi giá tăng 1$, chúng ta sẽ ghi thêm 1 X lên đồ thị, nếu giá giảm 1$, chúng ta sẽ ghi thêm 1 O lên đồ thị. Kích thước ô có thể được lựa chọn tuỳ vào mức giá của tài sản hoặc do nhà giao dịch).
  5. Cuối mỗi ngày (hoặc mỗi phiên, hoặc mỗi khung), chúng ta sẽ cập nhật lại đồ thị bằng cách thực hiện các bước giống như lược đồ bên trên và hãy lưu ý rằng CHỈ ĐƯỢC GHI NHẬN 1 BƯỚC GIÁ (Tăng hoặc giảm, X hoặc O sau khi kết thúc 1 phiên), ƯU TIÊN THEO XU HƯỚNG CỦA CỘT GẦN NHẤT.
Sau khi nắm được những yếu tố trên rồi, anh em nhìn thấy 1 đồ thị PnF, anh em hoàn toàn có thể đọc được những thông tin mà nó cung cấp:
  1. Kích thước ô.
  2. Nếu cột gần nhất là cột O, có nghĩa là trong thời gian gần đây, giá đang giảm. Nếu cột gần nhất là cột X, thì gần đây giá đang tăng.
  3. Nếu cột gần nhất là cột O, đáy của nó chính là giá hiện tại tương đối (mấy số lẻ nó sẽ không ghi nhận). Nếu cột gần nhất là cột X, đỉnh của nó chính là giá hiện tại tương đối.
  4. Nếu cột gần nhất là cột O, thì đỉnh của cột X liền trước là kháng cự. Nếu cột gần nhất là cột X, thì đáy của cột O liền trước là hỗ trợ.
Phía trên chỉ là những thông tin cơ bản nhưng khá đầy đủ, còn về xu hướng và cách giao dịch thì chúng ta sẽ tìm hiểu sau. Phía dưới là 1 biểu đồ mình tự chế, giúp anh em đọc các thông tin cơ bản:

Screen Shot 2023-02-16 at 14.51.24.png


Phía trên là 1 đồ thị PnF đơn giản, chúng ta có thể đọc ra những thông tin sau:
  1. Kích thước ô = 1đ (bởi khi giá tăng/giảm 1đ, chúng ta sẽ ghi 1 ô lên đồ thị)
  2. Cột gần nhất là cột O >> Giá đang giảm mấy ngày qua, cụ thể là giảm từ 10đ về 7đ (đỉnh cột X về đáy cột O).
  3. Đáy của cột O chính là giá hiện tại (7đ hoặc 7.xxxđ tuỳ vào cách thiết lập kích thước ô).
  4. Đỉnh của cột X nằm liền trước là kháng cự (10đ).
Bây giờ, chúng ta sẽ tập thiết lập đồ thị PnF khi giá chuyển động, theo lược đồ trên cùng:
  • Nếu kết phiên, giá tạo mức cao nhất ở 11đ, mức thấp nhất ở 7đ, đồ thị sẽ trở thành:
Screen Shot 2023-02-16 at 15.07.09.png

  • Ngày hôm sau, nếu giá có mức cao nhất là 11đ, giá thấp nhất là 8đ thì đồ thị sẽ như sau:
Screen Shot 2023-02-16 at 15.08.31.png

  • Nếu ngày tiếp theo, giá có mức thấp nhất là 7đ, giá cao nhất là 9đ, thì đồ thị sẽ tiếp tục ghi nhận theo xu hướng hiện tại, có nghĩa là chúng ta sẽ ghi thêm 1 ô O xuống dưới cột O hiện tại:
Screen Shot 2023-02-16 at 15.15.27.png

  • Nếu ngày hôm sau nữa, giá tạo mức cao nhất ở 12đ, và thấp nhất ở 6đ, chúng ta sẽ ghi như thế nào? Anh em hãy nhớ rằng, chúng ta bắt buộc phải ưu tiên xu hướng của cột gần nhất. Vì xu hướng cột gần nhất là giảm (cột O), nên chúng ta bắt buộc phải ghi nhận thêm 1 ô O nữa xuống dưới cột O hiện tại, nhưng đồng thời cũng phải ghi nhớ mức giá hiện tại.
Screen Shot 2023-02-16 at 15.18.05.png

  • Nếu ngày hôm sau, giá vẫn giữ nguyên ở mức 12đ, với giá thấp nhất không vượt xuống 5đ, khi đó đồ thị sẽ trở thành:
Screen Shot 2023-02-16 at 15.19.38.png


Đó là những yếu tố cơ bản cấu thành đồ thị PnF, anh em hãy thực hành để hiểu rõ hơn bằng cách đặt các điều kiện như: Nếu giá thấp nhất là 9đ và cao nhất là 12đ; nếu giá cao nhất là 13đ và thấp nhất là 11đ.

Có gì chưa hiểu thì anh em để lại comment để mình giải đáp nhé!

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Shout-out Mạc ca! Mò từ chuỗi P&F của bác tới đây, nay mới hiểu chương cuối Trades about to happen của cụ Weis ;)
 
Trong phương pháp Wyckoff thì hiểu và sử dụng được đồ thị PnF gần như là bắt buộc, vì nó liên quan tới mục count mục tiêu giá, chưa kể nó lọc nhiễu, nên bác sẽ nhìn các vùng range dễ hơn!
Một đòi hỏi: Phân tích cuối tuần bác Mạc có thể cân nhắc bỏ ICT để tập trung diễn giải theo Wyckoff được không? Lâu nay chỉ mò mẫm qua kênh và trên site nên thú thực những thằng như em không biết học đâu, từ ai, ngoài huynh. Thanks again Mạc ca.
 
Shout-out Mạc ca! Mò từ chuỗi P&F của bác tới đây, nay mới hiểu chương cuối Trades about to happen của cụ Weis ;)
Trong phương pháp Wyckoff thì hiểu và sử dụng được đồ thị PnF gần như là bắt buộc, vì nó liên quan tới mục count mục tiêu giá, chưa kể nó lọc nhiễu, nên bác sẽ nhìn các vùng range dễ hơn!
 
Một đòi hỏi: Phân tích cuối tuần bác Mạc có thể cân nhắc bỏ ICT để tập trung diễn giải theo Wyckoff được không? Lâu nay chỉ mò mẫm qua kênh và trên site nên thú thực những thằng như em không biết học đâu, từ ai, ngoài huynh. Thanks again Mạc ca.
phân tích cuối tuần nào nhỉ? Phân tích Wyckoff trên kênh yt hả e?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,007 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,848 Xem / 1,108 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 401 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,609 Xem / 112 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên