Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading

Chia sẻ cuộc sống trading
Bác chịu khó bỏ ít thời gian đọc 2 quyển sách của bác Mark Minervini một tí, sẽ có nhiều câu trả lời lắm đấy. Nếu không thích mua thì chịu khó đọc bản tiếng Anh, trên mạng cũng có luôn. Theo tôi thấy thì chỉ cần đọc kỹ 2 quyển đấy, chịu khó suy ngẫm, kiểm chứng cẩn thận là cũng có thể kiếm ăn được rồi. Tôi thấy bác cũng cứng món tiếng Anh mà, đọc 2 quyển này lâu lắm là bỏ ra mấy buổi tối trong 2 tuần chứ nhiêu. Đọc xong nếu thấy không hợp thì thôi, cũng không mất mát gì nhiều, mà biết đâu hợp thì lại có được một hướng mới ngon lành nhẹ nhàng.

Còn nếu bác muốn bài bản, nâng cao hiệu suất hơn, thì học thêm món Wyckoff, sử dụng bổ trợ cho anh Mark, là toẹt vời :D Nhưng món Wyckoff này thì nói thật là hơi vất vả, tốn công sức học tập cẩn thận chứ không học lướt lướt được.
TY bác.
Ừm cảm thấy phải mất nhiều thời gian. Nhất là Wyckoff tôi thấy tính hệ thống hơi cao bác ạ. Sẽ cóp nhặt chút 1 kiến thức vậy:D

Sách Minervini tác quyền hơi chát đấyo_O
 
Ở đây tôi không muốn tranh luận về bất cứ điều gì. Quan điểm của tôi là ai tin cái gì thì cứ làm theo cái đó, không nên chê bai cái tin của người khác. (Nói thế để các bác đừng ném đá tôi, tội nghiệp :()

Với các bác nào tin rằng TT tuân theo luật nhân quả, rằng TT là một nơi bị ảnh hưởng của những tiềm lực tài chính lớn, rằng có những lực lượng cụ thể đứng đằng sau những sự di chuyển của giá và khối lượng, thì các bác có thể tìm đọc series những bài viết, ngay trên TraderViet này, về pp Wyckoff. Cá nhân tôi cho rằng Wyckoff là trường phái chuyên sâu nhất về hành động TT. Nó không nghiên cứu các hành vi giá đơn thuần trên bề mặt biểu đồ như nhiều pp khác, mà nó nghiên cứu phân tích các nguyên nhân, động lực đứng đằng sau các sự kiện biến động của giá và khối lượng. Do đó, tôi cho rằng việc nghiên cứu về động lực và hành vi TT một cách sâu sắc thông qua pp Wyckoff có thể đem lại lợi thế cho trader.

Ghi chú:
Thế lực TT ở đây trong pp Wyckoff gọi là strong hand hay là composite operator, không phải luôn luôn được hiểu là các tổ chức tài chính lớn hay là một ai đó. Hiểu đúng đắn thì nó có thể là một tập hợp nhiều cá nhân nhỏ lẻ nhưng đi cùng một hướng, ví dụ cụ thể là trường hợp cổ phiếu GameStop vừa rồi.
 
Các bác cho em ngố một tý, đọc trao đổi của các bác, em thấy rất nhiều người có thể làm thầy được, nhưng liệu có bác nào có có ý tưởng dậy chịu không nhỉ, ý là thay vì lấy phí luôn thì kèm cho học viên có thể tự kiếm đc xiền rồi, khi đó sẽ thanh toán học phí theo % lợi nhuận của học viên. Một dạng đầu tư kiến thức ấy. :p:p:p
Dạy 1 người thì cũng giống như vào 1 lệnh vậy bác và lệnh đó có thể sai
 
Cụ ấy đã kiếm cả trăm triệu $. còn nguyên nhân tự tử thì k rõ sếp ạ! Nhiều cụ đã nói vậy chứ k chỉ mình cụ More.
Tôi là fan cứng của cụ Jesse Livermore, sách gối đầu từ khi chưa đặt lệnh trade là cuốn " Chết vì chứng khoán " nói về cuộc đời cụ. Theo tôi thì cuộc đời cụ có 2 đam mê lớn nhất là đầu cơ trên thị trường và tình yêu với vợ là Dorothy, tiền kiếm bao nhiêu cụ để vợ tiêu thoải mái. Đỉnh cao của cụ là những năm 1929, cả sự nghiệp lẫn gia đình. Nhưng sau khi li dị vợ thì cụ dần dần mất đi phương hướng của cuộc đời, giống như lênh đênh trên biển mà không còn ánh sáng ngọn hải đăng. Kinh nghiệm, kỹ năng của cụ vẫn còn nhưng chẳng còn động lực duy trì điều đó trên thị trường những năm sau này. Cụ đúng kiểu cô đơn trên đỉnh cao, không có người hiểu. Sau khi viết xong cuốn sách thì cụ giống như chẳng còn lý do nào để sống nên chọn cách tự sát, nên theo tôi cụ chết vì tình yêu thì đúng hơn là chứng khoán. Nhưng với tôi cụ mới là nhà đầu cơ vĩ đại nhất mọi thời đại, một mình cụ bước lên đỉnh cao tài chính.
 
Tôi là fan cứng của cụ Jesse Livermore, sách gối đầu từ khi chưa đặt lệnh trade là cuốn " Chết vì chứng khoán " nói về cuộc đời cụ. Theo tôi thì cuộc đời cụ có 2 đam mê lớn nhất là đầu cơ trên thị trường và tình yêu với vợ là Dorothy, tiền kiếm bao nhiêu cụ để vợ tiêu thoải mái. Đỉnh cao của cụ là những năm 1929, cả sự nghiệp lẫn gia đình. Nhưng sau khi li dị vợ thì cụ dần dần mất đi phương hướng của cuộc đời, giống như lênh đênh trên biển mà không còn ánh sáng ngọn hải đăng. Kinh nghiệm, kỹ năng của cụ vẫn còn nhưng chẳng còn động lực duy trì điều đó trên thị trường những năm sau này. Cụ đúng kiểu cô đơn trên đỉnh cao, không có người hiểu. Sau khi viết xong cuốn sách thì cụ giống như chẳng còn lý do nào để sống nên chọn cách tự sát, nên theo tôi cụ chết vì tình yêu thì đúng hơn là chứng khoán. Nhưng với tôi cụ mới là nhà đầu cơ vĩ đại nhất mọi thời đại, một mình cụ bước lên đỉnh cao tài chính.
cụ yêu vợ và tiền nhiều thế thì sao vợ lại ly dị nhỉ
 
Tôi là fan cứng của cụ Jesse Livermore, sách gối đầu từ khi chưa đặt lệnh trade là cuốn " Chết vì chứng khoán " nói về cuộc đời cụ. Theo tôi thì cuộc đời cụ có 2 đam mê lớn nhất là đầu cơ trên thị trường và tình yêu với vợ là Dorothy, tiền kiếm bao nhiêu cụ để vợ tiêu thoải mái. Đỉnh cao của cụ là những năm 1929, cả sự nghiệp lẫn gia đình. Nhưng sau khi li dị vợ thì cụ dần dần mất đi phương hướng của cuộc đời, giống như lênh đênh trên biển mà không còn ánh sáng ngọn hải đăng. Kinh nghiệm, kỹ năng của cụ vẫn còn nhưng chẳng còn động lực duy trì điều đó trên thị trường những năm sau này. Cụ đúng kiểu cô đơn trên đỉnh cao, không có người hiểu. Sau khi viết xong cuốn sách thì cụ giống như chẳng còn lý do nào để sống nên chọn cách tự sát, nên theo tôi cụ chết vì tình yêu thì đúng hơn là chứng khoán. Nhưng với tôi cụ mới là nhà đầu cơ vĩ đại nhất mọi thời đại, một mình cụ bước lên đỉnh cao tài chính.
Cám ơn cụ về chia sẻ! Mình cũng thích cụ More và cụ Seykota thêm 1 vài cụ nữa. Thei mình nôm na là hãy ngẫm và thực hành những điều mà các cụ ấy đã đúc rút, cộng với khả năng của mình ngộ đến đâu, biến hóa thế nào, trading là nghệ thuật chứ k phải khoa học.
 
cụ yêu vợ và tiền nhiều thế thì sao vợ lại ly dị nhỉ
Là vợ cụ, Dorothy yêu cầu ly dị vì biết cụ ngoại tình còn bản thân cụ không muốn. Bà lấy cụ năm 18 tuổi và cụ là tình yêu duy nhất cả đời nên sau khi li dị bà rất hận cụ. Còn Jessi Livermore yêu vợ nhưng cụ cũng yêu cả phụ nữ đẹp, không cưỡng nổi cám dỗ nên đã ngoại tình. Trong thị trường cụ làm chủ được cảm xúc hy vọng, tham lam, sợ hãi nhưng lại yếu đuối trước phụ nữ đẹp. Giống như khi trade, bạn biết phải làm theo nguyên tắc nhưng vẫn giao dịch trái ngược hoàn toàn, sau đó lại tự trách bản thân vì đã làm sai nguyên tắc." Con người hành động theo cảm xúc, không phải theo logic"
 
Cám ơn cụ về chia sẻ! Mình cũng thích cụ More và cụ Seykota thêm 1 vài cụ nữa. Thei mình nôm na là hãy ngẫm và thực hành những điều mà các cụ ấy đã đúc rút, cộng với khả năng của mình ngộ đến đâu, biến hóa thế nào, trading là nghệ thuật chứ k phải khoa học.
Theo tôi Trading là Triết học làm chủ cảm xúc, Nghệ thuật linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường, Toán học là đọc mô hình biểu đồ và quản lý vốn. Cụ Jesse Liver more sở hữu mọi phẩm chất của nhà đầu cơ vĩ đại, cụ không dự đoán mà ngồi chờ đợi sự thay đổi của xu hướng chung thị trường và đánh lớn theo kim tự tháp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở đây tôi không muốn tranh luận về bất cứ điều gì. Quan điểm của tôi là ai tin cái gì thì cứ làm theo cái đó, không nên chê bai cái tin của người khác. (Nói thế để các bác đừng ném đá tôi, tội nghiệp :()

Với các bác nào tin rằng TT tuân theo luật nhân quả, rằng TT là một nơi bị ảnh hưởng của những tiềm lực tài chính lớn, rằng có những lực lượng cụ thể đứng đằng sau những sự di chuyển của giá và khối lượng, thì các bác có thể tìm đọc series những bài viết, ngay trên TraderViet này, về pp Wyckoff. Cá nhân tôi cho rằng Wyckoff là trường phái chuyên sâu nhất về hành động TT. Nó không nghiên cứu các hành vi giá đơn thuần trên bề mặt biểu đồ như nhiều pp khác, mà nó nghiên cứu phân tích các nguyên nhân, động lực đứng đằng sau các sự kiện biến động của giá và khối lượng. Do đó, tôi cho rằng việc nghiên cứu về động lực và hành vi TT một cách sâu sắc thông qua pp Wyckoff có thể đem lại lợi thế cho trader.

Ghi chú:
Thế lực TT ở đây trong pp Wyckoff gọi là strong hand hay là composite operator, không phải luôn luôn được hiểu là các tổ chức tài chính lớn hay là một ai đó. Hiểu đúng đắn thì nó có thể là một tập hợp nhiều cá nhân nhỏ lẻ nhưng đi cùng một hướng, ví dụ cụ thể là trường hợp cổ phiếu GameStop vừa rồi.
bác có thể kết hợp thêm PP của Wyckoff với các mẫu hình của O'Neil, tôi biết 1 ng đã biến tấu Wyckoff để phù hợp với thị trường CKVN thông qua kết hợp thêm các mẫu hình của O'Neil và hiện tại đầu tư khá thành công
 
bác có thể kết hợp thêm PP của Wyckoff với các mẫu hình của O'Neil, tôi biết 1 ng đã biến tấu Wyckoff để phù hợp với thị trường CKVN thông qua kết hợp thêm các mẫu hình của O'Neil và hiện tại đầu tư khá thành công
Có chứ bác. Tôi có học theo anh Mark ở mấy điểm, trong đó có 1 điểm khá cơ bản, đó là chỉ trade chọn lọc những mã có các yếu tố cơ bản rất tiềm năng. Tôi chuyên về quản lý, nên việc đánh giá các yếu tố cơ bản đối với tôi là chuyện khá đơn giản, chuyện thường ngày. Chứ không trade theo phong trào, không trade một cổ phiếu chỉ vì đơn giản là nó đang trong xu hướng tăng, hay không trade chỉ vì nó có mô hình tăng v.v. Trong các tiêu chí chọn cổ phiếu của tôi thì có 1 số là tiêu chí của CANSLIM, còn thì là của riêng tôi. Mặc dù về cơ bản thì pp của tôi vẫn là trend following, nhưng yếu quyết của pp này là không phải là đơn thuần chọn cổ phiếu đang tăng, mà là cố công sàng lọc để nhảy vào những mã không chỉ đang tăng, mà phải có tiềm năng tăng lớn nhất, mạnh nhất. Và với pp Wyckoff thì tôi còn có thể xây dựng vị thế sớm, trong phase D và E, để stop loss nhỏ và mua được mức giá tốt hơn.

Thực tế thì tôi làm gần giống với cái bác đang nói, nhưng theo thứ tự ngược lại, nghĩa là đầu tư theo mẫu hình của ông O'Neil (có điều chỉnh theo tiêu chí của anh Mark và của riêng tôi) và kết hợp với pp Wyckoff, chứ không phải là đầu tư theo pp Wyckoff và kết hợp với O'Neil (có khác nhau chút chút đó bác) :D
 
Có chứ bác. Tôi có học theo anh Mark ở mấy điểm, trong đó có 1 điểm khá cơ bản, đó là chỉ trade chọn lọc những mã có các yếu tố cơ bản rất tiềm năng. Tôi chuyên về quản lý, nên việc đánh giá các yếu tố cơ bản đối với tôi là chuyện khá đơn giản, chuyện thường ngày. Chứ không trade theo phong trào, không trade một cổ phiếu chỉ vì đơn giản là nó đang trong xu hướng tăng, hay không trade chỉ vì nó có mô hình tăng v.v. Trong các tiêu chí chọn cổ phiếu của tôi thì có 1 số là tiêu chí của CANSLIM, còn thì là của riêng tôi. Mặc dù về cơ bản thì pp của tôi vẫn là trend following, nhưng yếu quyết của pp này là không phải là đơn thuần chọn cổ phiếu đang tăng, mà là cố công sàng lọc để nhảy vào những mã không chỉ đang tăng, mà phải có tiềm năng tăng lớn nhất, mạnh nhất. Và với pp Wyckoff thì tôi còn có thể xây dựng vị thế sớm, trong phase D và E, để stop loss nhỏ và mua được mức giá tốt hơn.

Thực tế thì tôi làm gần giống với cái bác đang nói, nhưng theo thứ tự ngược lại, nghĩa là đầu tư theo mẫu hình của ông O'Neil (có điều chỉnh theo tiêu chí của anh Mark và của riêng tôi) và kết hợp với pp Wyckoff, chứ không phải là đầu tư theo pp Wyckoff và kết hợp với O'Neil (có khác nhau chút chút đó bác) :D
Thật ra không có ngươc lại đâu, PP của bác và người tôi nói giống nhau chỉ do cách diễn đạt của tôi làm bác hiểu lầm thôi
Còn ý tưởng của bác rất giống ý tưởng ban đầu của tôi, ban đầu ý tưởng của tôi là lấy FA làm gốc còn TA chỉ là dùng để quyết định khi nào mua khi nào bán thôi, nhưng do FA khó dùng vì các công ty nó "cook" ghê quá mà trình độ FA của tôi còn cùi, tôi cũng có đọc CANSLIM và 1 số cách chọn FA khác nhưng tôi không dùng vì tôi không hiểu ý tưởng đằng sau việc lựa chọn các yếu tố đó của họ là gì nên dùng theo họ thì máy móc quá ko tự tin chút nào, mặt khác sau thời gian nghiên cứu sâu về TA tôi mới phát hiện ra được thật ra dùng TA vẫn có thể xác định cổ phiếu nào tăng mạnh được thông qua 1 số mô hình và cách mà giá di chuyển nên tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về TA trước, thấy ko dc thì quay về lại với FA sau, bác có thể cho tôi biết các tiêu chí FA bác dùng có hiệu quả ko? vì tôi chưa định hướng dc nếu muốn nghiên cứu về FA nên bắt đầu từ đâu.
 
Sorry trước các bác, đây là phần trao đổi hơi mang tính cá nhân giữa tôi và bác @ILOVETA, nên bác nào thích thì xem và tham gia trao đổi, còn không thì các bác vui lòng bỏ qua nhé. Là quan điểm cá nhân thôi, nên không tính chuyện đúng sai gì ở đây các bác nhé.

@ILOVETA
Đúng như bác nói, tôi kết hợp FA và TA.
FA trả lời câu hỏi: Cái gì?
TA trả lời câu hỏi: Cái gì và Khi nào? (cả hai nhé)
Nguyên tắc chung là thế. Câu hỏi Cái gì phải trả lời trước, rồi mới đến câu hỏi Khi nào. Nói ra chi tiết thì dài lắm, tôi tóm tắt các ý chính thôi bác nhé.

Trước hết là khâu chuẩn bị tâm lý. Hai cái triết lý đằng sau pp này là: Hiếm khi nào có hàng xịn trong cửa hàng đồng giá (dollar store).
Hàng xịn thì phải chịu khó trả giá cao một tí.
Ông Warren Buffett trong thời kỳ đầu tư về sau này cũng đã thấu hiểu điều này nên có phát biểu rằng:
"Mua một công ty tuyệt vời với giá vừa phải thì tốt hơn là mua một công ty vừa phải với cái giá tuyệt vời."
Minh chứng cụ thể cho triết lý này là Cocacola ổng mua vào với mức PE khoảng 40; và Apple (cái này tôi không nhớ chính xác, anh em tự tìm hiểu nhé).

Cái triết lý thứ hai, cũng quan trọng không kém, đó là mua hàng tốt nhưng phải mua lúc nó đã bắt đầu bước vào phase tăng giá, để tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn. Cái này mấy bác có điều hành doanh nghiệp chắc hiểu rõ.

Về cơ bản khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi What thì chúng ta lọc theo các yếu tố cơ bản trước. Một cổ phiếu muốn có tiềm năng tăng giá thì về cơ bản đứng sau nó phải có một câu chuyện hay để kể. Câu chuyện này có thể là đúng đắn, cũng có thể là một câu chuyện được dựng lên. Phân tích FA đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được những câu chuyện "ba xạo". Nhưng không có nghĩa là những câu chuyện ba xạo không làm cổ phiếu tăng. Điều đó vẫn có thể xảy ra. Nhưng chúng ta không nên dựa vào những câu chuyện "ảo" như vậy.

Để bắt đầu với FA thì như bác đã biết rồi đó, lấy các tiêu chí CANSLIM làm cơ sở. Tôi chỉ dùng 3 yếu tố CANSLIM để lọc thôi.
1. Tăng trưởng EPS so với quý cùng kỳ năm trước >25%
2. Có yếu tố mới (sản phẩm mới, thị trường mới .v.v.) nói chung là có yếu tố catalyst
3. Lọc cổ phiếu mạnh trên cơ sở Comparative Relative Strength.
Đây là bước lọc sơ bộ. Nếu kết quả ra nhiều mã quá thì lọc thêm 1 số tiêu chí tùy biến (cái này tùy theo từng người) như vốn hóa, khối lượng giao dịch bình quân .v.v.

Khi đã có list cổ phiếu lọc sơ bộ rồi thì đến công đoạn rất đau khổ cuộc đời, đó là soi kỹ từng centimeter các yếu tố cơ bản cho từng mã. Khẩu quyết của bước này là Thà giết lầm hơn bỏ sót. Thằng nào nghi ngờ hoặc có yếu tố nào kém là next ngay. Vì suy cho cùng thì thiếu gì đàn ông tốt, tại sao chị em lại cứ phải dính vào mấy ông nghiện hoặc có biểu hiện nghiện (trading :D)?

Hoàn tất 2 bước này thì bác đã có trong tay 1 cái watchlist với các ứng viên Olympic về mặt FA rồi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mua sẽ thắng. Chúng ta bước qua giai đoạn TA. Trước hết là xem từng mã và TT đang nằm ở giai đoạn nào? Cái này anh em đọc anh Mark sẽ thấy nói rất kỹ. Có sự trùng hợp với pp Wyckoff ở chỗ này.

Xác định giai đoạn xong thì công đoạn cực kỳ khó khăn đối với nhiều anh em, đó là công đoạn KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Kiên nhẫn chờ đến giai đoạn Tích lũy. Cái này thì tôi thấy có người gọi là Accumulation, có người gọi là Consolidation. Thôi thì gọi sao cũng được. Tôi gọi là tích lũy cho dễ hiểu.

Đến giai đoạn tích lũy này thì chia làm 2 phái, phái bảo thủ và phái cấp tiến. Phái bảo thủ thì sẽ cố thủ, không làm gì cả, chờ cho đến khi cổ phiếu tăng giá và bật lên khỏi vùng tích lũy mới ra tay. Phái cấp tiến thì quan sát theo pp Wyckoff, và xây dần vị thế khi bước vào phase C, D và E.

Sơ bộ là như thế bác ạ. Tôi mỏi tay quá :D
 
Sorry trước các bác, đây là phần trao đổi hơi mang tính cá nhân giữa tôi và bác @ILOVETA, nên bác nào thích thì xem và tham gia trao đổi, còn không thì các bác vui lòng bỏ qua nhé. Là quan điểm cá nhân thôi, nên không tính chuyện đúng sai gì ở đây các bác nhé.

@ILOVETA
Đúng như bác nói, tôi kết hợp FA và TA.
FA trả lời câu hỏi: Cái gì?
TA trả lời câu hỏi: Cái gì và Khi nào? (cả hai nhé)
Nguyên tắc chung là thế. Câu hỏi Cái gì phải trả lời trước, rồi mới đến câu hỏi Khi nào. Nói ra chi tiết thì dài lắm, tôi tóm tắt các ý chính thôi bác nhé.

Trước hết là khâu chuẩn bị tâm lý. Hai cái triết lý đằng sau pp này là: Hiếm khi nào có hàng xịn trong cửa hàng đồng giá (dollar store).
Hàng xịn thì phải chịu khó trả giá cao một tí.
Ông Warren Buffett trong thời kỳ đầu tư về sau này cũng đã thấu hiểu điều này nên có phát biểu rằng:
"Mua một công ty tuyệt vời với giá vừa phải thì tốt hơn là mua một công ty vừa phải với cái giá tuyệt vời."
Minh chứng cụ thể cho triết lý này là Cocacola ổng mua vào với mức PE khoảng 40; và Apple (cái này tôi không nhớ chính xác, anh em tự tìm hiểu nhé).

Cái triết lý thứ hai, cũng quan trọng không kém, đó là mua hàng tốt nhưng phải mua lúc nó đã bắt đầu bước vào phase tăng giá, để tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn. Cái này mấy bác có điều hành doanh nghiệp chắc hiểu rõ.

Về cơ bản khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi What thì chúng ta lọc theo các yếu tố cơ bản trước. Một cổ phiếu muốn có tiềm năng tăng giá thì về cơ bản đứng sau nó phải có một câu chuyện hay để kể. Câu chuyện này có thể là đúng đắn, cũng có thể là một câu chuyện được dựng lên. Phân tích FA đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được những câu chuyện "ba xạo". Nhưng không có nghĩa là những câu chuyện ba xạo không làm cổ phiếu tăng. Điều đó vẫn có thể xảy ra. Nhưng chúng ta không nên dựa vào những câu chuyện "ảo" như vậy.

Để bắt đầu với FA thì như bác đã biết rồi đó, lấy các tiêu chí CANSLIM làm cơ sở. Tôi chỉ dùng 3 yếu tố CANSLIM để lọc thôi.
1. Tăng trưởng EPS so với quý cùng kỳ năm trước >25%
2. Có yếu tố mới (sản phẩm mới, thị trường mới .v.v.) nói chung là có yếu tố catalyst
3. Lọc cổ phiếu mạnh trên cơ sở Comparative Relative Strength.
Đây là bước lọc sơ bộ. Nếu kết quả ra nhiều mã quá thì lọc thêm 1 số tiêu chí tùy biến (cái này tùy theo từng người) như vốn hóa, khối lượng giao dịch bình quân .v.v.

Khi đã có list cổ phiếu lọc sơ bộ rồi thì đến công đoạn rất đau khổ cuộc đời, đó là soi kỹ từng centimeter các yếu tố cơ bản cho từng mã. Khẩu quyết của bước này là Thà giết lầm hơn bỏ sót. Thằng nào nghi ngờ hoặc có yếu tố nào kém là next ngay. Vì suy cho cùng thì thiếu gì đàn ông tốt, tại sao chị em lại cứ phải dính vào mấy ông nghiện hoặc có biểu hiện nghiện (trading :D)?

Hoàn tất 2 bước này thì bác đã có trong tay 1 cái watchlist với các ứng viên Olympic về mặt FA rồi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mua sẽ thắng. Chúng ta bước qua giai đoạn TA. Trước hết là xem từng mã và TT đang nằm ở giai đoạn nào? Cái này anh em đọc anh Mark sẽ thấy nói rất kỹ. Có sự trùng hợp với pp Wyckoff ở chỗ này.

Xác định giai đoạn xong thì công đoạn cực kỳ khó khăn đối với nhiều anh em, đó là công đoạn KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Kiên nhẫn chờ đến giai đoạn Tích lũy. Cái này thì tôi thấy có người gọi là Accumulation, có người gọi là Consolidation. Thôi thì gọi sao cũng được. Tôi gọi là tích lũy cho dễ hiểu.

Đến giai đoạn tích lũy này thì chia làm 2 phái, phái bảo thủ và phái cấp tiến. Phái bảo thủ thì sẽ cố thủ, không làm gì cả, chờ cho đến khi cổ phiếu tăng giá và bật lên khỏi vùng tích lũy mới ra tay. Phái cấp tiến thì quan sát theo pp Wyckoff, và xây dần vị thế khi bước vào phase C, D và E.

Sơ bộ là như thế bác ạ. Tôi mỏi tay quá :D
cảm ơn bài chia sẽ nhiệt tình từ bác, nhận định của bác và tôi khá tương đồng, nhưng có 2 điều tôi thắc mắc, tại sao chọn cổ theo FA qua 2 bước rồi nhưng mua vẫn không thắng, vấn đề là ở đâu? điều thứ 2 là bác có đồng ý với tôi ở TTCKVN có rất nhiều cổ phiêu FA chả có gì nhưng vẫn tăng rất mạnh vì đằng sau nó có 1 câu chuyện để kể trong tương lai, 1 đội lái mạnh và cách truyền thông để tạo dựng sự kỳ vọng và niềm tin cho nhà đầu tư về công ty trong tương lại, những cổ phiếu này FA dùng ko dc nhưng TA lại dùng dc, nếu dùng FA để chọn cổ phiếu sẽ bỏ qua những cơ hội như thế này
 
Sorry trước các bác, đây là phần trao đổi hơi mang tính cá nhân giữa tôi và bác @ILOVETA, nên bác nào thích thì xem và tham gia trao đổi, còn không thì các bác vui lòng bỏ qua nhé. Là quan điểm cá nhân thôi, nên không tính chuyện đúng sai gì ở đây các bác nhé.

@ILOVETA
Đúng như bác nói, tôi kết hợp FA và TA.
FA trả lời câu hỏi: Cái gì?
TA trả lời câu hỏi: Cái gì và Khi nào? (cả hai nhé)
Nguyên tắc chung là thế. Câu hỏi Cái gì phải trả lời trước, rồi mới đến câu hỏi Khi nào. Nói ra chi tiết thì dài lắm, tôi tóm tắt các ý chính thôi bác nhé.

Trước hết là khâu chuẩn bị tâm lý. Hai cái triết lý đằng sau pp này là: Hiếm khi nào có hàng xịn trong cửa hàng đồng giá (dollar store).
Hàng xịn thì phải chịu khó trả giá cao một tí.
Ông Warren Buffett trong thời kỳ đầu tư về sau này cũng đã thấu hiểu điều này nên có phát biểu rằng:
"Mua một công ty tuyệt vời với giá vừa phải thì tốt hơn là mua một công ty vừa phải với cái giá tuyệt vời."
Minh chứng cụ thể cho triết lý này là Cocacola ổng mua vào với mức PE khoảng 40; và Apple (cái này tôi không nhớ chính xác, anh em tự tìm hiểu nhé).

Cái triết lý thứ hai, cũng quan trọng không kém, đó là mua hàng tốt nhưng phải mua lúc nó đã bắt đầu bước vào phase tăng giá, để tối đa hóa hiệu suất sử dụng vốn. Cái này mấy bác có điều hành doanh nghiệp chắc hiểu rõ.

Về cơ bản khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi What thì chúng ta lọc theo các yếu tố cơ bản trước. Một cổ phiếu muốn có tiềm năng tăng giá thì về cơ bản đứng sau nó phải có một câu chuyện hay để kể. Câu chuyện này có thể là đúng đắn, cũng có thể là một câu chuyện được dựng lên. Phân tích FA đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được những câu chuyện "ba xạo". Nhưng không có nghĩa là những câu chuyện ba xạo không làm cổ phiếu tăng. Điều đó vẫn có thể xảy ra. Nhưng chúng ta không nên dựa vào những câu chuyện "ảo" như vậy.

Để bắt đầu với FA thì như bác đã biết rồi đó, lấy các tiêu chí CANSLIM làm cơ sở. Tôi chỉ dùng 3 yếu tố CANSLIM để lọc thôi.
1. Tăng trưởng EPS so với quý cùng kỳ năm trước >25%
2. Có yếu tố mới (sản phẩm mới, thị trường mới .v.v.) nói chung là có yếu tố catalyst
3. Lọc cổ phiếu mạnh trên cơ sở Comparative Relative Strength.
Đây là bước lọc sơ bộ. Nếu kết quả ra nhiều mã quá thì lọc thêm 1 số tiêu chí tùy biến (cái này tùy theo từng người) như vốn hóa, khối lượng giao dịch bình quân .v.v.

Khi đã có list cổ phiếu lọc sơ bộ rồi thì đến công đoạn rất đau khổ cuộc đời, đó là soi kỹ từng centimeter các yếu tố cơ bản cho từng mã. Khẩu quyết của bước này là Thà giết lầm hơn bỏ sót. Thằng nào nghi ngờ hoặc có yếu tố nào kém là next ngay. Vì suy cho cùng thì thiếu gì đàn ông tốt, tại sao chị em lại cứ phải dính vào mấy ông nghiện hoặc có biểu hiện nghiện (trading :D)?

Hoàn tất 2 bước này thì bác đã có trong tay 1 cái watchlist với các ứng viên Olympic về mặt FA rồi.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mua sẽ thắng. Chúng ta bước qua giai đoạn TA. Trước hết là xem từng mã và TT đang nằm ở giai đoạn nào? Cái này anh em đọc anh Mark sẽ thấy nói rất kỹ. Có sự trùng hợp với pp Wyckoff ở chỗ này.

Xác định giai đoạn xong thì công đoạn cực kỳ khó khăn đối với nhiều anh em, đó là công đoạn KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Kiên nhẫn chờ đến giai đoạn Tích lũy. Cái này thì tôi thấy có người gọi là Accumulation, có người gọi là Consolidation. Thôi thì gọi sao cũng được. Tôi gọi là tích lũy cho dễ hiểu.

Đến giai đoạn tích lũy này thì chia làm 2 phái, phái bảo thủ và phái cấp tiến. Phái bảo thủ thì sẽ cố thủ, không làm gì cả, chờ cho đến khi cổ phiếu tăng giá và bật lên khỏi vùng tích lũy mới ra tay. Phái cấp tiến thì quan sát theo pp Wyckoff, và xây dần vị thế khi bước vào phase C, D và E.

Sơ bộ là như thế bác ạ. Tôi mỏi tay quá :D

vậy phương pháp của bác @Cybertron là dùng FA để lọc cổ phiếu và dùng TA để chọn thời điểm mua đúng không bác. Em có một thắc mắc là tại sao các trader hay nhà đầu tư nổi tiếng đều chỉ theo thuần FA hoặc theo thuần TA, thậm chí còn có thành kiến về trường phái đối lập. Liệu mình chỉ cần theo phương pháp Wickoff mà bỏ qua bước loc cp theo FA ban đầu thì có kết quả tốt hơn không. Bác @Cybertron nghĩ sao ạ
 
mỗi người mỗi quan niệm thôi. ai cũng có phương pháp riêng mình . người giỏi cổ phiếu , người giỏi fx , giỏi vàng ,có lợi nhuận trên market là hay rồi.
 
vậy phương pháp của bác @Cybertron là dùng FA để lọc cổ phiếu và dùng TA để chọn thời điểm mua đúng không bác. Em có một thắc mắc là tại sao các trader hay nhà đầu tư nổi tiếng đều chỉ theo thuần FA hoặc theo thuần TA, thậm chí còn có thành kiến về trường phái đối lập. Liệu mình chỉ cần theo phương pháp Wickoff mà bỏ qua bước loc cp theo FA ban đầu thì có kết quả tốt hơn không. Bác @Cybertron nghĩ sao ạ
Tôi có một số góp ý cho bạn nhé: Bạn cần phải phân biệt đâu là " Đầu tư " và đâu là " Đầu cơ", rất nhiều người còn không hiểu điều này. Dễ hiểu nhất " Đầu tư " là bạn tìm những tài sản có giá trị thực chất, có thể tạo lợi nhuận khi nắm giữ nó và giữ trong một thời gian dài. Warrent Buffet là nhà đầu tư, không phải đầu cơ. Ông dùng FA để xác định các cổ phiếu tốt phù hợp tiêu chí bản thân, chờ thời điểm được bán với giá rẻ để mua vào, nắm giữ cả chục năm mà không quan tâm nhiều biến động ngắn hạn, và ông có thể kiếm tiền bằng hưởng cổ tức mà không cần bán, cho nên có thể nói ông thuần FA cũng đúng. Còn đầu cơ tức là bạn giao dịch trong ngắn hạn, mục đích chính là chênh giữa giá giữa mua bán cho nên FA lại không có tác dụng, mà cần dùng TA để phân tích, tìm ra thời điểm mua bán hợp lý, điển hình là đa số trade phái sinh, CDF... Vậy nên mỗi người phải xác định mình là " đầu tư " hay " đầu cơ " để có phương pháp phù hợp.
Lấy ví dụ TTCK VN, Trong thị trường ck cơ sở không cho phép bán khống, dùng FA để chọn lọc cổ phiếu phù hợp tiêu chí, định giá trị cổ phiếu, sau đó dùng TA để xác định thời điểm mua vào hợp lý. Bạn dùng FA xác định cổ phiếu X có giá 100.000 nhưng hiện tại nó đang bán giá 200.000 thì mua vào lại chả lỗ, cho nên mới cần dùng TA để xác định thời điểm giá hợp lý để mua. Trong thị trường ck phái sinh thì lại là hoàn toàn kênh đầu cơ, chỉ số VN30 không có gì định giá nên FA vô tác dụng, mà phải dùng TA xác định thời điểm mua, bán ngắn hạn, ăn chênh lệnh chỉ số.

Một mảnh đất bạn mua, xong xây phòng trọ cho thuê thì được gọi là đầu tư, nhưng cùng mảnh đất đó bạn mua đi, bán lại ăn chênh lệch giá thì gọi là đầu cơ. đầu tư ít bị ảnh hưởng tâm lý, còn đầu cơ thì tâm lý đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở những thị trường biến động mạnh như vàng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 47 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 483 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 241 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,523 Xem / 506 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,671 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 643 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 256 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên