Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các chu kỳ phi tuyến tính

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các chu kỳ phi tuyến tính

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 16): Các chu kỳ phi tuyến tính

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,414
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Chu kỳ phi tuyến tính


Một chuỗi, hay chu kỳ phi tuyến tính, là các mô hình chu kỳ dựa trên thời gian mà không tuân theo các chu kỳ cố định truyền thống. Dưới đây là một số ví dụ về Chu kỳ phi tuyến tính.

Fibonacci và Lucas:


Leonardo Pisano, còn được gọi là Fibonacci, được được biết đến với nhiều phát minh toán học, một trong số đó là khám phá ra hàm tăng trưởng tự nhiên được gọi là “phi”. Toán học Fibonacci được sử dụng phổ biến hơn trong phân tích kỹ thuật dưới dạng tỷ lệ, nhưng chu kỳ phi tuyến tính đôi khi cũng được tìm thấy trong các thị trường. Dãy Fibonacci được gọi là “chuỗi tổng" vì mỗi số là kết quả của tổng hai số trước đó:

0,1,1,2,3,5,8,13,21...v.v.

Nhà toán học Francois Edouard Anatole Lucas cũng dựa trên đó để tạo nên một chuỗi tổng khác:

0,2,1,3,4,7,11,18,29...v.v.

Chu kỳ này có thể được áp dụng trong phân tích kỹ thuật dưới dạng các chu kỳ thời gian Fibonacci như ở hình minh hoạ bên dưới:

1.png

Bình phương tự nhiên:


Bình phương tự nhiên là tích của một số bất kỳ nhân với chính nó:

1X1 = 1
2X2 = 4
3×3 = 9
4X4 = 16

Điều này tạo ra trình tự sau:

1,4,9,16,25,36,49...v.v.

Bình phương tự nhiên cũng được ứng dụng giống như dãy Fibonacci và Lucas.

Chu kỳ xoắn ốc


2.png

Chris Carolan đã phát hiện ra một chuỗi tăng trưởng hấp dẫn được trình bày chi tiết trong cuốn sách của ông - Chu kỳ xoắn ốc. Carolan xác định rằng các điểm xoay lịch sử trong thị trường tài chính đôi khi có liên quan đến một chu kỳ phi tuyến tính tự nhiên: mối quan hệ giữa dãy Fibonacci và chu kỳ mặt trăng, mô hình xoắn ốc anh vũ. Ý tưởng áp dụng hàm tăng trưởng (trong trường hợp này là dãy Fibonacci) cho một chu kỳ tự nhiên là một ý tưởng thú vị mà chúng ta có thể nghiên cứu thêm.

Chu kỳ Benner


Screen Shot 2023-07-11 at 15.53.57.png


Samuel Benner là một nông dân Ohio và là người nghiên cứu về chu kỳ thị trường. Trong cuốn sách được xuất bản năm 1884 có tên “Benner's Prophecies of Future Ups and Downs in Prices”, ông trình bày chi tiết nhiều chu kỳ phi tuyến tính hoạt động trong các thị trường hàng hóa khác nhau. Hình 16.14 minh họa một chuỗi phi tuyến tính trong thị trường gang thỏi. Lưu ý các mức đáy lặp lại với mô hình 9, 7 và 11 năm. Các đỉnh chu kỳ lặp lại với mô hình 8, 9 và 10 năm.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên