Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Mô hình biên độ rộng và Mô hình biên độ hẹp (Bài 9)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Mô hình biên độ rộng và Mô hình biên độ hẹp (Bài 9)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 8): Mô hình biên độ rộng và Mô hình biên độ hẹp (Bài 9)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,413
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Các Mô hình dựa trên mức độ biến động


Hầu hết các mô hình ngắn hạn đều dựa vào sự mở rộng của mức độ biến động. Ví dụ, các chiến lược giao dịch với inside bar dựa trên khái niệm rằng: các inside bar đại diện cho sự biến động thấp và khi giá phá vỡ, thì mức độ biến động sẽ mở rộng và chúng ta có thể giao dịch theo hướng phá vỡ. Sau đây là 1 số mô hình dựa trên mức độ biến động

Thanh biên độ rộng (Wide-range bar)


Thanh biên độ rộng là một thanh giá trong đó phạm vi (biên độ) của nó rộng hơn “đáng kể" so với các thanh giá bình thường. Các thanh giá này tương đối dài so với những thanh giá trước đó. Không có một tiêu chuẩn nào để xác định 1 thanh giá thế nào là rộng, nhưng tóm lại, chúng sẽ dài hơn so với những thanh khác (giống kiểu như nến marubozu vậy). Một thanh biên độ rộng sẽ đại diện cho sự gia tăng mức độ biến động. Biến động gia tăng có thể là dấu hiệu của một xu hướng mới, hoặc là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang tăng tốc. Ngoài ra thì thanh biên rộng cũng có thể cảnh báo về sự kết thúc của xu hướng, là một dấu hiệu cho thấy sự đảo ngược xu hướng sắp xảy ra, khi dòng tiền lớn bắt đầu chốt lời, tạo nên các thanh giá biến động mạnh. Các mô hình Thanh nhọn và đảo chiều hai thanh giá cũng là những mô hình chứa những thanh biên độ rộng. Tuy nhiên, không phải tất cả các thanh biên độ rộng đều có ý nghĩa. Việc xem xét xu hướng, các khu vực hỗ trợkháng cự, các mô hình và vị trí của thanh giá cũng khá quan trọng.

Larry Connors (1998) đưa ra một cách giao dịch với thanh biên độ rộng. Trước tiên, Connors sẽ tìm kiếm một thanh có biên độ rộng trong đó cổ phiếu trải qua 1 đợt giảm mạnh. Vào những ngày tiếp theo, nếu giá mở cửa tạo khoảng trống giảm, chúng ta sẽ đặt 1 lệnh chờ mua (buy stop) tại giá đóng cửa của ngày đầu tiên với một điểm dừng lỗ đặt ở đáy thấp nhất của ngày đầu tiên đó. Chúng ta sẽ chốt lời tại thời điểm kết phiên, hoặc nếu giá đóng cửa nằm trong khoảng 10% đến 15% so với mức đỉnh của biên độ giá ngày đầu tiên, hãy bán vào ngày tiếp theo, tại giá mở cửa.

P/s: Đây là cách giao dịch với ý tưởng như sau: 1 khoảng trống giá kiệt sức kết hợp với 1 sự gia tăng trong biên độ giá sẽ là dấu hiệu cho thấy xu hướng đảo chiều ngược lại. Cách giao dịch với lệnh bán cũng được áp dụng tương tự.

Thanh biên độ hẹp (Narrow-range bar)


Các thanh có biên độ rộng cho thấy mức độ biến động cao; trong khi các thanh có biên độ hẹp cho thấy mức độ biến động thấp (xem hình minh hoạ bên dưới). Việc xác định các thanh có phạm vi hẹp rất hữu ích vì mức độ biến động thấp cuối cùng sẽ chuyển sang mức độ biến động cao.

upload_2022-11-15_19-50-41.png


Toby Crabel đã nêu lên một phương pháp xác định và tận dụng thanh biên độ hẹp. Ông xác định xem ngày hiện tại có biên độ giá hẹp hơn những ngày trước đó hay không và nếu có thì trong vòng bao nhiêu ngày qua. Ví dụ: nếu ngày hiện tại có biên độ hẹp hơn so với ba ngày trước, thì ngày đó được gọi là ngày NR4 (bao gồm ngày hiện tại và ba ngày trước); nói cách khác, ngày hiện tại có biên độ giao dịch hẹp nhất trong bốn ngày. Các mô hình phổ biến mà hẳn là chúng ta đã từng nghe nhắc đến là NR4 và NR7. Nếu chúng ta thấy 1 mô hình NR4 hoặc NR7 xuất hiện, chúng ta đặt 2 lệnh buy stop và sell stop ở hai đầu của thanh giá hẹp và chờ cho lệnh được khớp vào ngày hôm sau, lệnh dừng lỗ sẽ được đặt theo chiều hướng ngược lại (ví dụ với lệnh buy stop, dừng lỗ cho lệnh này sẽ trùng với vị trí đặt lệnh sell stop).

Linda Bradford Raschke (www.lbrgroup.com) là một trong những nhà giao dịch rất tích cực sử dụng các mô hình có độ biến động thấp. Bà đã thêm 1 ràng buộc khác vào phương pháp của Crabel. Bà tính toán lịch sử biến động của giá tài sản trong vòng 6 ngày và 100 ngày. Nếu mức độ biến động của 6 ngày gần nhất thấp hơn 50% so với 100 ngày trước, thì các mô hình NR4, hoặc NR7 nếu xuất hiện, sẽ được giao dịch. Còn những mô hình không thỏa với điều kiện, sẽ nên được bỏ qua!


Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!

Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 674 Xem / 34 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 143 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,738 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,328 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên