Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Nêm và Đỉnh/Đáy tròn (bài 6)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Nêm và Đỉnh/Đáy tròn (bài 6)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 7): Mô hình Nêm và Đỉnh/Đáy tròn (bài 6)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,413
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.
----

Hello anh em,

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về Mô hình Nêm và Đỉnh/Đáy tròn, cùng những thống kê để sử dụng chúng tốt hơn!

Lưu ý:
Từ hôm nay, mỗi bài chúng ta sẽ bàn 2 mô hình thôi anh em nhé!

Mô hình Nêm


upload_2022-10-4_19-4-50.png

  • Mô hình Nêm là 1 mô hình Tam giác với 2 đường xu hướng đều dốc về cùng một phía.
  • Mô hình Nêm dốc lên có 2 đường xu hướng dốc lên trên, với đường nằm dưới có độ dốc lớn hơn đường biên trên, như hình minh hoạ phía trên. Nêm dốc xuống có hai đường xu hướng dốc xuống dưới, với đường biên trên dốc hơn đường biên dưới. Các đường biên sẽ cắt nhau trong tương lai, giống như 1 Mô hình Tam giác chuẩn.
  • Trong Mô hình Nêm dốc lên, khi đường xu hướng phía trên có độ dốc bé hơn đường xu hướng phía dưới, nó cho thấy sự thiếu hứng thú của phe Mua tại các đợt tăng, và từ đó thường dẫn theo các hành vi đảo chiều theo hướng ngược lại. Tương tự với Mô hình Nêm dốc xuống
  • Thật vậy, các số liệu thống kê cho thấy, hầu hết các mô hình nêm dốc xuống phá vỡ lên (xác suất 92%); và hầu hết các Nêm dốc lên phá vỡ xuống (xác suất 69%) (Theo Bulkowski, 2010).
  • Nêm là một trong số ít các mô hình tích luỹ chống lại xu hướng đang thịnh hành.
  • Trước tiên, chúng ta hãy xem xét các mô hình Nêm dốc lên.
    • Nêm dốc lên xuất hiện trong một xu hướng giá giảm kéo dài hoặc sau khi xu hướng tăng tạo đỉnh.
    • Khi nó xuất hiện trong một xu hướng giảm, nó là những đợt phục hồi yếu ớt chống lại xu hướng chính. Khi đó, nó thường phá vỡ xuống và tiếp tục xu hướng giảm.
    • Khi nó xuất hiện trong 1 xu hướng tăng, đó thường là sau khi giá tăng nhanh và đà tăng chững lại. Tại những thời điểm này, đường xu hướng bên dưới có độ dốc lớn, phù hợp với xu hướng chính của giá, trong khi đường xu hướng bên trên có độ dốc thấp hơn cho thấy phe mua đã kiệt sức.
    • Sau khi xu hướng đã cạn kiệt và giá không thể test lại đỉnh cao nhất, giá phá vỡ xuống và chính thức xác nhận Mô hình Nêm. Sau khi phá vỡ xuống, giá thường giảm dài hạn; do đó, Nêm là một mô hình đảo chiều, mặc dù đôi khi nó không xuất hiện ở đỉnh cao nhất.
    • Bulkowski yêu cầu giá phải chạm vào 2 đường xu hướng ít nhất 5 lần để mô hình đủ điều kiện là một hình Nêm (3 điểm trên một đường xu hướng và 2 điểm trên đường còn lại). Nếu ít hơn 5 điểm chạm, chúng ta sẽ bỏ qua mô hình này.
    • Khối lượng giao dịch thường giảm trong quá trình hình thành Nêm (3/4 số mô hình). Hiệu suất sau phá vỡ đối với những Mô hình có khối lượng giảm bên trong Mô hình sẽ tốt hơn so với những Mô hình có khối lượng tăng.
    • Khối lượng tại điểm phá vỡ Mô hình không ảnh hưởng đến hiệu suất sau phá vỡ.
    • Điều chỉnh tăng (throwback) và điều chỉnh giảm (pullback) có xác suất xuất hiện cao; và khi chúng xuất hiện, hiệu suất sau phá vỡ sẽ giảm.
    • Hiệu suất của Mô hình Nêm khá thấp so với tất cả các mô hình cổ điển khác (nằm ở 1/4 dưới cùng của bảng xếp hạng)
    • Các mô hình phá vỡ lên có xác suất thất bại (8% -11%) thấp hơn so với các mô hình phá vỡ xuống (15% –24%). Nêm phá vỡ xuống là ít đáng tin cậy nhất.
  • Các mô hình Nêm dốc xuống tương tự như Nêm dốc lên.

Mô hình Đỉnh tròn, đáy tròn (Hoặc cũng gọi là Mô hình “Đĩa”, “Bát” hoặc “Cốc”)


upload_2022-10-4_19-6-44.png


  • Mô hình đỉnh và đáy hình tròn được hình thành sau khi giá đảo chiều một cách chậm rãi, từ tốn khác với các đợt tăng/giảm đột biến và đảo chiều rõ rệt như các mô hình khác.
  • Trong mô hình đáy tròn, khối lượng thường giảm dần khi giá dần dần tiếp cận đáy và tăng lên khi giá dần tăng trở lại.
  • Đối với Mô hình đỉnh tròn, khối lượng có xu hướng giảm dần khi giá giảm tốc, tiệm cận đỉnh và tăng khi giá bắt đầu giảm.
  • Hành động giá tròn chỉ là mô tả theo hình dạng tổng quát, chứ không phải hoàn hảo như 1 hình tròn hoặc hình oval.
  • Một biến thể nổi tiếng của Mô hình Đỉnh/Đáy tròn là Mô hình “Cốc và Tay cầm”, được mô tả chi tiết bởi W. O'Neil (1988).
    • Đây là 1 mô hình có đáy tròn và khi tiệm cận mức đỉnh cũ, hành động giá sẽ tích luỹ hoặc điều chỉnh nhẹ trước khi bứt phá đi lên. Đôi khi sự phá vỡ không bao giờ xảy ra và giá tiếp tục giảm xuống các mức thấp mới.
    • Theo truyền thống, cốc và tay cầm được coi là một mô hình đảo chiều tạo đáy.
    • Tuy nhiên, Bulkowski đã phát hiện ra rằng, khi nó là một mô hình tiếp diễn, thì nó đáng tin cậy và có hiệu suất tốt hơn nhiều.
    • Mô hình này (Cốc và Tay cầm) chỉ đứng thứ 13 trong tổng số 23 mô hình biểu đồ cổ điển, bất chấp sự nổi tiếng của nó.
  • Mô hình Đáy tròn phổ biến hơn Mô hình Đỉnh tròn.
  • Chúng thường là các mô hình dài hạn, dễ dàng xác định hơn trên các khung tuần hoặc thậm chí khung tháng.
  • Chúng là các mô hình đảo chiều, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện giữa 1 xu hướng lớn.
  • Các Mô hình Đỉnh/Đáy tròn có thời gian hình thành ngắn, thường được gọi là Mô hình Con sò (scallops).
  • Mô hình Đáy tròn xếp hạng 5 trên 23 về hiệu suất và có tỷ lệ thất bại khá thấp - khoảng 5%.
  • Mô hình Đỉnh tròn có cùng thứ hạng xét theo hiệu suất, nhưng tỷ lệ thất bại cao hơn một chút - tầm 9% –12%.
  • Những mô hình Đỉnh/Đáy tròn thường rất khó phát hiện trên các khung thời gian ngắn, nhưng dễ xác định trên khung tuần hoặc tháng.
  • Mô hình Đỉnh/Đáy tròn khá khó để giao dịch khi các điểm phá vỡ không dễ để xác định, ngoại trừ Mô hình Cốc và Tay cầm.
  • Mô hình Đỉnh/Đáy tròn được hình thành chậm và thường không bùng phát dữ dội sau khi phá vỡ.


Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 731 Xem / 39 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 190 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,740 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,336 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên