Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 14): Bộ dao động McClellan

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 14): Bộ dao động McClellan

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi III - Chương 14): Bộ dao động McClellan

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của traderviet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được traderviet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Chênh lệch độ rộng


Chênh lệch độ rộng được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu tăng trừ đi số giảm, với kết quả là một số tuyệt đối. Tuy nhiên, có 1 vấn đề đối với chênh lệch độ rộng là số lượng cổ phiếu niêm yết tăng mạnh theo thời gian. Ví dụ, trong khoảng thời gian 40 năm từ 1960 đến 2000, số lượng cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York đã tăng gấp đôi từ 1.528 lên 3.083. Đến năm 2015, con số này đã tăng lên 3.287. Việc có nhiều cổ phiếu niêm yết hơn có nghĩa là mức chênh lệch giữa số cổ phiếu tăng và giảm đôi lúc sẽ trở nên quá lớn. Do đó, bất kỳ chỉ báo nào dùng để đo lường mức độ chênh lệch đều phải được điều chỉnh các tham số theo định kỳ để phù hợp (bằng cách sử dụng các đường trung bình của chúng hoặc tính toán một cách gián tiếp). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số chỉ báo đo lường chênh lệch độ rộng:

Bộ Dao động McClellan


Năm 1969, Sherman và Marian McClellan đã phát triển Bộ dao động Mcclellan (McClellan Oscillator). Bộ dao động này là chênh lệch giữa hai đường trung bình động hàm mũ của các cổ phiếu tăng trừ đi các cổ phiếu giảm.

McClellan Oscillator = (EMA 19 của số cổ phiếu tăng trừ số cổ phiếu giảm) - (EMA 39 của số cổ phiếu tăng trừ số cổ phiếu giảm)

McClellan-Oscillator.png


Các ngưỡng cực trị của chỉ báo này là +100 hoặc +150 và -100 hoặc -150. Khi chỉ báo rơi vào các vùng này, thị trường đang rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán.

Cách sử dụng bộ dao động này cũng khá đơn giản, giống với các chỉ báo dao động khác, chúng ta có 3 cách dùng chính:

Đầu tiên, đó là chúng ta mua/bán khi chỉ báo thoát khỏi vùng quá mua/quá bán này hoặc khi chỉ báo vượt qua đường zero (0). Mặc dù vậy, một bài test được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1995 đến tháng 5 năm 2015 cho thấy việc mua/bán khi giá vượt các mức 0 này là không hiệu quả. Thử nghiệm với các tín hiệu vượt qua các mức +100 và -100 cũng không khả quan.

Tuy nhiên, sự phân kỳ ở đỉnh và đáy thị trường là thông tin hữu ích và đây là cách dùng thứ 2. Khi Bộ dao động McClellan rơi vào vùng quá mua lần đầu tiên, nó báo hiệu rằng thị trường đang có đà tăng mạnh khi phần lớn cổ phiếu được niêm yết trên thị trường đều đang tăng. Sau đó, nếu thị trường vẫn đang tiếp tục tăng nhưng động lượng của chỉ báo bề rộng giảm sút và một đỉnh thấp hơn trong bộ dao động hình thành, nó cho thấy số lượng cổ phiếu tăng đã bắt đầu giảm, và cảnh báo về 1 đợt thoái lui của thị trường. Điều ngược lại cũng xảy ra tại đáy thị trường và chúng ta có thể dựa vào những tín hiệu phân kỳ này để giao dịch.

Cách cuối cùng, chúng ta có thể vẽ các đường xu hướng giữa các đỉnh/đáy của chỉ báo và ra quyết định giao dịch khi những đường xu hướng này bị xuyên thủng. Các tín hiệu nãy cũng tuyệt vời tương tự như sự xuyên thủng của đường xu hướng giá.

Bộ dao động McClellan được điều chỉnh theo tỷ lệ



Bởi vì việc sử dụng số cổ phiếu tăng trừ số cổ phiếu giảm có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu được niêm yết thêm, nên McClellan đã nghĩ ra một tỷ lệ điều chỉnh để thay thế cách tính cũ.

Tỷ lệ điều chỉnh = [(Số cổ phiếu tăng + Số cổ phiếu giảm)/(Số cổ phiếu tăng - số cổ phiếu giảm)] * 1.000

Tỷ lệ điều chỉnh được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu tăng cộng số cổ phiếu giảm chia cho số cổ phiếu tăng trừ đi số cổ phiếu giảm. Sau đó, đem con số tính toán được nhân với 1.000 để ra được con số dễ đọc hơn. Sau khi có được tỷ lệ điều chỉnh, chúng ta áp dụng cách làm tương tự như trong phiên bản trước của bộ dao động để tính ra Bộ dao động McClellan được điều chỉnh theo tỷ lệ.

Bộ dao động McClellan được điều chỉnh theo tỷ lệ = ( EMA 19 của tỷ lệ điều chỉnh) - ( EMA 39 của tỷ lệ điều chỉnh)

Screen Shot 2023-04-27 at 15.55.19.png


Trong một nghiên cứu về tính hữu ích của bộ dao động này, chúng tôi đã tối ưu hóa các điểm quá mua quá bán và nhận thấy rằng +4/+2 là mức tốt nhất. Chiến lược này tạo ra mức lợi nhuận 404,4% trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1995 đến tháng 5 năm 2015 với tỷ lệ hoàn vốn hàng năm là 8,17% (lợi nhuận được tạo ra từ chiến lược mua và nắm giữ là 262,9% trong cùng khoảng thời gian). Hình bên trên minh họa đường cong vốn của chiến lược sử dụng bộ dao động này.

----

Bài học phía trên được biên tập lại bởi traderviet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 246 Xem / 1 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,727 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,066 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,869 Xem / 1,108 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên