Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Cách các chỉ số hình thành

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Cách các chỉ số hình thành

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi IV - Chương 18): Cách các chỉ số hình thành

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,885
84,548
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Xây dựng chỉ số và trọng số cho chỉ số


Có nhiều cách để xây dựng một chỉ số và mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Trọng số đặt vào vốn hoá


Hầu hết các chỉ số hiện nay đều sử dụng phương pháp này để tính toán. Trọng số của từng cổ phiếu riêng lẻ trong chỉ số được tính theo giá trị vốn hóa thị trường tương đối của nó (giá nhân với số cổ phiếu đang lưu hành). Nói cách khác, trọng số của cổ phiếu thuộc chỉ số sẽ là: (giá × số cổ phiếu đang lưu hành)/tổng vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu trong chỉ số.

Giả sử chúng ta có các thông số sau:

Công ty A: 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá hiện tại trên mỗi cổ phiếu là 45 USD.

Công ty B: 300.000 cổ phiếu đang lưu hành, giá hiện tại trên mỗi cổ phiếu là 125 USD.

Công ty C: 500.000 cổ phiếu đang lưu hành, giá hiện tại trên mỗi cổ phiếu là 60 USD.

Công ty D: 1,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá hiện tại trên mỗi cổ phiếu là 75 USD.

Công ty E: 1,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá hiện tại trên mỗi cổ phiếu là 5 USD.

Tổng giá trị thị trường của mỗi công ty sẽ được tính như sau:

Giá trị thị trường của công ty A = (1.000.000 x $45) = $45.000.000

Giá trị thị trường của công ty B = (300.000 x $125) = $37.500.000

Giá trị thị trường của công ty C = (500.000 x $60) = $30.000.000

Giá trị thị trường của công ty D = (1.500.000 x $75) = $112.500.000

Giá trị thị trường của công ty E = (1.500.000 x $5) = $7.500.000

Toàn bộ giá trị thị trường của các thành phần chỉ số bằng 232,5 triệu USD, trong đó trọng số mỗi công ty như sau:

CP công ty A có trọng số 19,4% ($45.000.000/$232,5 triệu)

CP công ty B có trọng số 16,1% ($37.500.000/$232,5 triệu)

CP công ty C có trọng số 12,9% ($30.000.000/$232,5 triệu)

CP công ty D có trọng số 48,4% ($112.500.000/$232,5 triệu)

CP công ty E có trọng số 3,2% ($7.500.000/$232,5 triệu)

Mặc dù các công ty D và E có số lượng cổ phiếu tương đương ở mức 1.500.000, nhưng chúng có tỉ trọng khác nhau trong chỉ số (1 là cao nhất và 1 là thấp nhất) trong chỉ số.



Trọng số theo vốn hoá được điều chỉnh


Các tính toán của phương pháp này giống như đối với các cách tính theo phương pháp chỉ số vốn hóa gia quyền, nhưng có một giới hạn được đặt ra cho mức độ đóng góp của bất kỳ cổ phiếu riêng lẻ nào. Ví dụ: chỉ số có thể yêu cầu không có cổ phiếu nào được phép tăng trưởng chiếm hơn 10% biến động của chỉ số.

Trọng số bình đẳng (Không trọng số)


Với cách tính này, mỗi cổ phiếu trong chỉ số có cùng trọng số phần trăm. Do đó, các cổ phiếu lớn nhất không thể tác động quá mức đến diễn biến của chỉ số. Hạn chế là các chuyển động của các cổ phiếu nhỏ, kém thanh khoản có tầm quan trọng tương tự như các cổ phiếu quan trọng nhất của thị trường.

Trọng số dựa vào giá


Chỉ số đáng chú ý nhất sử dụng phương pháp này là Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones. Các chỉ số sử dụng trọng số giá là dễ tính toán nhất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là hoàn toàn bỏ qua giá trị thị trường và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc chia tách cổ phiếu.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 19 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 17 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 26 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 471 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên